Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Thái Nguyên – Thực trạng và giải pháp |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Đại học sư phạm |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Giáo dục học - Tâm lý học |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn Văn Tuyên |
Ngày bắt đầu | 01/2015 |
Ngày kết thúc | 12/2016 |
Tổng quan
Tính cấp thiết
“Đức” và “Tài” là hai yếu tố cấu thành nên nhân cách con người – sản phẩm của quá trình giáo dục, trong đó có giáo dục chuyên nghiệp. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng hỏng”. Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên” kế tục sự nghiệp cách mạng là việc làm quan trọng và cần thiết. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và toàn ngành giáo dục đang quyết tâm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13/6/2013, khi đánh giá khách quan những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn chế của giáo dục Việt Nam, đã chỉ ra “…những biểu hiện lệch lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên”, trên cơ sở đó nêu lên mục tiêu tổng quát là phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh sinh viên, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, đào tạo nước nhà, Đại học Thái Nguyên luôn coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức, góp phần quan trọng vào việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội trên cả nước nói chung, các tỉnh phía Bắc nói riêng. Tuy nhiên, công tác giáo dục đạo đức chưa thực sự hiệu quả. Qua thực tế cho thấy, phần lớn sinh viên Đại học Thái Nguyên có ý thức “rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp”, song bên cạnh đó vẫn còn không ít sinh viên thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, có biểu hiện suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, một số giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống có nguy cơ ngày càng mai một...Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu để nhận diện một cách đầy đủ, chính xác và khách quan thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, đồng thời tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu
- Nghiên cứu làm rõ thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Thái Nguyên.
- Tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung
Chương 1: Thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Thái Nguyên - Qua khảo sát một số trường đại học, cao đẳng.
Chương 2: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
PP nghiên cứu
Hiệu quả KTXH
- Giáo dục, đào tạo: Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn Đạo đức học và các môn khoa học liên ngành khác trong các trường đại học, cao đẳng thuộc Đại học Thái Nguyên.
- Kinh tế, xã hội:
- An ninh, quốc phòng:
ĐV sử dụng
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)