Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu ảnh hưởng của prostaglandin và daidzein đến khả năng sinh trưởng của tế bào hạt ở tầng trước trong chu kỳ phát triển của tế bào trứng gà
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Sinh học
Chủ nhiệm(*) Từ Quang Tân
Ngày bắt đầu 01/2014
Ngày kết thúc 12/2015

Tổng quan

 

1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

 

Buồng trứng gia cầm nói chung và gà nói riêng được chia làm hai tầng (tầng trước và tầng sau), tầng trước có 4 loại nang trứng, với các kích thước khác nhau được sắp xếp theo hệ thống phân cấp từ nhỏ đến lớn. Trong đó tế bào trứng màu vàng nhỏ (small yellow follicle, SYF) đóng vai trò cực kỳ quan trọng, hàng ngày cơ thể gà lựa chọn một nang trứng tốt nhất từ tế bào trứng SYF phát triển lên tầng sau nhằm điều khiển quá trình phát triển của tế bào trứng và rụng trứng, các tế bào trứng còn lại sẽ bị thoái hóa và để lại các vết sẹo trên buồng trứng [9]. Trong quá trình phá triển của tế bào trứng ở gà mái thì vai trò của các hocmon sinh sản prostaglandin (PG) đóng vai trò quan trọng, thông qua tế bào hạt để điều khiển quá trình phân chia tế bào và thúc đẩy sự phát triển của tế bào trứng. Các PG được tổng hợp để dùng ngay tại mô, ở nồng độ rất thấp chỉ khoảng vài nanogam/gam mô. Chúng có mặt ở khắp nơi trong cơ thể, phạm vi tác dụng sinh lý rất rộng lớn nên còn được gọi là hormon tổ chức [3]. Ở gà mái, PG còn có tác dụng kích thích quá trình rụng trứng và co bóp ống dẫn trứng trong cơ thể gà [9, 1], và trong ống nghiệm [8]. Trong giai đoạn đẻ trứng, nồng độ PG trong huyết tương tĩnh mạch buồng trứng cao gấp 5-20 lần so với huyết tương ngoại vi [7]. Để hạn chế quá trình thoái hóa tế bào trứng SYF nhằm kéo dài thời gian đẻ ở gà, người ta phải biết được nồng độ tối thiểu để điều khiển quá trình rụng trứng diễn ra bình thường và kéo dài tuổi đẻ. Tiến hành nghiên cứu tác động của PG đến  sự phát triển của màng tế bào và tế bào hạt của tế bào SYF có ý nghĩa quan trọng.

Ở loài chim, estrogen có vai trò rất quan trọng tạo nên sự phân hóa giới tính, hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp và tuyến noãn hoàng. Phytoestrogen có thể liên kết với thụ thể estrogen để tạo ra hiệu ứng giống như estrogen ở người, động vật và nuôi cấy tế bào [4]. Daidzein thuộc nhóm phytoestrogen được tìm thấy trong thực vật như đậu nành, cỏ ba lá, cỏ poa; các nghiên cứu cho thấy daidzein có thể mang lại lợi ích như: điều chỉnh nồng độ của estrogen nội sinh bằng cách liên kết hoặc bất hoạt một số enzyme, và có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của hormone giới tính bằng cách liên kết hoặc kích thích sự tổng hợp globulin ràng buộc hormone giới [6]. Cho gà ăn thức ăn có hàm lượng daizein đã làm tăng tỷ lệ đẻ lên đáng kể [4]. Sự tăng trưởng và phát triển của nang trứng trải qua một loạt các sinh hóa phức tạp và sinh lý thay đổi, trong đó bao gồm biểu hiện thụ thể gonadotropin, sinh tổng hợp steroid , tăng sinh tế bào và phân hóa tế bào. Trong số những thay đổi này, sự biểu hiện của thụ thể gonadotropin đóng rất vai trò quan trọng trong việc kích thích phát triển nang trứng [10]. Các nghiên cứu cho thấy rằng daidzein kích thích tăng sinh tế bào mầm trong phôi gà qua hành động estrogen và chất chống oxy hóa[4, 5].

