Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Đổi mới chương trình học phần thực hành hóa sinh tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Y-Dược
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Giáo dục học - Tâm lý học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Văn Sơn
Ngày bắt đầu 01/2012
Ngày kết thúc 12/2013

Tổng quan

1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

       Năm 1984 nghiên cứu của Spickler và một số nhà giáo dục học Bắc Mỹ về việc“khảo sát nhiệm vụ thực hành trong các môn khoa học bậc đại học” cho thấy: phải gắn sinh viên vào quá trình học tập tích cực; làm cho sinh viên có trách nhiệm học và lựa chọn tiến hành thí nghiệm một cách hứng thú; đòi hỏi sinh viên phải áp dụng nhiều kỹ năng xử lý thí nghiệm bao quát hơn, đáp ứng được yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu, tự học, tự phát triển tư duy và phát huy tính sáng tạo.

2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

        Năm 2009 nghiên cứu của Phan Thị Nhi, bộ môn Hóa học Trường Đại học Nha Trang về “Đổi mới giảng dạy thực hành hóa học” đã thu được thành công nhất định trong việc ứng dụng phương pháp dạy – học thực hành hóa học của Spickler.

3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)

        1. Phạm Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Tỉnh, Nguyễn Thị Hoa, Bùi Thị Thu Hương (2011), Giáo trình thục hành Sinh hóa dành cho sinh viên Y , Dược. Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

        2. Phạm Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Tỉnh, Nguyễn Thị Hoa, Bùi Thị Thu Hương (2011), Giáo trình thục hành Sinh hóa dành cho kỹ thuật viên. Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

        3. Phạm Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Tỉnh, Nguyễn Thị Hoa, Bùi Thị Thu Hương (2011), Giáo trình thục hành Sinh hóa dành cho cử nhân điều dưỡng. Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

        4. Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Sơn, Đỗ Hàm (2008). Thực trạng giảng dạy An toàn vệ sinh lao động trong ngành Y tế. Nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp Bộ (đã nghiệm thu)

        5. Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Tư, Đỗ Hàm (2009). Biên soạn giáo trình giảng dạy An toàn vệ sinh lao động cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khối Y tế. Nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp Bộ (đã nghiệm thu).

        6. Đỗ Hàm, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Tư (2010). Thử nghiệm giảng dạy giáo trình môn học An toàn vệ sinh lao động cho các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khối Y tế. Nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp Bộ (đã nghiệm thu).

 

Tính cấp thiết

           Sinh hóa là môn học nghiên cứu về những phản ứng hóa học xảy ra ở cơ thể sống, rất cần thiết cho nhiều ngành: vi sinh vật, sinh vật học, siêu vi trùng học, phôi học, sinh lý học người và thực vật, y học…Chính vì vậy các sinh viên y dù đi vào chuyên ngành nào đều cần thiết được trang bị những kiến thức về sinh hóa.

           Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sinh hóa ngày càng đóng vai trò rất qua trọng trong thực hành nghề nghiệp của các bác sĩ, dược sĩ.

           Chương trình giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh cho các đối tượng sinh viên Đại học Y Dược Thái Nguyên được thực hiện từ những năm 60 đến nay đã rất lạc hậu cả về nội dung, phương pháp, không theo kịp những tiến bộ mới về kỹ thuật, không thiết thực cho các xét nghiệm Hóa sinh sử dụng trong lâm sàng.

           Việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội là việc làm hết sức cần thiết ở tất cả các nhà trường.

Mục tiêu

1. Mô tả thực trạng nội dung, phương pháp giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh của một số trường Đại học Y.

2. Xây dựng đề cương học phần thực hành Hóa sinh cho chuyên ngành đào tạo bác sĩ đa khoa

3. Xây dựng bộ tài liệu giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh cho chuyên ngành đào tạo bác sĩ đa khoa.

4. Xây dựng bộ công cụ đánh giá học phần thực hành Hóa sinh cho chuyên ngành đào tạo bác sĩ đa khoa.

5. Đề xuất các dụng cụ, trang thiết bị máy móc, hóa chất và sinh vật phẩm thiết yếu phục vụ giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh.

Nội dung

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

I. Nội dung nghiên cứu (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)

- Phần đặt vấn đề: Xác định được 5 mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng nội dung, phương pháp giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh của một số trường Đại học Y.

