Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Kinh tế và QTKD
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Kinh tế học
Chủ nhiệm(*) Đồng Văn Tuấn
Ngày bắt đầu 01/2010
Ngày kết thúc 12/2011

Tổng quan

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Lao động

            Trong giáo trình Phân tích lao động xã hội của khoa Kinh tế lao động-Trường ĐH Kinh tế quốc dân viết:

            "Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích phục vụ nhu cầu của con người" [2]

            Khái niệm này nhấn mạnh nhiều vào hoạt động sản xuất vật chất tạo của cải vật chất cho sự phát triển của xã hội. Thực tế, hoạt động lao động của con người được thực hiện trên nhiều lĩnh vực hết sức phong phú và đa dạng, như nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá nghệ thuật...Vì vậy, khái niệm này chưa thể hiện rõ được hết các hoạt động lao động của con người.

            Trong giáo trình: Kinh tế học chính trị Mác - Lênin viết:

            "Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người" [3]

            Trong bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết:

" Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội" [1]

Hai khái niệm sau cơ bản giống nhau và khái quát được một cách toàn diện các hoạt động lao động phong phú của con người.

Hoạt động lao động của con người có vai trò hết sức quan trọng. Trong lao động sản xuất ra của cải vật chất, con người luôn tác động vào các vật chất của tự nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người. Trong quá trình đó, con người ngày càng phát hiện được những đặc tính, những quy luật của thế giới tự nhiên, từ đó họ cũng không ngừng thay đổi phương thức tác động vào thế giới tự nhiên, cải tiến các thao tác và công cụ lao động sao cho hoạt động của họ ngày càng hiệu quả hơn. Như vậy, con người và tự nhiên có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau trong quá trình con người phát triển hướng tới một xã hội văn minh và hiện đại. Trong lao động con người không chỉ nâng cao được trình độ hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn cả những kiến thức về xã hội và nhân cách đạo đức. Lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển xã hội.

1.1.1.2 Sức lao động

               Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong con người. Thể lực, trí lực và tâm lực đó đem ra vận dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần của xã hội

            Sức lao động là năng lực tiềm ẩn trong mỗi người lao động, đánh giá năng lực đó là hết sức phức tạp. Tuy nhiên, người ta thường dùng ba tiêu chí cơ bản sau để đánh giá:

            Một là thể lực, con người có sức khoẻ tốt thì mới có khả năng lao động với năng suất cao và học tập đạt kết quả tốt. ở các nước đang phát triển nói chung, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, người lao động thường có thể lực hạn chế do mức sống thấp. Sức khoẻ kém dẫn đến năng suất lao động thấp, năng suất lao động thấp lại dẫn đến mức sống thấp, mức sống thấp ảnh hưởng đến thể lực và khả năng học tập, điều đó lại làm cho năng suất lao động thấp...đó là cái vòng luẩn quẩn cần phải phá bỏ. Muốn phá bỏ cái vòng luẩn quẩn đó thì điều mấu chốt là phải tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đảm bảo cho người dân được tiếp cận với một nền giáo dục ngày càng cao và sự chăm sóc y tế ngày càng đầy đủ, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại.

                        Hai là tâm lực, tâm lực là nhân cách, là đạo đức và lối sống của con người, là phương thức cư sử của con người với cộng đồng và xã hội. Hiện nay, tâm lực là yếu tố được coi trọng hàng đầu vì đạo đức và lối sống là cái gốc của con người. Con người có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với cộng đồng thì thông qua rèn luyện có thể nâng cao được thể lực và trí lực của mình. Người có tâm lực kém thì chỉ có ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Thể lực càng tốt, trí lực càng cao mà tâm lực không có thì tác hại gây ra cho xã hội càng lớn. Như Bác Hồ đã nói, người có tài mà không có đức thì chỉ phá hoại. Vì vậy, để nâng cao chất lượng nguồn lao động thì phải luôn quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức và lối sống, tác phong và nhân cách cho người lao động. Tạo cho người lao động phong cách lao động cần cù sáng tạo, biết trân trọng những giá trị của lao động chân chính, biết thương yêu giúp đỡ nhau trong lao động, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đó là điều kiện quan trọng nhất để phát triển nhanh chóng và toàn diện nền kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông thôn nói riêng.

