Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Phát triển một số kỹ thuật phát hiện va chạm trên cơ sở vật lý về động lực học chất rắn (ODE) ứng dụng cac kỹ thuật hình bao(theo trục, theo hướng) trong công nghệ mô phỏng.
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Khối cơ quan Đại học Thái Nguyên
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Tin học
Chủ nhiệm(*) Nông Minh Ngọc
Ngày bắt đầu 01/2011
Ngày kết thúc 12/2012

Tổng quan

Phát triển một số kỹ thuật phát hiện va chạm trên cơ sở vật lý về động lực học chất rắn (ODE) ứng dụng cac kỹ thuật hình bao(theo trục, theo hướng) trong công nghệ mô phỏng.

Tính cấp thiết

Nghiên cứu và phát triển công nghệ mô phỏng (công nghệ thực tại ảo) vẫn là hướng đi mới mẻ, hứa hẹn mang lại nhiều kết quả và sản phẩm ứng dụng cho các ngành khoa học kỹ thuật và đời sống xã hội.

Đề tài “Phát triển một số kỹ thuật phát hiện va chạm trên cơ sở vật lý về động lực học chất rắn (ODE) ứng dụng cac kỹ thuật hình bao(theo trục, theo hướng) trong công nghệ mô phỏng” sẽ tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề về phát hiện và xử lý hậu va chạm trong các hệ thống thực tại ảo. Trong đó, tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chính là:

 - Nghiên cứu về các thuật phát hiện, tính toán và xử lý va chạm theo khía cạnh động lực học.

 - Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu được; kết hợp với việc ghép nối hệ thống điều khiển thiết bị mô phỏng bên ngoài, xây dựng các mô hình ứng dụng thực tế nhằm kiểm chứng các kết quả tính toán được cũng như lựa chọn phương pháp điều khiển thiết bị mô phỏng phù hợp.

Mục tiêu

Mục tiêu của đề tài là tập trung nghiên cứu các vấn đề về tính toán và xử lý các va chạm theo phương pháp động học trên cơ sở mô hình hóa các đối tượng trong hệ thống thực tại ảo, các phương pháp mô phỏng và xử lý biến dạng của các đối tượng hậu va chạm.

Nội dung

Trên cơ sở các nội dung đã nghiên cứu, đề tài thực hiện xây dựng một ứng dụng thực tế bao gồm:

  1. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong việc mô phỏng tình huống các phương tiện giao thông như: dựng lại hiện trường các vụ tai nạn giao thông, mô phỏng các biến dạng của các đối tượng khi xảy ra va chạm.
  2. Ứng dụng kỹ thuật mô phỏng và các phương pháp nghiên cứu của đề tài trong việc mô phỏng phản xạ ngược của các đối tượng khi có va chạm xảy ra.
  3. Ghép nối thiết bị mô phỏng bên ngoài, lựa chọn được phương pháp điều khiển tối ưu nhất cho hệ thống mô phỏng đề ra.

Tải file Phát triển một số kỹ thuật phát hiện va chạm trên cơ sở vật lý về động lực học chất rắn (ODE) ứng dụng cac kỹ thuật hình bao(theo trục, theo hướng) trong công nghệ mô phỏng. tại đây

PP nghiên cứu

Lý thuyết kết hợp với thực nghiệm

Hiệu quả KTXH

1. Kết quả dự kiến

- Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài được công bố tại một số hội thảo, tạp chí chuyên ngành.

2. Sản phẩm dự kiến:

a.  Sản phẩm khoa học

  • Số bài báo khoa học cấp quốc tế:                    01 bài
  • Số bài báo khoa học cấp quốc gia:                  02 bài

b.  Sản phẩm đào tạo

  • Số lượng đề tài SV NCKH:                                01 SV

c. Sản phẩm ứng dụng:

  • Phần mềm mô phỏng ứng dụng trong một số lĩnh vực xã hội như an toàn giao thông, giảng day.

ĐV sử dụng

Các đơn vị đào tạo về CNTT

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*  

Các Đề tài - Dự án khác của Nông Minh Ngọc