Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên So sánh khả năng sản xuất thịt của 3 loại gà F1 (trống Ri x mái Lương Phượng), (trống Ri x mái Kabir), (trống Ri x mái Tam Hoàng) nuôi bán chăn thả ở nông hộ tại Thái Nguyên
Lĩnh vực Chăn nuôi thú y - Thủy sản
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Trần Thanh Vân,
Nhà xuất bản / Tạp chí Tập 1 Số 10 Năm 2005
Số hiệu ISSN/ISBN 0866-7020
Tóm tắt nội dung

          Giống gà truyền thống được chăn thả rộng rãi ở các địa phương là gà Ri, bởi chúng có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, sản phẩm thịt có chất lượng cao, vị đậm, thơm ngon. Tuy nhiên,  nhược điểm là chậm lớn, tầm vóc nhỏ bé, đẻ ít trứng, tính ấp bóng cao, hiệu quả kinh tế thấp. Việt Nam nhập nội 1 số giống gà lông màu như Lượng Phượng, Tam Hoàng, Kabir, gà dễ nuôi, tính thích nghi cao, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, chất lượng thịt thơm ngon, sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật.

            Để phát huy ưu điểm của từng giống, tạo ra tổ hợp lai có năng suất cao hơn, chất lượng thịt thơm ngon, màu sắc, hình dáng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phù hợp với chăn nuôi bán chăn thả quy mô nông hộ, chúng tôi tiến hành đề tài “So sánh khả năng sản xuất thịt của 3 loại gà F1 (trống Ri x mái Lương Phượng), (trống Ri x mái Kabir), (trống Ri x mái Tam Hoàng) nuôi bán chăn thả ở nông hộ tại Thái Nguyên”.

Cơ sở di truyền của ưu thế là thể dị hợp tử ở con lai. Ưu thế lai làm tăng mức trung bình giữa con lai so với 2 giống gốc, hai dòng thuần nhất là đối với các tính trạng số lượng. Con lai thường có sức chống chịu bệnh tốt hơn, sức sản xuất sản phẩm tốt hơn.Ưu thế lai không thể đoán trước được, sự khác biệt giữa 2 giống càng lớn thì ưu thế lai càng lớn, ưu thế lai chỉ có thể xảy ra ở một công thức lai nào đó, vì thế phải tiến hành nhiều công thức lai khác nhau, ưu thế lai không di truyền, nếu tiếp tục cho giao phối đời con với nhau thì kết quả sẽ là mất ưu thế lai và mất sự đồng đều. Ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 rồi từ đó giảm dần. Mức độ ưu thế lai cao thấp còn tuỳ thuộc vào sự tương quan âm hay dương

Kết quả/ kết luận:

  • Gà lai F1 (mái Lương Phương x trống Ri) có sức sản xuất thịt tốt hơn gà lai F1 (mái Kabir x trống Ri) và F1(mái Tam Hoàng x trống Ri).
  • Gà Ri lai  nuôi trong nông hộ tại Thái Nguyên có tỷ lệ nuôi sống cao, đến 11 tuần tuổi đạt 98 - 99%.
  • Tại 77 ngày tuổi con lai F1 (Ri x LP) có khối lượng trung bình là 2172,02 g. Tỷ lệ thịt xẻ của con trống lúc 77 ngày tuổi là 75,03%, của con mái là 74,28%, tỷ lệ thịt ngực + đùi của gà trống là 32,73%, của gà mái là 31,46%. Con lai F1 (Ri x Kb) có khối lượng trung bình là 2032,41 g. Tỷ lệ thịt xẻ của gà trống là 74,68%, của gà mái là 75%. Tỷ lệ thịt ngực + đùi của gà trống là 33,59%, của gà mái là 32,42%. Con lai F­1(Ri x Tam Hoàng) có khối lượng trung bình là 1917,49g. Tỷ lệ thịt xẻ của gà trống là 74,04%, của gà mái là 75,21%. Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi của gà trống là 32,02%, của gà mái là 32,01%.
  • Tiêu tốn thức ăn  cho 1 kg tăng khối lượng cộng dồn đến 77 ngày ở lô  (Ri x LP) là 2,81kg; ở lô (Ri x Kb)  là 2,83kg; ở lô (Ri x TH) là 2,84 kg.

Tải file So sánh khả năng sản xuất thịt của 3 loại gà F1 (trống Ri x mái Lương Phượng), (trống Ri x mái Kabir), (trống Ri x mái Tam Hoàng) nuôi bán chăn thả ở nông hộ tại Thái Nguyên tại đây