Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Giải pháp kinh tế- xã hội nhằm giảm nghèo và cải thiện môi trường sống cho người dân nghèo khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên. |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Đại học Kinh tế và QTKD |
Loại đề tài | Đề tài cấp Bộ |
Lĩnh vực nghiên cứu | Kinh tế học |
Chủ nhiệm(*) | Đồng Văn Đạt |
Ngày bắt đầu | 05/2008 |
Ngày kết thúc | 01/2012 |
Tổng quan
Việt nam đạt được thành công vươt bậc trong công tác xoá đói, giảm nghèo, theo đánh giá của Liên Hợp quốc, Việt Nam là nước đang dẫn đầu về giảm nghèo trong số các nước đang phát triển, từ trên 70% vào giữa thập kỷ 1980, tỷ lệ nghèo đã giảm xuống còn khoảng 32%. Trong giai đoạn 1990-2000, tỷ lệ giảm nghèo đã đạt tới 50%, vượt xa so với mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đặt ra vào năm 2015, tuy nhiên, Việt Nam còn phải tiến hành đồng thời với nhiều mục tiêu khác, trong đó có mục tiêu cải thiện môi trường sống. Để thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và vấn đề môi trường, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (tháng 5/2002) đã xác định rõ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện chủ yếu và nhân tố quan trọng để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, tạo nguồn lực tăng phúc lợi, cải thiện đời sống nhân dân, giảm nghèo đói, thực hiện công bằng xã hội. Đánh giá về vấn đề đói nghèo trên phạm vi cả nước cũng đã được nhiều tổ chức, nhiều dự án tiến hành và công bố kết quả, tuy nhiên, nếu phản ánh một cách đầy đủ và cập nhật gần đây nhất, phải nói đến tình hình nghèo đói, được nêu trong tập báo cáo “nghèo”, là báo cáo chung của các nhà tài trợ. Báo cáo đã trình bày những vấn đề người nghèo là ai? Nguyên nhân nghèo đói; chính sách công hiện nay và người nghèo và tiến tới chú trọng nhiều hơn đến giảm nghèo trong các chính sách công. Ngay trong tháng 7 năm 2007, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo "Mối liên hệ giữa Đói nghèo và Môi trường trong Chính sách, Luật pháp và Đánh giá tác động môi trường" do Dự án "Đói nghèo và môi trường", Bộ Tài Nguyên và Môi trường tổ chức, tỉnh Thái Nguyên cũng là một trong số 4 tỉnh được lựa chọn vào vùng điều tra mang đặc trưng cho khu vực miền núi. Mặc dù tên của cuộc hội thảo khá gần với tên đề tài do nhóm tác giả nêu ra, nhưng vấn để được giải quyết của hội thảo lại tập trung xác định những vấn đề hạn chế sự tham gia của người nghèo trong việc xây dựng chính sách môi trường và lập kế hoạch.
Nghèo đói và môi trường sống có quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Vì cuộc sống đói nghèo, họ phải tìm phương kế sinh sống bằng nhiều cách thức: đốt nương, phá rừng, khai thác tận diệt các nguồn lợi thuỷ, hải sản,... và do đó họ thường là người gánh chịu những hậu quả về tác động trở lại của môi trường: sự nghèo kiệt đất đai, làm cho năng suất cây trồng thấp, vì phá rừng nên họ thường gánh chịu hậu quả lũ lụt, hạn hán....vì người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương, cho nên khi gặp phải những biến động của môi trường sống, họ lại rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và phải chịu hậu quả của môi trường. Do vậy, làm thế nào để vừa đảm bảo cải thiện đời sống của người nghèo, vừa cải thiện môi trường sống cho họ, đảm bảo một cuộc sống bền vững đang là một vấn đề được đặt ra không phải trong phạm vi từng quốc gia, mà đòi hỏi có một chương trình hành động quốc tế. Trên phạm vi tỉnh Thái Nguyên, cũng đã có những nghiên cứu về vấn đề đói nghèo, nhưng vấn đề lại tập trung nghiên cứu nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số, chứ không phải là tất cả các nhóm đối tượng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, mặt khác, các nghiên cứu về vấn đề nghèo đói trên tại tỉnh Thái Nguyên có một số bài viết về nghèo đói và chất thải, tuy nhiên khía cạnh bài viết chỉ đưa ra vấn đề nghèo đói ở khu vực đô thị, kiếm sống của trẻ em và phụ nữ tại bãi rác thải, tức là kết quả các nghiên cứu chưa hề có công bố nào về nghèo đói với vấn đề môi trường sinh sống tự nhiên của người nghèo tại khu vực tỉnh Thái Nguyên. Quá trình nghiên cứu của Werner Doppler và Đỗ Anh Tài vùng núi phía Bắc Việt Nam đã giới thiệu một phưong pháp nghiên cứu mới, đó là phương pháp hệ thống thông tin toàn cầu (GIS), giúp ích rất lớn đối với sử dụng phương pháp trong nghiên cứu nghèo đói và vấn đề môi trường.
Tính cấp thiết
Giải quyết tình trạng nghèo đói và cải thiện môi trường sinh sống được Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo.
Giải quyết tình trạng nghèo đói không những nâng cao đời sống kinh tế, mà nó còn cải thiện những vấn đề xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng của các tầng lớp cư dân, nhất là cư dân nông thôn và thành thị.
