Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế đối với tình trạng đàn trâu bò chết do đói rét tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ. |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Khối cơ quan Đại học Thái Nguyên |
Loại đề tài | Đề tài cấp nhà nước |
Lĩnh vực nghiên cứu | Chăn nuôi thú y - Thủy sản |
Chủ nhiệm(*) | Mai Anh Khoa |
Ngày bắt đầu | 10/2011 |
Ngày kết thúc | 10/2014 |
Tổng quan
Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ gồm 16 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lao Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và có lịch sử oanh liệt trong đấu tranh giành độc lập tự do, đặc biệt, vùng Việt Bắc là cái nôi cách mạng, là căn cứ địa kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
Với diện tích tự nhiên rộng lớn (10,1 triệu ha chiếm 30,7% diện tích cả nước), đây là điều kiện thuận lợi để vùng trung du và miền núi phía Bắc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trâu bò. Đối với người nông dân, trâu bò còn được coi như là một loại tài sản cố định, là phương tiện tích lũy tài chính, là ngân hàng sống để đảm bảo an ninh kinh tế cho hộ gia đình, có thể chuyển thành tiền mặt bất cứ lúc nào cho những nhu cầu lớn như xây nhà, ma chay, cưới xin, vv.
Theo số liệu thống kê (12/2009), trên địa bàn vùng trung du và miền núi phía Bắc có 1.690.171 con trâu và 1.057.742 con bò, chiếm 30,56% tổng số trâu bò trong cả nước; cung cấp 53.655 tấn thịt trâu bò các loại, chiếm 16,12% lượng thịt trâu bò của cả nước. So với năm 2006, mặc dù số lượng đàn trâu bò tăng không đáng kể (thậm chí đàn trâu còn giảm 0,75%, từ 1.702.911 con năm 2006 xuống còn 1.690.171 con năm 2009), tuy nhiên sản lượng thịt trâu bò tăng lên 24,9% (từ 42.73 tấn năm 2006 lên 53.655 tấn năm 2009). Điều này có thể được giải thích rằng trong những năm qua, người dân và các cơ quan liên quan cũng đã bước đầu có những quan tâm đến vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng, vấn đề giống và vấn đề quản lý đàn trâu bò, nâng cao năng xuất đàn trâu bò trên địa bàn.
Mặc dù vậy, một trong những hạn chế lớn nhất cản trở phát triển chăn nuôi đại gia súc ở miền núi đó là tập quán và phương thức chăn nuôi. Người dân ở đây chủ yếu chăn thả tự do đàn gia súc của mình, đặc biệt là tại các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, chỉ có một số ít hộ dân ở các vùng thấp nuôi nhốt trâu bò tại chuồng. Ngoài ra, với thực trạng khai thác nguồn quỹ đất hiện nay đã làm cho diện tích chăn thả gia súc ngày càng trở nên thu hẹp và là khuynh hướng khá phổ biến ở nhiều tỉnh miền núi.
Tính cấp thiết
Theo số liệu thống kê Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT, số lượng trâu bò bị chết tính tới ngày 17 tháng 2 năm 2008 là 51.962 con, tổng thiệt hại tới 180 tỷ đồng. Đây là tổn thất lớn nhất của ngành chăn nuôi nước ta từ trước tới nay. Mặc dù toàn bộ hệ thống chăn nuôi nước ta đã làm rất nhiều việc để khắc phục và ngăn chặn tình trạng này nhưng trong vụ rét hại tháng Giêng năm 2011, tình trạng trâu bò chết rét hàng loạt lại tái diễn. Tính tới 22/01/2011 số trâu bò chết rét (Từ Thừa Thiên Huế trở ra) đã lên tới 24.249 con, trong đó 5 tỉnh có số trâu bò chết rét nhiều nhất là: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lao Cai, Sơn La, Lai Châu, số thiệt hại về kinh tế ước tính 150 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu của việc trâu bò chết là do rét đậm kéo dài kết hợp với thiếu thức ăn. Mặc dù trong những năm qua, các cơ quan trung ương cũng như địa phương đã có những triển khai công tác chống rét cho gia súc. Tuy nhiên khi rét đến vẫn thiệt hại nặng nề, mà một trong những nguyên nhân lớn là từ tập quán, ý thức của người dân. Do vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dân tộc thiểu số, phương thức chăn thả đã thành tập quán, nên dù hướng dẫn rất nhiều, nhưng bà con vẫn không ý thức được tầm quan trọng của dự trữ đủ thức ăn. Trâu bò vẫn phải đi kiếm ăn trong giá rét và do nhân thức về phòng chống rét cho gia súc của người dân còn hạn chế. Như vậy, trong vòng 4 năm trở lại đây (2007 – 2010), số lượng trâu bò chết vì đói rét trên địa bàn các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đã gần 100.000 con, gây thiệt hại to lớn đến sản xuất và đời sống kinh tế của người dân.
Với những lý do vừa nêu, việc triển khai đề tài: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm giảm thiểu thiệt hại về kinh tế đối với tình trạng đàn trâu bò chết do đói rét tại các tỉnh miền núi Bắc Bộ là hết sức cần thiết và cấp bách cần được triển khai càng sớm càng tốt.
