Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên Nghiên cứu ứng dụng phương pháp bón đạm đón đòng theo chỉ số diệp lục đối với một số giống lúa chịu rét trong điều kiện vụ xuân tại Thái Nguyên
Lĩnh vực Nông nghiệp - Lâm nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thế Hùng, Lê Sỹ Lợi, Lê Tất Khương
Nhà xuất bản / Tạp chí Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 11 Năm 2010
Số hiệu ISSN/ISBN 0866-7020
Tóm tắt nội dung

Nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm Thực hành Thực nghiệm - trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Thí nghiệm tiến hành trên 2 giống lúa chịu rét với 8 công thức, trong đó có 2 công thức đối chứng, nền 10 tấn phân chuồng + 80 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha. Chỉ số diệp lục (CSDL), hàm lượng đạm trong thân lá, khối lượng chất khô được xác định vào thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng, trỗ bông và chín. Kết quả thí nghiệm cho thấy, có thể áp dụng công thức: Năng suất = -0,00216 x N2 + 0,24997 x N – 0,24399 x CSDL2 + 18,62689 x CSDL – 305,82236 (N: Lượng đạm bón ở thời kỳ làm đòng) để tính lượng đạm bón đón đòng theo CSDL cho 2 giống lúa thuần chịu rét J02 và ĐS1 trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên. Hầu hết các công thức được bón đạm theo CSDL có hiệu quả sử dụng đạm cao hơn bón theo quy trình kỹ thuật. Công thức bón 100% lượng đạm tính theo CSDL (nhóm không bón đạm thúc đẻ) có năng suất lúa, hệ số sử dụng đạm, hiệu suất sử dụng đạm và hiệu quả kinh tế cao nhất. Bón 70% lượng đạm tính theo CSDL (nhóm không bón đạm thúc đẻ) và 130% lượng đạm tính theo chỉ CSDL (nhóm được bón thúc đẻ 30 kg N/ha) đều cho năng suất thấp. Trên đồng ruộng nông dân, bón đạm theo CSDL làm năng suất lúa tăng 4,48 tạ/ha, giảm 26,9% lượng đạm bón, lãi thuần tăng 3.718.900 đ/ha so với bón theo quy trình kỹ thuật

Tải file Nghiên cứu ứng dụng phương pháp bón đạm đón đòng theo chỉ số diệp lục đối với một số giống lúa chịu rét trong điều kiện vụ xuân tại Thái Nguyên tại đây