2. Xây dựng đề cương học phần thực hành Hóa sinh.

3. Xây dựng bộ tài liệu giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh.

4. Xây dựng bộ công cụ đánh giá học phần thực hành Hóa sinh.

5. Đề xuất các dụng cụ, trang thiết bị máy móc, hóa chất và sinh vật phẩm thiết yếu phục vụ giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh.

- Phần tổng quan tài liệu: Trình bày được 4 tiêu đề:

+ Vai trò của đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học.

+ Vai trò của thực hành Hóa sinh, Hóa sinh lâm sàng trong trường Đại học Y.

+  Các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng trong Hóa sinh, Hóa sinh lâm sàng.

+ Thực trạng nội dung, phương pháp giảng dạy thực hành Hóa sinh của một số trường Đại học Y.   

- Phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu

+ Địa điểm, thời gian nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu

+ Chỉ tiêu nghiên cứu

+ Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu:

+ Thực trạng nội dung, phương pháp giảng dạy thực hành Hóa sinh của một số trường Đại học Y.

+  Đề  cương chi tiết học phần thực hành môn học Hóa sinh cho từng đối tượng sinh viên.

+ Bộ tài liệu giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh.

+ Bộ công cụ đánh giá học phần thực hành Hóa sinh.

+ Danh mục dụng cụ, trang thiết bị máy móc, hóa chất và sinh vật phẩm thiết yếu phục vụ giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh.

- Bàn luận:

+ Đánh giá những hạn chế về nội dung, phương pháp giảng dạy thực hành Hóa sinh của một số trường Đại học Y.

+ So sánh, đánh giá ưu điểm của đề cương chi tiết học phần thực hành môn học Hóa sinh cho từng đối tượng sinh viên mới đề xuất trong nghiên cứu.

+ So sánh, đánh giá ưu điểm của bộ tài liệu giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh mới xây dựng trong nghiên cứu.

+ So sánh, đánh giá ưu điểm của bộ công cụ đánh giá học phần thực hành Hóa sinh mới.

+ Đánh giá tính đầy đủ, chính xác và khoa học của danh mục dụng cụ, trang thiết bị máy móc, hóa chất và sinh vật phẩm thiết yếu phục vụ giảng dạy học phần thực hành Hóa sinh mới xây dựng trong nghiên cứu.

- Kết luận:

Đáp ứng được 5 mục tiêu đề ra đồng thời đưa ra khuyến nghị cần thiết.

Tải file Đổi mới chương trình học phần thực hành hóa sinh tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. tại đây

PP nghiên cứu

1. Cách tiếp cận: Căn cứ thực trạng giảng dạy (những bất cập về nội dung, phương pháp, lượng giá…) học phần thực hành môn học Hóa sinh của một số trường Đại học Y; căn cứ vào mục tiêu đào tạo của học phần Hóa sinh; Căn cứ vào yêu cầu của xã hội và nhu cầu đào tạo để xây dựng nội dung học phần thực hành môn học Hóa sinh

2. Phương pháp nghiên cứu:Áp dụng phương pháp điều tra, phân tích. Phát triển chương trình, tài liệu giảng dạy học phần thực hành có sự tham gia của chuyên gia.

Hiệu quả KTXH

       Đề tài hoàn thành có ý nghĩa thực tiễn quan trọng cung cấp tài liệu giảng dạy cho giảng viên, là cẩm nang kỹ thuật cho kỹ thuật viên, là tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên học học phần thực hành Hóa sinh. Mặt khác đề tài còn cung cấp một danh mục dự trù đầy đủ, chính xác và khoa học các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết phục vụ cho giảng dạy và học tập học phần thực hành Hóa sinh.        

       Đề tài hoàn thành đáp ứng được mục tiêu tích cực hóa kiến thức lý thuyết đồng thời trang bị những kỹ năng cơ bản cho sinh viên về thực hành hóa sinh lâm sàng, đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp dạy – học, phương pháp lượng giá, tạo cho sinh viên một môi trường, điều kiện học tập thuận lợi, theo kịp những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.  

ĐV sử dụng

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Bộ môn Hóa sinh – Trường ĐH Y Hà Nội PGS.TS Phạm Thiện Ngọc
2 Bộ môn Hóa sinh – Trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh TS Nguyễn Thị Băng Sương
STT Tên người tham gia
1 Ths Bùi Thị Thu Hương
2 Ths Nguyễn Thị Hoa
3 Ths Nguyễn Văn Tỉnh

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*