Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên Ảnh hưởng của các mức năng lượng khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất thịt của ngan Pháp nuôi tại Thái Nguyên
Lĩnh vực Chăn nuôi thú y - Thủy sản
Tác giả Trần Thanh Vân, Nguyễn Văn Hoan
Nhà xuất bản / Tạp chí Tập 1 Số 8 Năm 2005
Số hiệu ISSN/ISBN 0868-3417
Tóm tắt nội dung

        Việt Nam đã nhập giống ngan Pháp có khả năng sinh trưởng nhanh, năng suất thịt cao, về nuôi thử nghiệm ở nhiều nơi đều cho kết quả tốt. Tuy vậy việc nhân rộng đàn ngan Pháp nuôi trong nông hộ còn gặp một số khó khăn, trong đó nguyên nhân chính là do giá thức ăn cho ngan cao. Ch­ưa phù hợp với kinh tế hộ. Để góp phần giải quyết nguyên nhân trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này với mục đích: Tìm ra mức năng lượng có ảnh hưởng tốt đến khả năng sản xuất thịt của ngan Pháp trên cùng một nền Protein tương đối thấp khi so với khuyến cáo của các hãng thức ăn để góp phần giảm chi phí  thức ăn cho tăng khối lượng, tăng hiệu quả kinh tế.

          Thí nghiệm được bố trí theo ph­ương pháp phân lô so sánh với nguyên tắc đảm bảo đồng đều về giống, tuổi, số lượng, tính biệt, mật độ, phư­ơng thức nuôi và quy  trình chăm sóc. Chỉ khác nhau ở yếu tố thí nghiệm đó là các mức năng l­ượng,

–        Tổng số Ngan TN là 1050 con, chia thành 5 lô, mỗi lô 70 con, 35 đực, 35 mái, lặp lại 3 lần. Ngan giống do TTNC Vịt Đại Xuyên cung cấp.

–        Nguyên liệu của khẩu phần ăn là: Ngô, gạo lật, cám gạo, khô đỗ tương, bột cá, bột xương, dầu đậu t­ương.....

–        Lập khẩu phần ăn với sự trợ giúp của chương trình Optimix.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Tuần tuổi

Yếu tố TN

Lô I

Lô II (ĐC) *

Lô III

Lô IV

Lô V

1 - 3

(Nuôi nhốt)

ME ( kcal)

CP (%)

2900

18

2800

18

2700

18

2600

18

2500

18

4- 7

( Bán chăn thả)

ME ( kcal)

CP (%)

3050

16

2950

16

2850

16

2750

16

2650

16

8 - 12

( Bán chăn thả )

ME ( kcal)

CP (%)

3150

15

3050

15

2950

15

2850

15

2750

15

* Mức năng lượng theo khuyến cáo của Hãng

Kết quả /Kết luận:

             Các mức năng lượng khác nhau trong thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và  tiêu tốn thức ăn của ngan thí nghiệm. Tiêu tốn thức ăn thấp nhất ở lô I và cao nhất ở lô V. Tiêu tốn năng lượng phụ thuộc vào tiêu tốn thức ăn và mức năng lượng trong khẩu phần, thấp nhất ở lô IV và cao nhất ở lô V. Chi phí thức ăn phụ thuộc vào giá thành thức ăn nhiều hơn phụ thuộc vào tiêu tốn thức ăn. Khi chăn nuôi ngan Pháp trong nông hộ, nên sử dụng mức năng lượng 2650 – 2750 – 2850 kcal với tỷ lệ protein 18 – 16 – 15% sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn, do sự chuyển hoá năng lượng tốt hơn và chi phí thức ăn thấp hơn các mức năng lượng khác.

Tải file Ảnh hưởng của các mức năng lượng khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất thịt của ngan Pháp nuôi tại Thái Nguyên tại đây