Ba là trí lực, trí lực là trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động, là trình độ hiểu biết của con người được áp dụng trong quá trình lao động nhằm đạt năng suất lao động cao. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng lao động trực tiếp, khi hàm lượng chất xám ngày càng cao trong giá trị của sản phẩm thì trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao đông có vai trò hết sức quan trọng. Người lao động có trình độ văn hoá và chuyên môn cao mới có thể tiếp cận và áp dụng có hiệu quả những tiến bộ của khoa học và công nghệ, từ đó sẽ tạo được hiệu quả cao trong lĩnh vực hoạt động của mình. Như vậy, để có nguồn lao động có chất lượng cao cần phải bồi dưỡng người lao động một cách toàn diện cả về thể lực, tâm lực và trí lực. Về cơ bản và lâu dài là phải xây dựng và phát triển một nền giáo dục có chất lượng cao và đảm bảo cho toàn dân đều có khả năng được cung cấp dịch vụ giáo dục tiên tiến.

            1.1.1.3  Nông thôn

            - Khái niệm về nông thôn

            Cho đến nay, gần như chưa có định nghĩa nào về nông thôn được chấp nhận rộng rãi. Nếu cho rằng nông thôn là địa bàn có mật độ dân số thấp hơn thành thị thì chưa thoả đáng vì chỉ tiêu này khác nhau giữa các nước và ngay ở nước ta thì một số vùng nông thôn so với nhiều thị xã thì mật độ dân số không thấp hơn.

            Có nhiều ý kiến cho rằng nông thôn là địa bàn mà ở đó dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Đây là ý kiến có tính thuyết phục hơn nhưng chưa đầy đủ vì có nhiều vùng dân cư sống chủ yếu bằng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu nhập từ nông nghiệp trở thành thứ yếu, chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cư. Một số nhà khoa học đưa ra khái niệm về nông thôn như sau:

" Nông thôn là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn "[5]

 . Đây là khái niệm dùng nhiều chỉ tiêu để đánh giá giữa nông thôn và thành thị vì vậy nó mang tính toàn diện hơn và được nhiều người chấp nhận hơn.

            Với khái niệm về nông thôn như trên, chúng ta có thể phân tích những đặc trưng chủ yếu của vùng nông thôn và so sánh với thành thị.

            Thứ nhất, nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các hoạt động kinh tế chủ yếu nhằm phục vụ cho nông nghiệp và cộng đồng cư dân nông thôn. Đây là đặc trưng rất cơ bản của vùng nông thôn. Với mọi vùng nông thôn thì nông nghiệp luôn là ngành có vai trò quan trọng (kể cả lâm và ngư nghiệp). Kể cả những vùng mà TTCN và dịch vụ phát triển rất mạnh thì nông nghiệp vẫn có vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn thu hút nhiều ngành phát triển phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

            Thứ hai, nông thôn là vùng có cơ sở hạ tầng kém hơn thành thị, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá kém hơn. Đối với mọi quốc gia thì chỉ tiêu này là khá rõ ràng. Vùng nông thôn có địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn nên hệ thống cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển sản xuất hàng hoá cũng thấp hơn.

            Thứ ba, nông thôn là vùng  có thu nhập và đời sống thấp hơn, trình độ văn hoá, khoa học và công nghệ thấp hơn thành thị vì thành thị thường là trung tâm văn hoá và kinh tế của một vùng, do vậy cơ cấu kinh tế phát triển hơn, mức độ đầu tư cao hơn. Hơn nữa do điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá - khoa học và kỹ thuật mà thành thị tạo nên sức hút rất lớn đối với nguồn lao động tinh tuý, có trình độ cao ở nông thôn ra lập nghiệp, điều đó cũng góp phần hình thành trung tâm văn hoá, khoa học và công nghệ ở thành thị.

