Tên | Tình hình chăn nuôi và đặc điểm gà H’mông tại các huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang |
Lĩnh vực | Chăn nuôi thú y - Thủy sản |
Tác giả | Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thuý Mỵ, Nguyễn Văn Sinh |
Nhà xuất bản / Tạp chí | Tập 1 Số 20 Năm 2006 |
Số hiệu ISSN/ISBN | 0866-7020 |
Tóm tắt nội dung | |
Người H’mông sống bằng nghề làm nương rẫy, cây lương thực chính là ngô một vụ và một vài loại cây họ đậu, rau màu khác. Người H’Mông chủ yếu nuôi 3 loại vật nuôi chính: Bò, lợn và gà, trong đó con gà được thể hiện sức sống, sức sinh sôi của đồng bào H’Mông, khi khánh thành gia thất hay đến nơi ở mới phải có đàn gà làm giống. Trong các dịp ma chay, lễ tết, cưới xin hoặc các hoạt động tín ngưỡng, làng bản người H’Mông không thể thiếu tiếng gà gáy. Thịt gà là thức ăn bắt buộc khi phụ nữ sinh nở trong tháng đầu. Do cách sống riêng biệt của đồng bào nên gà ít bị bệnh dịch. Về mặt chọn giống người H’Mông nhận thức ý nghĩa của con trống đối với đàn là trống chuồng (đầu đàn) nên họ thường chọn con trống có tầm vóc to lớn, tiếng gáy vang nhất để làm giống, những trống khác được thiến vào lúc 5 - 6 tháng tuổi khi bắt đầu gáy, màu sắc lông không được chú trọng chọn giữ nên có nhiều màu. Cho đến nay những thông tin tình hình nghiên cứu về giống gà Mèo tại các hộ nông dân của vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang còn rất hạn chế, chưa được đầy đủ. Kết quả điều tra cho thấy: Gà H’Mông chiếm tỷ lệ khá cao 13 – 24% trong cơ cấu đàn gà tại các huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang. Huyện Đồng Văn có tỷ lệ cao nhất và thấp nhất tại huyện Quản Bạ, vùng núi cao nuôi nhiều hơn vùng núi thấp. Xã Lũng Táo thuộc huuyện Đồng Văn có số hộ chăn nuôi gà H’Mông nhiều nhất chiếm 90% trong tổng số hộ điều tra. Số lượng gà H’Mông nuôi trong một hộ cao nhất là 50 con/ hộ, trung bình từ 4,04 – 10,27 con/ hộ. Gà H’Mông tại Hà Giang có màu sắc lông đa dạng, trong đó màu lông xám chiếm tỷ lệ cao nhất 34,1% tiếp đến là màu đen 16,6%, ít nhất là màu vàng rơm 3,4%. Khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi đạt 942,96 g và lúc 24 tuần tuổi đạt 1820,92 g ở gà trống và 1400 g ở gà mái. |
- Nâng cao hiệu quả kỹ năng hoạt động xã hội cho sinh viên ở các trường đại học sư phạm
- Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường đại học theo Chuẩn đầu ra
- ORIENTATION OF INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION IN EDUCATION OF NATIONAL DEFENSE AND SECURITY FOR STUDENTS IN VIETNAM
- The Importance of National Defense Education in Quality Education for College Students in Viet Nam
- National Defense Education for College Students in Viet Nam from the Perspective of Comprehensive Security
- “Nghiên cứu ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trao đổi trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn rừng lai tại Thái Nguyên” (Chủ nhiệm: Bùi Thị Thơm)
- Nghiên cứu đa hình kiểu gen EDNRB quy định màu lông trắng của ngựa ở khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam (Chủ nhiệm: Ma Thị Trang)
- Nghiên cứu trồng và sản xuất bột lá sắn, keo giậu, stylo và sử dụng ba loại bột lá trong chăn nuôi gà đẻ bố mẹ Lương Phượng (Chủ nhiệm: Từ Quang Trung)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của Phar-selenzym đến khả năng sinh sản của lợn nái, sinh trưởng của lợn thịt giống ngoại và sự tồn dư selen trong sản phẩm thịt lợn tại Bắc Giang. (Chủ nhiệm: Phạm Thị Hiền Lương)
- Nghiên cứu ảnh hưởng của Pharselenzym đến khả năng sinh sản của lợn nái, sinh trưởng của lợn thịt giống ngoại và sự tồn dư Selen trong sản phẩm thịt tại Bắc Giang (Chủ nhiệm: Phạm Thị Hiền Lương)
- Hoạt động xã hội...
- Chuẩn đầu ra...
- Education; College Students; National Defense Education; Information Technology Application.
- College Students; National Defense Education; Quality Education.
- Comprehensive Security Concept; college Students; National Defense Awareness.
- National Defense Education Section; Optimization Principle; Teaching Method.
- Military Theory Teaching; College Students; Quality Education.
- Information age; National defense education; Innovation
- information technology
- fostering