[1].Hertelendy F., H. V. Biellier and H. Todd. 1975. Effect of the egg cycle and route of administration on prostaglandin-induced oviposition of hens and Japanese quail. J. Reprod. Fertil.44:579-582.

[2].Hong, T., T. Nakagawa, W. J. Pan, M. Y. Kim, W. L. Kraus, T.Ikehara , K. Yasui, H. Aihara, M. Takebe, M. Muramatsu, and T. Ito. 2004. Isoflavones stimulate estrogen receptor-mediatedcore histone acetylation. Biochem. Biophys. Res. Commun. 317:259–264.

[3].Kazuhito T, Yukihiko S, Atsushi I. Prostanoid receptor subtypes. Prostaglandins Other Lipid Mediat 2002; 68-69:535-56.

[4].Liu, H. Y., C. Q. Zhang, and W. D. Zeng. 2006. Estrogenic and antioxidant effects of a phytoestrogen daidzein on ovarian germ cells in embryonic chickens. Domest. Anim. Endocrinol. 31:258–268.

[5].Mi, Y. L., C. Q. Zhang, W. D. Zeng, J. X. Liu, and H. Y. Liu. 2007. The isoflavonoid daidzein attenuates the oxidative damage induced by polychlorinated biphenyls on cultured chicken testicular cells. Poult. Sci. 86:2008–2012.

[6].Payne, R. L., T. D. Bidner, L. L. Southern, and K. W. McMillin. 2001. Dietary effects of soy isoflavones on growth and carcass traits of commercial broilers. Poult. Sci. 80:1201–1207.

[7]. Saito N., K. Sato and K. Shimada. 1987. Prostaglandin levels in peripheral and follicular plasma, the isolated theca and granulosa layers of pre- and postovulatory follicles, and the myometrium and mucosa of the shell gland (uterus) during a midsequence-oviposition cycle of the hen (Gallus domesticus). Biol. Reprod. 36:89-96.

[8]. Wechsung E., and A. Houvenaghel. 1976. A possible role of prostaglandins in the regulation of ovum transport and oviposition in the domestic hen. Prostaglandins 12:599-608.

[9]. Woods DC, Johnson AL. Regulation of follicle-stimulating hormone-receptor messenger RNA in hen granulosa cells relative to follicle selection. Biol Reprod, 2005, 72: 643–650.

[10]. Zhang, C. Q., K. Shimada, N. Saito, and N. Kansaku. 1997.Expression of messenger ribonucleic acids of luteinizing hormone and follicle-stimulating hormone receptors in granulosa and theca layers of chicken preovulatory follicles. Gen. Comp. Endocrinol. 105:402–409.

2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

Thông tin về nghên cứu ảnh hưởng của PG và Daidzein đến khả năng sinh sản động vật trong nước còn tương đối khan hiếm.

Tính cấp thiết

Hệ thống nội tiết ở động vật nói chung và gia cầm nói riêng là một hệ thống phức tạp, có chức năng chính là sản xuất ra các loại hocmon nhằm điều tiết quá trình sinh trưởng, sinh sản…. Các cơ quan nội tiết cung cấp một lượng hocmon đã được đong đếm kỹ lưỡng trước khi được đưa vào hệ thống tuần hoàn, theo máu đi đến những bộ phận khác nhau của cơ thể  nhằm kiểm soát và điều tiết các chức năng. Một số hocmon còn có thể do một số bộ phận khác (không phải tuyến), như dạ dày, ruột, hoặc các tế  bào thần kinh tiết ra, và chúng chỉ được hoạt động ở nơi chúng được tiết ra.