            Thứ tư, nông thôn mang tính đa dạng về tự nhiên, kinh tế và xã hội, đa dạng về quy mô và trình độ phát triển…giữa các vùng khác nhau thì tính đa dạng cũng khác nhau.

            Thứ năm, một đặc trưng khác của vùng nông thôn mà cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt giữa thành thị và nông thôn đó là tính cộng đồng làng - xã - thôn - bản rất chặt chẽ. Phần lớn các vùng nông thôn có lịch sử phát triển lâu đời hơn thành thị, do đó tính cộng đồng làng xã rất vững chắc. Mỗi làng, mỗi thôn bản hay mỗi vùng nông thôn đều có phong tục tập quán và bản sắc văn hoá riêng. Điều đó giống như pháp luật bất thành văn mà mọi cư dân  phải tuân theo. Dân cư thành thị chủ yếu là từ nhiều nơi đến lập nghiệp nên phong tục tập quán và bản sắc văn hoá phong phú đa dạng, không đồng nhất, còn nông thôn, những bản sắc văn hoá của mỗi làng bản được duy trì vững chắc hơn. Điều đó tạo nên truyền thống văn hoá của mỗi vùng, mỗi làng quê ở nông thôn, nó in đậm trong đời sống tâm hồn của mỗi con người sinh ra và lớn lên ở đó.

            Với những đặc trưng như vậy, ta thấy nông thôn có vai trò to lớn  trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước:

            Thứ nhất, nông thôn là nơi cung cấp những sản phẩm tối cần thiết và không thể thay thế cho cuộc sống của con người, do vậy nó đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Marx đã từng nói: Con người ta trước hết cần ăn, uống, mặc và ở, trước khi lo đến làm chính trị, khoa học nghệ thuật hay tôn giáo. Thiếu những điều kiện ấy, mọi hoạt động xã hội sẽ bị rối loạn. Nông thôn còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển. Hệ thống kinh tế nông thôn bao gồm Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Dịch vụ tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá dồi dào phục vụ cho đời sống của nhân dân và cho xuất khẩu, nguồn tiềm năng chưa được khai thác trong nông thôn nước ta còn rất to lớn. Đặc biệt, trong tương lai không xa, với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nông nghiệp sẽ trở thành ngành sản xuất mang tính chất công nghiệp và phát triển dịch vụ hiện đại có năng suất và hiệu quả cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn. Nông nghiệp sẽ trở thành một ngành quan trọng của nền kinh tế tri thức. Như vậy, phát triển kinh tế nông thôn sẽ góp phần đảm bảo sự thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

            Thứ hai, nông thôn nước ta với 70% lao động sống và làm việc, chiếm phần lớn trong tổng lao động xã hội. Vì vậy, nông thôn là nơi cung cấp nguồn lao động chủ yếu cho phát triển công nghiệp và các ngành khác. Ngày nay, thời kỳ cả nước đang đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, không chỉ các hoạt động trong nông thôn mà cả các ngành khác luôn đòi hỏi chất lượng của người lao động ngày càng cao. Điều đó chỉ có thể được đáp ứng khi nông thôn được phát triển một cách toàn diện     

Thứ ba, với 70% dân số sống ở nông thôn, Đây không những là thị trường rộng lớn cho phát triển công nghiệp mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong củng cố an ninh và quốc phòng, giữ dìn trật tự và an toàn xã hội. Trong chiến lược quốc phòng toàn dân, mỗi người dân là một người lính. Hơn nữa, khả năng cung cấp hậu cần tại chỗ cũng có vai trò hết sức quang trọng trong củng cố an ninh và quốc phòng.

