Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên Ảnh hưởng của việc giảm khẩu phần ăn trong giai đoạn vỗ béo tới khả năng sản xuất của lợn thịt nuôi trong nông hộ ở Thái Nguyên
Lĩnh vực Chăn nuôi thú y - Thủy sản
Tác giả Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Hải, Dương Nghĩa Truyền
Nhà xuất bản / Tạp chí Tập 1 Số 8 Năm 2005
Số hiệu ISSN/ISBN 0866-7020
Tóm tắt nội dung

Như chúng ta đã biết, sức sản xuất của lợn thịt thể hiện ở khả năng tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ,  tỷ lệ nạc và tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng. Làm thế nào để con lợn tăng khối lượng nhanh, tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp là mục đích của nhà chăn nuôi. kỹ thuật cho lợn ăn hạn chế giai đoạn vỗ béo đã được nhiều tác giả như Clauren, 1975; Nguyễn Quang Linh, 1996; Mc. Meekan, 2000 nghiên cứu và công bố kết quả là có lợi, tăng tỷ lệ nạc, giảm tiêu tốn thức ăn, nên áp dụng. Tuy nhiên vấn đề này chưa được áp dụng rộng rãi trong các trang trại chăn nuôi lợn thịt, với khu vực nông hộ thì hầu như là chưa áp dụng.

Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm 

Thí nghiệm bố trí theo phương pháp chia lô so sánh, gồm 3 lô, mỗi lô 12 con, lợn ở 3 lô đảm bảo sự đồng đều về giống, tuổi, khối lượng, tính biệt, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y, chỉ khác nhau về khẩu phần ăn.

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Lô TN

Diễn giải               

Lô ĐC

Lô TN I

Lô TN II

Loại lợn

F1 (Yorkshire x Móng Cái)

F1 (Yorkshire x Móng Cái)

F1 (Yorkshire x Móng Cái)

Số lượng (con)

12

12

12

Tỷ lệ đực/ cái

6/6

6/6

6/6

 KL đầu thí nghiệm

51,12± 1.22

50,31±1.12

49,94±1.00

Diện tích chuồng nuôi (m2)

12

12

12

Thời gian thí nghiệm

60 (ngày)

60 (ngày)

60 (ngày)

Yếu tố thí nghiệm

100% KP

90% KP

80% KP

Thức ăn cho lợn thí nghiệm 

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, căn cứ vào tiêu chuẩn thức ăn Việt Nam cho lợn lai (TCVN 1547- 1994),  chúng tôi đã sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh lợn thịt từ 30 kg đến xuất chuồng của công ty thức ăn chăn nuôi Tấn Lộc, có Năng lượng trao đổi: 3100 kcal/kg; protein thô: 12%; xơ thô: 8 %;  Canxi 1.2 %;  Phospho: 0.9 %; NaCl: 0.5 %.

Kỹ thuật cho ăn và chăm sóc

Lợn ở 3 lô đều sử dụng cùng một loại thức ăn, nhưng khác nhau ở lượng thức ăn được cung cấp. Hàng ngày cho lợn ăn làm 3 bữa. Trước tiên cho lợn ăn tự do ở lô đối chứng sau đó căn cứ vào lượng thức ăn mà lô đối chứng ăn được, ta xác định được lượng thức ăn cần cung cấp cho lô thí nghiệm I và II lần lượt bằng 90% và 80% lượng thức ăn của lô đối chứng. Lợn được cung cấp nước uống đầy đủ, đảm bảo nguồn nước sạch và vệ sinh, chuồng trại, dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ theo đúng quy định.

Kết quả/kết luận

 

  • Khi giảm khẩu phần ăn trong giai đoạn vỗ béo của lợn với tỷ lệ 90% và 80% KP đã làm giảm sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm từ 3,32 đến 7,54%. Sinh trưởng tuyệt đối giảm so với ăn tự do tương ứng là 8,14 và 17,24 %.
  • Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng bình quân so với ăn tự do thì ở lô I giảm 0,08 kg tương đương với 2,17%; lô II giảm 0,12 kg tương đương với 3,25%.
  • Tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ móc hàm không bị ảnh hưởng bởi việc giảm khẩu phần ăn trong giai đoạn vỗ béo, tuy nhiên độ dày mỡ lưng thì có ảnh hưởng rất rõ rệt (giảm từ 9,67 – 18,99%).

 

Summary

THE IMPACT OF RESTRICTED FEED INTAKE AT LAST FATTENING PERIOD ON PERFORMANCE OF FATTENER KEEPING AT HOUSEHOLD IN THAI NGUYEN

 

Restricted feed intake at 2 last months of fattener  90 and 80 % ad libitum., the fatteners hybrid F1 (Mong Cai sow x Yorkshire boar) reduced the growth  8.14 & 17.24 % ; live body weight at delivery reduced 3.32 & 7.54 % respectively. Feed conversion ratio reduced 0.08 & 0.12 equivalence 2.17 & 3.25 %; the carcass are difference no significantly between ad libitum and restricted feed intake but, fat thickness are difered significantly,  reducing 9.67 – 18.99%.

Tải file Ảnh hưởng của việc giảm khẩu phần ăn trong giai đoạn vỗ béo tới khả năng sản xuất của lợn thịt nuôi trong nông hộ ở Thái Nguyên tại đây