Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở tỉnh Hà Giang trên quan điểm phát triển bền vững |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Khối cơ quan Đại học Thái Nguyên |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Khoa học trái đất - Mỏ |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn Xuân Trường |
Ngày bắt đầu | 05/2012 |
Ngày kết thúc | 05/2014 |
Tổng quan
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững như: Honey M. (1999), Ecotourism and Sustainable Development. Who Owns Paradise? Island Press, Washington D.C (Du lịch sinh thái và phát triển bền vững: Ai sở hữu thiên đường); Swarbrook J. (1999), Sustainable Tourism Management, Cabi International, Wallingford; Nguyễn Đình Hòa, Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương - Hà Tây” đề tài cấp Bộ của tiến sĩ TS. Võ Quế (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch). Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng” do PGS.TS. Phạm Trung Lương. Luận án tiến sĩ của NCS Phạm Ngọc Thắng, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Kinh tế du lịch), với đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai”. Dự án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo bền vững cho Bản Yên Thành - xã Lục Dạ do Trung tâm Xúc tiến Du lịch Nghệ An thực hiện. Tuy nhiên, phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Giang nói chung chưa có nghiên cứu nào thực hiện, các nghiên cứu mới chỉ dùng ở mức độ đánh giá tài nguyên du lịch và đề xuất các tuyến, điểm du lịch, giải pháp phát triển du lịch. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu và đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng ở tỉnh Hà Giang có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Tính cấp thiết
Du lịch cộng đồng (CBT - Community-based Tourism) là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.
Du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến CBT nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập, khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Tỉnh có 40 di tích, gần 20 di tích cấp quốc gia và cao nguyên đá Đồng Văn với đủ loại hình như di tích lịch sử văn hóa, di tích thiên nhiên, di tích khảo cổ học…Đặc biệt, Hà Giang có 22 dân tộc với các nét văn hóa đặc trưng, độc đáo. Du khách đến Hà Giang đều thích thăm quan, tìm hiểu văn hóa các dân tộc và ăn, nghỉ tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng. Đây là thế mạnh để Hà Giang phát triển loại hình du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho khách du lịch khám phá những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào.
Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Hà Giang tăng khá nhanh. Năm 2008, tổng lượt khách là trên 187 nghìn người, đến năm 2010 tổng lượt khách là trên 300 nghìn lượt. Trong đó, khách quốc tế năm 2008 có 49,4 nghìn lượt người, năm 2010 giảm nhẹ xuống còn trên 47 nghìn người. Tuy nhiên, số lượng khác du lịch đến với Hà Giang, đặc biệt là khác du lịch quốc tế còn ít, chưa tương xứng với tiền năng và thế mạnh vốn có. Việc xây dựng các mô hình phát triển du lịch còn đang giai đoạn tìm kiếm, xây dựng phương hướng phát triển
Phát triển du lịch cộng đồng dựa trên những lợi thế sẵn có của tài nguyên du lịch. Ngoài việc biến loại hình này thành điểm nhấn cho du lịch Hà Giang, thì đó cũng là một cơ hội lớn để giao lưu, quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Hơn nữa, đây cũng là một trong những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo bằng việc thực hiện các hoạt động du lịch, dịch vụ dựa trên những giá trị, bản sắc văn hóa nơi cộng đồng mình sinh sống.
Mục tiêu
- Xác lập cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) cho việc xây dựng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng theo định hướng phát triển bền vững ở tỉnh Hà Giang.
Nội dung
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch cộng đồng, du lịch bền vững
1. Một số lý luận cơ bản về du lịch, du lịch bền vững và du lịch cộng đồng
2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và đánh giá tính bền vững của du lịch
3. Mô hình phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng một số nước trong khu vực và một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các địa phương trong nước
II. Tiềm năng du lịch và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang
1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Giang
2. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang.
3. Đánh giá hiện trạng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại HG
III. Giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang
1. Các định hướng phát triển bền vững du lịch tỉnh Hà Giang
2. Giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại Hà Giang
3. Đề xuất cụ thể Mô hình phát triển bền vững du lịch cộng đồng tỉnh Hà Giang
PP nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin (phần mềm biên vẽ bản đồ)
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)