Một trong các loại hocmon có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh sản của gia cầm phải kể đến hocmon prostaglandin (PG). PG là các acid béo không bão hòa ở các mô, được sinh tổng hợp ngay tại màng tế bào từ phospholipid, các PG được tổng hợp để dùng ngay tại mô, nồng độ rất thấp chỉ khoảng vài nanogam/gam mô. Trong quá trình phá triển của tế bào trứng ở gà mái thì vai trò của các hocmon sinh sản PG đóng vai trò quan trọng, thông qua tế bào hạt để điều khiển quá trình phân chia tế bào và thúc đẩy sự phát triển của tế bào trứng. Đặc biệt, hocmon PG thông qua lớp tế bào hạt và màng tế bào trứng làm giảm quá trình thoái hóa tế bào trứng ở tầng trước và kéo dài thời gian đẻ.

Bên cạnh đó, hợp chất có nguồn gốc thực vật (Isoflavones) ngày càng được sử dụng rộng rãi, các nghiên cứu cho thấy dạng thực phẩm này có tác dụng rất tốt đối với người. Daidzein thuộc nhóm phytoestrogen được tìm thấy trong thực vật như bộ đậu, cỏ ba lá, cỏ poa; các nghiên cứu cho thấy daidzein có thể mang lại lợi ích như: điều chỉnh nồng độ của estrogen nội sinh bằng cách liên kết hoặc bất hoạt một số enzyme, và có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của hormone giới tính bằng cách liên kết hoặc kích thích sự tổng hợp globulin ràng buộc hormone giới. Ngoài ra, daidzein ảnh hưởng đến bài tiết hormone estrogen, sự trao đổi chất, hoạt động sinh học và tổng hợp protein. Tuy nhiên, nghiên cứu ảnh hưởng của daidzein trên khả năng sinh sản động vật trong nước là tương đối khan hiếm.

Mục tiêu

Xác định được nồng độ tối ưu của PG và DAI trong điều khiển khả năng sinh trưởng và hạn chế quá trình thoái hóa tế bào trứng ở tầng trước trong chu kỳ phát triển của tế bào trứng gà.

Nội dung

- Ảnh hưởng của PG và DAI đến khả năng sinh trưởng của tế bào hạt. (Tiến hành nuôi cấy tế bào hạt ở của tế bào trứng SYF ở các nồng độ khác nhau).

- Khả năng kết hợp của PG và DAI với các hocmon điều khiển khả năng sinh trưởng của tế bào hạt.

- Chỉ số miễn dịch học PCNA- Ảnh hưởng của PG và DAI đến khả năng sinh trưởng của màng tế bào trứng.

- Ảnh hưởng của PG và DAI đến khả năng sinh trưởng của lớp tế bào hạt. Tiến hành nuôi cấy tầng trước bào trứng (tế bào trứng màu trắng nhỏ (SWF), tế bào trứng màu trắng lớn (LWF),  tế bào trứng màu vàng nhỏ (SYF), tế bào trứng màu trắng nhỏ (SYF).

+ Sau khi nuôi cấy xong, lấy toàn bộ tế bào trứng cố dịnh bằng focmol 4% sau 24h, tiến hành làm cạn nước, bao trong dung dịch parafin ( bằng phương pháp khô), tiến hành cắt lát và nhuộm tổ chức học bằng phương pháp HE, quan sát hình thái, tính mật độ tế bào hạt/mm2 và độ dày màng tế bào dưới kính hiển vi chuyên dụng.

Tải file Nghiên cứu ảnh hưởng của prostaglandin và daidzein đến khả năng sinh trưởng của tế bào hạt ở tầng trước trong chu kỳ phát triển của tế bào trứng gà tại đây

PP nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện trên máy mọc hiện đại và phương pháp thông dụng trên thế giới đang sử dụng.

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia
1 Vũ Trọng Lượng
2 Nguyễn Hữu Quân
3 Chu Thị Hồng Huyền
4 Phùng Thị Thanh Tú

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*