            Thứ tư, nông thôn chiếm giữ  tuyệt đại bộ phận tài nguyên của đất nước, từ rừng núi sông biển với các loại thuỷ hải sản, động thực vật tới các loại khoáng sản…Vì vậy, nông thôn có vai trò to lớn trong việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên để phát triển đất nước. Bên cạnh việc quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nông thôn còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ dìn, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững. Như vậy, nông thôn  còn là nơi nghỉ ngơi lý tưởng, đưa con người về gần với tự nhiên  trong lành, góp phần nâng cao sức khoẻ cho con người cả về thể chất và tinh thần.

            - Lao động nông thôn

            Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn.

-Đặc điểm của lao động nông thôn

             Lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng. Đặc điểm này làm cho việc tổ chức hiệp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp thông tin cho lao động nông thôn là rất khó khăn. Đặc điểm này đặc biệt nổi bật ở một tỉnh miền núi như Thái Nguyên.

             Lao động nông thôn có trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với thành thị. Tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp. Lao động nông thôn chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính. Điều đó làm cho lao động nông thôn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn.

Lao động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuần nông. Do vậy, việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến. Vì vậy, muốn giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì phải bằng mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thời vụ bằng cách phát triển đa dạng nghành nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý.

            Lao động nông thôn có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả nămg nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế. Do đó, khả năng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hoá hạn chế.

            Ngoài ra, lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái nguyên còn có một số đặc điểm khá nổi bật như:

            Nông thôn Thái Nguyên với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, địa hình rừng núi hiểm trở và chia cắt làm cho việc giao thông đi lại rất khó khăn. Đó là những cản trở làm cho tỷ lệ lao động nông thôn có trình độ tốt nghiệp cấp III rất thấp. Trong khi đó những người đã qua đào tạo chủ yếu làm việc ở các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước, do đó lực lượng lao động trong nông thôn có trình độ hạn chế. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho nông thôn Thái Nguyên vẫn còn lạc hậu.

            Tính bảo thủ và ỷ lại. Do khả năng giao lưu kinh tế và văn hoá kém nên tính trì trệ và bảo thủ của sản xuất nhỏ càng nặng nề. Người nông dân vẫn cứ  sản xuất như vậy, vẫn sống như vậy như thói quen đã có. Thay đổi thì sợ khó khăn, sợ rủi ro...mà cũng không biết thay đổi như thế nào. Họ chấp nhận như vậy và trông đợi vào sự đầu tư của nhà nước.

Thiếu chí vươn lên làm giầu. Nông thôn Thái Nguyên mang nặng tính thuần nông nên thiếu tính năng động trong sản xuất và kinh doanh. Người dân thường có tư tưởng thoả mãn với những gì mình có. Một bộ phận dân nghèo không có chí vươn lên thoát nghèo, do đó sự hỗ trợ của nhà nước giúp họ thoát nghèo như cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo thì họ lại dùng để ăn chơi, rượu chè, cờ bạc...kết quả là lại làm cho họ thành con nợ và nghèo thêm.

             Văn hoá, phong tục tập quán còn nhiều nét lạc hậu. Thái Nguyên gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao lan, H'Mông, Trại...Nên văn hoá, phong tục tập quán rất phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giữ dìn và phát triển bản sắc văn hoá độc đáo của địa phương và phát triển ngành du lịch trong tương lai. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều những phong tục tập quán lạc hậu như ma chay, cưới xin...linh đình và kéo dài ngày làm lãng phí tiền của, ảnh hưởng đến vốn cho sản xuất và lãng phí thời gian dành cho sản xuất và kinh doanh.

-Phân loại lao động

            Việc phân loại lao động nhằm đánh giá chất lượng nguồn lao động và tình hình sử dụng và phân công lao động trong nông thôn. Về đánh giá chất lượng nguồn lao động, nếu đầy đủ còn phải có tiêu chí đánh giá về thể lực và tâm lực, nhưng trong phạm vi đề tài này không có điều kiện đề cập đến, do đó chỉ đánh giá về trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn.

