Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng của người dân tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn lực rừng
Cơ quan chủ trì Khối cơ quan Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Khối cơ quan Đại học Thái Nguyên
Loại đề tài Đề tài cấp cơ sở
Lĩnh vực nghiên cứu Kinh tế học
Chủ nhiệm(*) Phương Hữu Khiêm
Ngày bắt đầu 01/2010
Ngày kết thúc 12/2010

Tổng quan

Tính cấp thiết

Với trên 70% tổng diện tích tự nhiên và là nơi cư trú của ít nhất 1/3 dân số toàn quốc giá, vùng rừng núi Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước, nơi đã và đang thuộc diện quan tâm của chính phủ Việt Nam (Chu Hữu Quý, 2005; Rambo, 2005). Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với nguồn lợi và sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên trong đó chủ yếu là tài nguyên rừng và đất rừng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của khu vực miền núi phía Bắc tăng từ 2440,6 triệu đồng đến 2687,6 triệu đồng trong giai đoạn từ 2005 đến 2009.

            Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc, có diện tích vùng núi là 315.949,72 ha, chiếm 90,73%; diện tích vùng trung du là 38.160,28 ha, chiếm 9,27%. Vùng miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất nông nghiệp rất ít, diện tích đất lâm nghiệp (có rừng và chưa có rừng) chiếm tỉ lệ rất cao (trên 70%). Rừng và đất rừng hiện tại vẫn đóng một vai trò thiết yếu trong đời sống của người dân miền núi Thái Nguyên (đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số). Chức năng của rừng thể hiện qua các mặt: Cung cấp thức ăn thông qua các sản phẩm động thực vật như thú rừng, cá suối, mật ong, rau quả,…; Cung cấp các nguyên vật liệu cho sản xuất như lá cọ, mây, tr, gỗ; Là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh và bổ dưỡng sức khỏe; Nhiều sản phẩm rừng như mây, tre, lá nón, thú rừng, mật ong, cá, gỗ,…là nguồn thu nhập tiền mặt quan trọng cho người dân, đặc biệt là các hộ sản xuất nông lâm nghiệp.

Định Hóa là một huyện miền núi nằm về phía Tây-Bắc của tỉnh Thái Nguyên, với dân số năm 2009 là 86.200 người, tổng diện tích đất tự nhiên là 51.109 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 27.438 ha chiếm 53,68%, diện tích đất nông nghiệp chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện (21%). Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đã và đang là nguồn sống quan trọng của người dân trong huyện do bởi diện tích đất nông nghiệp hạn chế. Hiểu được thực trạng quản lý và khai thác rừng của người dân huyện Định Hóa và đánh giá được những đóng góp của rừng đến đời sống kinh tế của người dân trong huyện là cơ sở khoa học đối với việc phát triển các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp cho mục tiêu bảo tồn cũng như sinh kế của người dân. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng của người dân tại khu vực huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn lực rừng"

Mục tiêu

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý và khai thác rừng của người dân tại khu vực huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, mức độ đóng góp đến đời sống kinh tế của người dân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn lực rừng

Nội dung

-         Đánh giá thực trạng các phương thức quản lý rừng: Đặc điểm của các hình thức quản lý, điểm mạnh, điểm yếu của các hình thức và tác động của chúng đến sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng.

-         Đánh giá thực trạng khai thác nguồn lực rừng (đặc biệt là nguồn lực gỗ) phục vụ sinh kế của người dân cũng như tác động đến tính bền vững;

Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý rừng bền vững nâng cao khả năng đóng góp tới đời sống kinh tế của hộ.

Tải file Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng của người dân tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn lực rừng tại đây

PP nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận: Sử dụng PP đánh giá nhanh nông thôn PRA,

- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thông qua bảng hỏi điều tra.

- Phương pháp, đánh giá và sử lý thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp phân tích so sánh, Sử dụng mô hình SWOT phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, cản trở của các phương thức quản lý rừng hiện có tại khu vực huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, tác động của nó tới sinh kế người dân sống phụ thuộc vào rừng,

Phương pháp toán kinh tế:

Ta sử dụng hàm sản xuất Y = f (X1, X2 …, Xn) nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa Xi (i = 1…n) và biến phụ thuộc Y. Cụ thể tôi chọn hàm sản xuất Cobb-Douglas(CD) để phân tích. Hàm CD có dạng sau:

(*)

Trong đó:  Yi là biến phụ thuộc, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ở quan sát thứ i. Trong nghiên cứu này Y phản ánh thu nhập của mỗi hộ điều tra.

                        Xi  là các biến giải thích phản ánh những tác động tới biến phụ thuộc Yi. Nó có thể là chi phí sản xuất, trình độ văn hoá, kinh nghiệm của chủ hộ, lao động làm thuê, sản lượng gỗ khai thác, diện tích rừng được khai thác.. Để ước lượng mô hình phải chuyển về dạng tuyến tính bằng cách logarit cả hai vế của phương trình (*):

LnYi=LnA0 + åbiLnXi +åaiDi + ui

            Sau khi ước lượng được hệ số của các biến số trong mô hình. Ta sẽ giải thích được sự thay đổi tương đối và tuyệt đối của Y khi có sự thay đổi của các nhân tố tác động. Cụ thể ta tính được các chỉ tiêu:

 

            Hệ số này cho biết khi yếu tố Xi thay đổi 1% thì Y thay đổi E%.

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*