Tên | M-Learning và các mô hình về mối quan hệ với E-Learning |
Lĩnh vực | Giáo dục học - Tâm lý học |
Tác giả | Nguyễn Danh Nam |
Nhà xuất bản / Tạp chí | Tạp chí Thiết bị Giáo dục Số 59 Năm 2010 |
Số hiệu ISSN/ISBN | ISSN 1859-0810 |
Tóm tắt nội dung | |
Xã hội học tập - đó là mục tiêu của các nền giáo dục trên thế giới. Một trong những thành tựu nổi bật của công nghệ thông tin và truyền thông mới trong giáo dục và đào tạo gần đây chính là e-learning. Nó cung cấp cho người học một kho tàng kiến thức khổng lồ và tạo cơ hội học tập cho nhiều người ở các trình độ khác nhau, góp phần tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong học tập, giúp thực hiện khẩu hiệu do tổ chức UNESCO đề ra cho giáo dục - đào tạo ở thế kỷ XXI là “học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau”. Tuy nhiên, e-learning nhiều khi lại đòi hỏi cần có sự kết nối Internet mà không phải lúc nào người học cũng có thể dễ dàng tiếp cận được, đặc biệt là khả năng tận dụng thời gian trong lúc rảnh rỗi như: khi ở trên xe buýt, dạo chơi ở công viên, lúc đi tham quan,...Từ đó, những thiết bị học tập di động (mobile learning devices) gắn với người học trở nên rất cần thiết. Với sự phát triển các ứng dụng của công nghệ không dây như: Wi-Fi, Bluetooth,…và các hệ thống kết nối viễn thông toàn cầu như GPS, GSM, GPRS, 3G, CDMA,…cùng các vệ tinh thu phát sóng trên khắp thế giới đã cho ra đời một hình thức học tập mới, xu hướng mới của các mô hình học tập từ xa, đó là m-learning. Tải file M-Learning và các mô hình về mối quan hệ với E-Learning tại đây |
|
- Về quyết định lựa chọn ngân hàng thương mại của khách hàng cá nhân
- Chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên
- Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Thái Nguyên
- Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thái Nguyên
- Investigation of MQL-Employed Hard-Milling Process of S60C Steel Using Coated-Cermented Carbide Tools
- Ứng dụng mô hình BỐI CẢNH HÓA trong dạy và học thuật ngữ tiếng Anh Chuyên ngành tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Chủ nhiệm: Nguyễn Vân Thịnh)
- Ứng dựng CNTT trong dạy học môn phương pháp giảng dạy Giáo dục học (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Ngọc)
- Phát triển kỹ năng tư vấn học tập cho giảng viên - cố vấn học tập ở các trường đại học (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị út Sáu)
- Nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT ở tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình SGK mới (Chủ nhiệm: Đỗ Hồng Thái)
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy học phần Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa Lịch sử (Chủ nhiệm: Đỗ Hồng Thái)