Nghèo đói và suy giảm môi trường có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ, nếu làm tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, đời sống người dân sẽ nâng cao về mọi mặt, họ hiểu được cái giá phải trả khi nguồn tài nguyên bị khai thác bừa bãi, quá mức, sự nhận thức của người nghèo cũng sẽ thay đổi trong sinh đẻ: sinh nhiều, gia đình đông con, không thể có nguồn nào đảm bảo vĩnh viễn đời sống, khi họ chỉ biết khai thác môi trường mà không biết bảo tồn,
Khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên là một trong các vùng an toàn khu kháng chiến, tuy nhiên, do những trở ngại về địa hình, giao thông, tập quán canh tác,… đã làm cho đời sống và vấn đề môi trường của nhiều địa phương còn khá nghiêm trọng, do đó, giải quyết được bài toán về đói nghèo cho người dân và cải thiện môi trường cho họ là viêc làm xuất phát từ nhu cầu khách quan và là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nói chung, của khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Mục tiêu
Tập hợp lý luận về nghèo đói, mối quan hệ qua lại giữa nghèo đói với môi trường sống, sự phục hồi về môi trường sống của người nghèo và vấn đề đảm bảo đời sống người nghèo bền vững;
Đánh giá thực trạng nghèo và mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường sống của người dân.
Đề xuất giải pháp tổng hợp để cải thiện cuộc sống và môi trường của nguời nghèo một cách bền vững.
Nội dung
Nội dung: nghiên cứu tình hình đói nghèo, môi trường sinh thái nông thôn miền núi tại hai huyện miền núi là Định Hóa và Võ Nhai.
PP nghiên cứu
1. Khái niệm nghiên cứu tổng quát
Vấn đề nghèo đói và môi trường sống của người nghèo được tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất và xử lý chất thải của các hộ dân; các chính sách công hỗ trợ đối với các hộ nghèo tại vùng miền núi của tỉnh Thái Nguyên
2. Thiết kế nghiên cứu
Sau khi đã lựa chọn được đối tượng là những người nghèo từ kết quả danh sách của địa phương, công việc thu thập số liệu ở cấp độ xã, làng, thôn và đến hộ gia đình sẽ được tiến hành.
3. Chọn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu được lựa chọn đại diện cho việc nghiên cứu miền núi của tỉnh Thái Nguyên, là đơn vị hành chính cấp huyện, có tỷ lệ hộ nghèo lớn thuộc hạng nhất, nhì (tính tới thời điểm 31/12/2008) trong toàn tỉnh Thái Nguyên, môi trường sống của người nghèo của vùng nghiên cứu là khó khăn...
4. Chọn điểm nghiên cứu
Dựa trên kết quả đánh giá nhanh nông thôn, dựa vào kết quả đánh giá của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội của huyện Định Hóa và Võ Nhai để lựa chọn các xã, từ đó chọn các thôn, xóm và hộ điều tra.
Nhóm hộ điều tra được phân chia thành 02 nhóm: nhóm hộ nghèo và nhóm hộ không nghèo.
5. Thu thập tài liệu
+ Tài liệu thứ cấp: Tài liệu này được thu thập từ các báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Lao động – Thương binh và xã hội tính Thái Nguyên, huyện Định Hóa, Võ Nhai; Báo cáo đánh giá môi trường của Sở Tài Nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa, Võ Nhai.
+ Tài liệu sơ cấp: Được thu thập của năm 2009, thông qua Hội thảo với cán bộ đại diện các Phòng chức năng của huyện Định Hóa, Võ Nhai và điều tra tại các hộ gia đình của huyện Định Hóa, Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Dựa trên kết quả đánh giá tình trạng nghèo đói của huyện Định Hóa, Võ Nhai, nhóm nghiên cứu chọn các xã sau:
Bảng 1- Lựa chọn mẫu điều tra
Stt |
Tên xã |
cỡ mẫu |
Tiêu thức lựa chọn |
1 |
Bảo Linh |
25 |
Xã miền núi, vùng cao; sản xuất nông nghiệp |
2 |
Trung Hội |
25 |
Xã miền núi; có điều kiện dịch vụ thương mại |
3 |
Quy kỳ |
25 |
Xã miền núi, vùng cao, dân cư thưa thớt, tỷ lệ hộ nghèo cao |
4 |
Bình Thành |
25 |
Xã miền núi; tỷ lệ hộ nghèo cao; sản xuất nông nghiệp. |
5 |
Cúc Đường |
50 |
Xã miền núi,vùng cao; sản xuất nông nghiệp |
6 |
Dân Tiến |
50 |
Xã miền núi, vùng cao; có điều kiện sản xuất hàng hoá nông nghiệp |
Tổng số |
200 |
|
Phương pháp chọn hộ: các hộ được chọn, trước hết dựa trên kết quả phân loại nhóm hộ (theo danh danh sách hộ nghèo do Phòng Lao động thương binh và xã hội của 2 huyện Định Hóa và Võ Nhai cung cấp); sau đó, các xã được chọn được nhóm căn cứ vào đặc điểm địa hình là các xã miền núi. Đối với các hộ không nghèo, nhóm nghiên cứu đề nghị trưởng các thôn điều tra cung cấp danh sách các hộ ngẫu nhiên.
6. Chỉ tiêu phân tích
Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của người dân
Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ gia đình
Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất của hộ gia đình
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kỹ thuật canh tác của hộ gia đình
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ gia đình
Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi tiêu của hộ gia đình
Nhóm chỉ tiêu phân tích ảnh hưởng của cuộc sống nghèo đói đến môi trường sống (môi trường sinh thái) của người dân nghèo
Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường sống của người nông dân khu vực nông thôn điều tra.
7. Xử lý số liệu
+ Quá trình xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm SPSS.
+ Mô hình kiểm định
Nhòm nghiên cứu sử dụng kiểm định CHI – SQUARE để tìm hiểu mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế hộ với chất lượng môi trường sống.
Các kết quả đo lường được thể hiện bằng thang đo Likert, từ phiếu điều tra.
+ Mô hình logit
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)