Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Biên soạn tài liệu, xây dựng và đánh giá kết quả bài giảng Địa lí địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Đại học sư phạm |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Giáo dục học - Tâm lý học |
Chủ nhiệm(*) | Đỗ Văn Hảo |
Ngày bắt đầu | 03/2012 |
Ngày kết thúc | 08/2013 |
Tổng quan
1.Tổng quan nghiên cứu
Địa lý địa phương là một bộ phận của Địa lý Quốc gia và các vùng lãnh thổ. Việc nghiên cứu và giảng dạy Địa lí địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Việc nghiên cứu Địa lí địa phương hay nghiên cứu điều tra tổng hợp về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội đòi hỏi một thông tin rất lớn về nhiều mặt của lãnh thổ nghiên cứu. Vấn đề dạy và học Địa lí địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục ở trường phổ thông.
Về vấn đề dạy và học Địa lí (nói chung) và vấn đề dạy và học Địa lí địa phương (nói riêng), đã có nhiều tác giả nghiên cứu được trình bày trong sách giáo khoa, giáo trình, các đề tài nghiên cứu, tạp chí, luận án.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc giảng dạy và học tập Địa lí địa phương được đặt ra với mục đích nghiên cứu, giảng dạy, học tập với nhiều góc độ khác nhau.
Ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây có rất nhiều công trình nghiên cứu Địa lí địa phương về cả mặt lý luận (phương pháp luận) và thực tiễn (biên soạn Địa lí địa phương của những lãnh thổ cụ thể). Tổng kết về vấn đề này, K. F. Stroev (1974) khẳng định tài liệu Địa lí địa phương là cơ sở tốt nhất để hình thành biểu tượng, khái niệm địa lí cho học sinh và minh hoạ các bài giảng địa lí. Địa lí địa phương là môi trường thuận lợi để học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động ngay tại nơi các em đang sinh sống.
Ở Pháp, Địa lí địa phương được đưa vào địa lí phổ thông bắt đầu bằng việc tìm hiểu quê hương cho tới việc công bố các công trình nghiên cứu và hướng dẫn giảng dạy Địa lí địa phương (E. Delteilet và P. Maréchat - 1958, M. Beautier và C. Daudel - 1981,…). Mục đích của việc giảng dạy Địa lí địa phương là góp phần giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, giúp cho học sinh khả năng tìm hiểu và năng lực tư duy tổng hợp đối với các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa lí địa phương cũng đã được tiến hành từ lâu, đầu tiên là cuốn "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi vào cuối thế kỷ XV, tiếp sau đó là các công trình của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú,… Gần đây, hàng loạt "Địa chí" các tỉnh đã được biên soạn như: "Địa chí Hà Bắc", "Địa chí Hải Phòng","Đất nước ta" (Hoàng Đạo Thuý - Chủ biên) hoặc địa lí địa phương các tỉnh (trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).
Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều công trình nghiên cứu về Địa lí địa phương có giá trị. Có thể kể một số công trình tiêu biểu có ý nghĩa tích cực đối với việc nghiên cứu và giảng dạy địa lí địa phương ở nước ta như: "Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy địa lí địa phương" (2 tập), NXB Hà nội, 1967, của GS Lê Bá Thảo, "Địa lí địa phương Hậu Giang", 1990 của GS - TS Vũ Tự Lập (chủ biên), "Nghiên cứu biên soạn Địa lí địa phương phục vụ cho việc học tập giảng dạy ở trường phổ thông", trường ĐHSP I, 1992, của PGS - TS Lê Thông, ngoài ra còn nhiều tác phẩm theo hướng này của một số nhà Địa lý khác.
Khoa Địa lý trường ĐHSP I Hà Nội, với việc nghiên cứu địa lý địa phương theo hướng kết hợp giữa thầy và trò đã cho ra đời một số tác phẩm về Địa lý địa phương có giá trị, phục vụ công tác giảng dạy địa lý địa phương ở trường phổ thông. Những tác phẩm đó là: Địa lý Hà Bắc (1993), Địa lý huyện Phúc Thọ (1986), Địa lý huyện Hoài Đức (1986), Địa lý Hà Sơn Bình (1991).
Gần đây nhất ĐLĐP tỉnh Thái Nguyên được biên soạn với mục đích đáp ứng những yêu cầu nghiên cứu của các nhà quản lý và các nhà giáo dục trên địa bàn tỉnh và phục vụ cho các công trình nghiên cứu quy hoạch dân cư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên. Tiêu biểu là cuốn: Địa lý tỉnh Thái Nguyên do nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm chủ biên (1998).
Tính cấp thiết
Mục tiêu
Nội dung
PP nghiên cứu
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)