Mục tiêu
Đề ra các giải pháp cụ thể về mặt kỹ thuật và quản lý dựa trên các căn cứ khoa học chắc chắn và có tính khả thi cao làm căn cứ để các cấp chính quyền và các hộ chăn nuôi trong vùng áp dụng trong phòng chống rét cho đàn trâu bò, phấn đấu giảm 70-80% số trâu bò chết rét so với vụ đông năm 2010-2011
Nội dung
5.1 Đánh giá thực trạng Tổ chức điều tra để tìm ra nhóm các nguyên nhân chủ yếu theo từng địa phương làm trâu bò bị chết vào vụ đông trong thời gian qua tại các tỉnh miền núi phía Bắc
5.2 Định hướng các giải pháp
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng tại mục 6.1, tổ chức nghiên cứu và thử nghiệm một số nhóm giải pháp sau:
- Nhóm giải pháp kỹ thuật
+ Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trâu bò thông qua việc nghiên cứu trồng, chế biến, bảo quản và nâng cao giá trị dinh dưỡng của một số loại cây thức ăn sẵn có; Tận thu, bảo quản các loại thức ăn phế phụ phẩm của sản xuất và chế biến nông sản; Đề xuất bổ sung thêm một số cây mới phù hợp với địa bàn nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt thức ăn trong vụ Đông.
+ Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông và nông dân chủ chốt kỹ thuật chăm sóc, quản lý đàn gia súc trong vụ đông
+ Nghiên cứu đề xuất mô hình chuồng trại chống rét đơn giản, rẻ tiền bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương
+ Nghiên cứu, xây dựng 15 mô hình chăn nuôi khép kín kết hợp trồng, chế biến và bảo quản phế phụ phẩm và thức ăn thô xanh dự trữ trong vụ đông tại 5 tỉnh có số trâu bò chết rét nhiều nhất là: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lao Cai, Sơn La, Lai Châu để chuyển giao cho người dân
- Nhóm giải pháp quản lý:
+ Tăng cường công tác quản lý thông qua tổ chức một số kênh như Hội nông dân, Hội phụ nữ, đài báo địa phương... tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nhận thức thái độ và hành vi của nông dân qua đó tự giác thay đổi tập quán chăn thả tự nhiên hoàn toàn.
+ Xây dựng các chính sách khen thưởng khuyến khích người dân tận thu, bảo quản nguồn thức ăn thô dự trữ vụ động
+ Hỗ trợ xây dựng mô hình nhóm nông dân có cùng sở thích nuôi trâu bò tại các tỉnh để làm nòng cốt duy trì tính bền vững của dự án.
PP nghiên cứu
a. Sản phẩm ứng dụng:
- Báo cáo đánh giá hiện trạng hệ thống chăn nuôi trâu bò của các địa phương trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
- Các quy trình kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản một số loại cây thức ăn sẵn có và các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông.
- Xác định được một số loại cây thức ăn xanh phù hợp với vùng núi, các quy trình sản xuất, chế biến và sử dụng chúng trong mùa Đông cho trâu bò.
- Một số quy trình kỹ thuật chăm sóc đàn trâu bò vụ đông.
- Một số mẫu chuồng trại rẻ tiền, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa bàn nghiên cứu trong phòng chống rét cho trâu bò.
- Một số giải pháp và chính quản lý hệ thống chăn nuôi trâu bò tại miền núi.
b. Sản phẩm khoa học và đào tạo
- 05 bài báo đăng trên tạp chí khoa học cấp quốc gia
- Đào tạo được 1 tiến sĩ, 3 thạc sĩ, 10-15 kỹ sư, cử nhân
Hiệu quả KTXH
a) Hiệu quả đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Cung cấp các số liệu về thực trạng chăn nuôi trâu bò tại các tỉnh miền núi phía Bắc, những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đàn trâu bò bị chết trong thời gian vừa qua.
- Cung cấp các minh chứng khoa học về khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn trâu bò trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và hiệu quả của các tác động khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sản xuất.
- Cung cấp các minh chứng khoa học về khả năng sinh trưởng, phát triển và mức độ phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện thổ nhưỡng của một số loại cây thức ăn xanh.
b) Hiệu quả kinh tế - xã hội:
- Hiệu quả kinh tế: Tăng khả năng chống chịu đói rét của đàn trâu bò trong vùng, nếu nhiệt độ hạ thấp như năm 2008 và năm 2010 thì mỗi năm giảm số lượng trâu bò chết khoảng 15- 17 nghìn con, mang lại hiệu quả khoảng 100 tỷ đồng/năm
- Góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi trâu bò thả rông, nâng cao năng xuất, hiệu quả chăn nuôi, qua đó nâng cao thu nhập cho các hộ dân nghèo tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc nước ta.
ĐV sử dụng
Các tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(1)
De xuat nay de lam vi du cho thu nghiem phan mem, moi noi dung deu khong co gia tri phap ly trong moi truong hop