            Theo trình độ đào tạo (Trình độ văn hoá - Trình độ chuyên môn kỹ thuật)

            Trình độ văn hoá của người lao động:

            Về trình độ văn hoá của người lao động có thể phân chia theo các mức độ sau:

                                    - Chưa tốt nghiệp cấp I

                                    - Cấp I

                                    - Cấp II

                                    - Cấp III

            Việc phân chia và tính được chính xác tỷ lệ lao động có trình độ văn hoá khác nhau là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng nguồn lao động nộng thôn. Trình độ THPT là trình độ cơ sở rất quan trọng tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự học hỏi, tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất và kinh doanh. Sự hiểu biết về pháp luật, việc xây dựng đời sống văn minh, hiệu quả của các chính sách phát triển nông nghiệp...phụ thuộc rất lớn vào trình độ văn hoá của người lao động. Vì vậy, việc đánh giá đúng trình độ văn hoá của lao động nông thôn là cơ sở quan trọng để đưa ra những biện pháp đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người lao động.

            Trình độ chuyên môn:

            Trình độ chuyên môn có thể được phân theo các mức độ sau:

                                    - Trình độ sơ cấp & công nhân kỹ thuật

                                    - Trình độ trung cấp

                                    - Trình độ cao đẳng &Trình độ đại học

                                    - Trình độ trên đại học

            Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta là phát triển theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN và có sự quản lý của nhà nước. Như vậy, nông nghiệp cũng phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với trình độ và hiệu quả cao. Đặc biệt với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ hết sức gay gắt, điều đó tạo ra cho nông nghiệp nước ta những thách thức to lớn vì nông nghiệp nước ta phát triển còn thấp. Trước thực tế đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng. Bộ phận lao động trong nông thôn có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật sẽ có vai trò như đầu tầu trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh. Từ đó, họ sẽ có tác động nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến và thúc đấy sản xuất kinh doanh trong nông thôn phát triển có hiệu quả cao. Vì vậy, cần có chiến lược đào tạo phù hợp nhằm nâng dần tỷ lệ nguồn lao động đã được qua đào tạo trong nông thôn.

Theo lứa tuổi:

Phân chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi có thể phân thành các nhóm như sau:

                                    Từ   15    đến  24

                                    Từ   25    đến  34

                                    Từ   35    đến  44

                                    Từ   45    đến  54

                                    Từ   55    đến  60

            Hoặc cũng có thể phân chia làm 3 nhóm là:

            Nhóm lao động trẻ gồm những người từ 15 đến 34 tuổi

            Nhóm lao động trung niên gồm những người từ 35 đến 54 tuổi

            Nhóm lao động cao tuổi gồm những người từ 55 tuổi trở lên.

            Việc phân chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi như trên cho phép năm được cơ cấu về tuổi đời của lực lượng lao động, tình hình biến động của lực lượng lao động và tình hình việc làm của mỗi nhóm tuổi. Từ đó tìm ra giải pháp giải quyết việc làm phù hợp.

Theo giới tính nam và nữ, việc nghiên cứu tình hình việc làm theo giới tính cho ta biết thực trạng của lao động nữ, từ đó có những giải pháp cụ thể cho lao động nữ.

            Ngành hoạt động:

            Phân chia lao động theo ngành hoạt động sẽ gồm các ngành sau:

