Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Thiết kế hệ thống đăng ký, gọi khám tự động cho các phòng khám. |
Cơ quan chủ trì | Khối cơ quan Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Khối cơ quan Đại học Thái Nguyên |
Loại đề tài | Đề tài cấp cơ sở |
Lĩnh vực nghiên cứu | Tin học |
Chủ nhiệm(*) | Nông Minh Ngọc |
Ngày bắt đầu | 01/2009 |
Ngày kết thúc | 12/2009 |
Tổng quan
Thiết kế hệ thống đăng ký, gọi khám tự động cho các phòng khám.
Tính cấp thiết
Hiện nay, hầu hết các bệnh viện hoặc các phòng khám tư đều có nhiều hơn một phòng khám để đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám bệnh của bệnh nhân, đồng thời cũng để giảm tải cho mỗi phòng. Tuy nhiên, việc quản lý và gọi bệnh nhân vào phòng khám theo phiếu khám còn thực hiện trên giấy tờ, đặt biệt là trong phạm vi tỉnh Thái nguyên, chưa có một đơn vị nào áp dụng các hệ thống xếp hàng tự động cho các bệnh nhân.
Quy trình việc đăng ký và khám thường như sau:
- Bệnh nhận đăng ký khám tại phòng tiếp đón, tại đó được hướng dẫn chọn phòng khám (khám Nội, Ngoại, Tai mũi họng…) và cấp số thứ tự tương ứng với phòng được chọn.
- Bệnh nhân xếp sổ khám kèm số thứ tự trước mỗi phòng và đợi ý tá gọi vào khám.
Cách làm này có những nhược điểm sau:
- Y tá thường đợi sau một khoảng thời gian mới ra thu sổ khám một lần, việc xếp sổ không được quản lý mà do bệnh nhận tự đặt, vì thế tạo sự không công bằng vì ai đặt sổ ở trên thì thường được gọi vào khám trước, trong khi các bệnh nhân đăng ký đầu tiên có thể bị “nhét” sổ xuống cuối.Do vậy, tạo ra một tiêu cực trước mỗi phòng khám như dịch vụ “cò” để được vào khám trước hoặc bệnh nhân phải “bỏ tiền” cho y tá để được gọi vào trước.
- Tại mỗi phòng cần có một ý tá chuyên lấy sổ và gọi bệnh nhận vào khám.
- Các bệnh nhân không chủ động ước lượng được thời gian phải chờ đến lượt mình.
Vì vậy nhu cầu có một hệ thống xếp hàng tự động là thiết thực, hệ thống này cho phép:
- Cấp số thứ tự khám tự động theo phòng được chọn.
- Tự động xếp hành theo thứ tự một số khám mới từ phòng tiếp đón đến các phòng được chọn.
- Tự động báo gọi và hiển thị số thứ tự khám tiếp theo khi bác sỹ đã khám xong bệnh nhân hiện tại.
Hệ thống giải quyết được:
- Không cần y tá gọi bệnh nhân vì số thứ tự tiếp theo được hiển thị và thông báo trên bảng điện tử.
Số thứ tự được tự động cấp phát và tự động xếp đợi theo mỗi phòng, tạo tính công bằng và bệnh nhân có thể ước lượng được thời gian chờ đến lượt mình.
Mục tiêu
Mục tiêu chung:
Xây dựng hệ thống tự động cấp số và xếp hàng tự động cho các bệnh viện hoặc phòng khám tư với số phòng lên đến 255 phòng.
Mục tiêu cụ thể:
Hỗ trợ công tác quản lý và gọi bệnh nhân vào các phòng khám theo tiêu chí công bằng văn minh, giảm chi phí và nhân lực cho bệnh viện hoặc phòng khám tư.
Nội dung
STT
|
Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu |
Sản phẩm phải đạt |
Thời gian (bắt đầu-kết thúc) |
Người thực hiện |
1
|
Thu thập thông tin về quy trình đăng ký và gọi khám, nhu cầu về một hệ thống đăng ký và gọi khám tự động tại bệnh viện Đa Khoa Thái Nguyên |
Tổng hợp yêu cầu về hệ thống |
2,3/2009 |
Nông Minh Ngọc Nguyễn Văn Huy |
2 |
Thu thập thông tin về quy trình đăng ký và gọi khám, nhu cầu về một hệ thống đắng ký và gọi khám tự động tại bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên |
Tổng hợp yêu cầu về hệ thống |
2,3/2009 |
Nông Minh Ngọc Nguyễn Văn Huy |
3
|
Hội thảo nhóm, lựa chọn giải pháp cho hệ thống |
Giải pháp cụ thể |
4/2009 |
Nhóm nghiên cứu |
4 |
Thiết kế modul truyền thông giữa các phòng tới module chính đặt tại phòng tiếp đón |
Module truyền thông |
4-5/2009 |
Nguyễn Văn Huy
|
5 |
Thiết kế chương trình quản lý cấp số tự động cho các phòng khám được chọn |
Chương trình quản lý và cấp số tự động |
4-6/2009 |
Nông Minh Ngọc |
6 |
Thiết kế module báo hiển thị và gọi bệnh nhân cho mỗi phòng |
Module báo gọi điện tử |
5-6/2009 |
Nguyễn Văn Huy
|
7 |
Viết chương trình cho các modul |
Chương trình đã tích hợp vào các module |
7-9/2009 |
Nông Minh Ngọc |
8 |
Xây dựng phần cứng theo thiết kế |
Các mạch điện tử theo thiết kế |
7-9/2009 |
Phạm Ngọc Phương |
9 |
Ghép nối và thử nghiệm hệ thống |
Hệ thống hoàn chỉnh |
10-12/2009 |
Nhóm nghiên cứu |
Tải file Thiết kế hệ thống đăng ký, gọi khám tự động cho các phòng khám. tại đây
PP nghiên cứu
Cách tiếp cận:
Khảo sát thực tế, thiết kế và xây dựng hệ thống.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu, khảo nghiệm trong phạm vi bệnh viện Đa khoa và bệnh viện Gang thép Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu:
Lý luận kết hợp kinh nghiệm thực tiễn.
Hiệu quả KTXH
1. Chương trình quản lý và cấp số tự động trên máy tính. (Số lượng: 01)
2. Các modul điện tử truyền thông và báo gọi bệnh nhân. (Số lượng: 02)
3.Yêu cầu sản phẩm
- Dễ sử dụng, dễ quản lý.
- Dễ sử dụng, có khả năng tự động nhận dạngà ghép nối thêm khi có nhu cầu mở rộng phạm vi.
ĐV sử dụng
Tại các bệnh viện hoặc phòng khám tư trong tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh ngoài.
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)