                        -Trồng trọt

                        - Chăn nuôi

                        - Lâm nghiệp

                        - Thuỷ sản

                        -Phi nông nghiệp

            Việc nghiên cứu như vậy sẽ nắm được thực trạng việc làm và thu nhập của các ngành khác nhau, so sánh cụ thể thời gian lao động và thu nhập được tạo ra từ mỗi ngành, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp. Trong nông thôn, việc phân chia lao động theo ngành như trên thực chất chỉ mang tính tương đối. Việc phân chia như trên là dựa vào thu nhập và thời gian lao động được phân bổ cho các ngành. Trong thực tế, mỗi hộ nông dân thường có cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản, ỉt nhất cũng có chăn nuôi và trồng trọt. Vì vậy, trong gia đình một người có thể vừa làm trồng trọt, vừa làm chăn nuôi, vừa làm các việc khác. Việc phân chia lao động theo ngành như trên cho phép đánh giá được cơ cấu kinh tế trong nông thôn và trình độ phân công lao động trong nông thôn. Điều này có ý nghĩa quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của mỗi vùng nông thôn trong việc khai thác tối đa và hợp lý những thế mạnh của địa phương mình.

1.1.1.4 Việc làm và thất nghiệp

- Khái niệm về việc làm

            Theo bộ Luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 thì việc làm được định nghĩa như sau:

            "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm " [1]

 Trước đây chúng ta coi những người có việc làm là những người làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước và trong các cơ quan nhà nước….Nhưng khái niệm việc làm hiện nay đã được mở rộng, phù hợp với nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào nhiều hoạt động mang lại thu nhập và tạo việc làm. Điều đó được thể hiện chủ yếu qua hai góc độ sau:

            Một là, thị trường việc làm đã được mở rộng, bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và không bị giới hạn về không gian. Người lao động được coi là có việc làm khi lao động trong các đơn vị kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cũng như kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình hoặc có thể hành nghề kinh doanh độc lập…Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm này là rất lớn. Hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên ra trường có thể xin việc ở mọi thành phần kinh tế từ kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân và nhiều người mở hoạt động kinh doanh độc lập. Ngay trong nông thôn, người nông dân cũng mở mang kinh doanh các ngành nghề hết sức phong phú. Với quan điểm như trên, Đảng và nhà nước ta đã  tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong việc giải phóng lực lượng lao động xã hội, tính năng động của người lao động được nâng cao hơn nhiều so với những năm trước đây.

            Hai là, người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết, tự do thuê mướn lao động theo luật pháp để tạo việc làm cho mình và xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng ta luôn khảng định duy trì nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội cho phát triển kinh tế. Do vậy, mọi tổ chức, cá nhân cũng như hộ gia đình đều có thể phát huy mọi khả năng và nguồn lực cho phát triển kinh tế, thực hiện liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh với các đối tác kinh tế khác, cả trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho bản thân và xã hội theo quy định của pháp luật.

            Từ những khái niệm trên giúp ta hiểu rõ khái niệm thiếu việc làm hay bán thất nghiệp. Người thiếu việc làm là những người có việc làm nhưng do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn, mà họ phải làm việc không hết thời gian theo luật định, hoặc làm những công việc có thu nhập thấp không đủ sống, muốn tìm thêm việc làm để bổ xung. Một khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là do người nông dân chỉ quen làm nông nghiệp. Đó là nghề nghiệp lâu đời của họ. Muốn phát triển tiểu thủ công nghiệp thì cần có vốn và tay nghề kỹ thuật. Đối với những ngành như  sửa chữa cơ khí, sửa chữa đồ điện và các đồ gia dụng khác, may mặc, dệt thảm…người lao động cần phải qua đào tạo. Tuy nhiên ở nông thôn không có trường lớp, đến các trung tâm dạy nghề ở các thành phố thì với thu nhập của nông dân điều đó trở thành hết sức khó khăn. Vì vậy, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn và đặc biệt là nông thôn miền núi phát triển rất yếu, quy mô nhỏ và hiệu quả thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng có thể khai thác.

            Thiếu việc làm ở nông thôn còn do lao động tăng nhanh, diện tích ruộng đất trên một lao động ngày càng giảm, cơ cấu kinh tế lạc hậu. Vì vậy,  hiệu quả lao động cũng thấp. Điều đó ảnh hưởng đến thu nhập và mức sống của cư dân nông thôn.

            Từ phân tích trên ta thấy việc làm là vấn đề hết sức cần thiết cho lao động nông thôn, nhưng lao động phải có hiệu quả cao mới nâng cao được thu nhập và mức sống của người dân. Vấn đề rất cần thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật cho lao động trẻ ở nông thôn bằng nhiều hình thức.

            Xu hướng có tính quy luật trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá  là tỷ trọng về lao động và giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng nhỏ, trong khi tỷ lệ lao động và giá trị sản lượng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Vì phát triển cũng có nghĩa là quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng hợp lý, những ngành có năng suất và hiệu quả cao sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Hơn nữa, khi thu nhập của dân cư càng tăng lên thì nhu cầu về các hàng hoá công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh hơn nhiều so với nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay xu hướng này ở nông thôn nước ta nói chung và ở miền núi nói riêng diễn ra rất chậm chạp. Điều đó càng tạo nên sức ép về lao động và việc làm trong nông thôn.

            Vấn đề là phải tìm ra những biện pháp hỗ trợ và tác động làm cho chuyển dịch đó nhanh và hiệu quả hơn, có như vậy mới giảm được sức ép về lao động và việc làm trên địa bàn nông thôn, nhưng cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam là rất lạc hậu, về cơ bản vẫn là tự cung tự cấp, hệ số sử dụng ruộng đất bình quân đạt được 1,4 lần, nơi cao nhất cũng chỉ đạt 2 lần (Đồng bằng sông Hồng), 84,1% lao động tập trung vào nông nghiệp, 70% thu nhập là từ nông nghiệp [10].

            Như vậy, muốn giải quyết việc làm cần phải thực hiện phân công lao động trong nông thôn, chuyển lao động từ  nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tăng quy mô tích tụ ruộng đất theo hộ. Có như vậy mới áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lao động nông thôn sẽ ngày càng hiện đại hơn, trên cơ sở trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao hơn

 - Việc làm thường xuyên và việc làm không thường xuyên

            Dân số có việc làm thường xuyên là những người hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua có số ngày làm việc thực tế lớn hơn hoặc bằng tổng số ngày có nhu cầu làm thêm

            “Dân số không có việc làm thường xuyên gồm những người thuộc bộ phận dân số hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua có tổng số ngày làm việc thực tế nhỏ hơn tổng số ngày có nhu cầu làm thêm.”[7]

            Như vậy, lao động nông thôn chủ yếu thuộc bộ phận dân số không có việc làm thường xuyên, hay còn gọi là thiếu việc làm hoặc bán thất nghiệp. Trong nông thôn, lao động trồng trọt có tính thời vụ rất rõ rệt, do đó hiện tượng thiếu việc làm thể hiện rất rõ. Để hạn chế vấn đề này, cần phải đẩy mạnh thầm canh tăng vụ, lựa chọn công thức luân canh hợp lý và đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ hạn chế tính thời vụ chứ không thể khắc phục được hoàn toàn. Vì vậy, cần phải có sự bổ xung của ngành chăn nuôi và các nghành nghề phi nông nghiệp. Ngành chăn nuôi sử dụng lao động đều đặn hơn trồng trọt, tuy nhiên các hộ nông dân có quy mô chăn nuôi lớn mang tính hàng hoá còn rất ít, do đó hoạt động chăn nuôi trong các nông hộ chủ yếu là sử dụng thời gian làm tranh thủ trong ngày. Trong những ngày nhàn rỗi, lao động dành cho chăn nuôi cũng chỉ chiếm rất ít thời gian lao động trong ngày. Ở Thái Nguyên đây là hiện tượng phổ biến do sản xuất hàng hoá ở trình độ thấp, quy mô chăn nuôi nhỏ và chủng loại vật nuôi nghèo nàn.

Vấn đề có ý nghĩa to lớn trong phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn là tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của cơ giới hoá nông nghiệp. Phát triển các ngành phi nông nghiệp tạo ra nhu cầu cần thiết cho phát triển cơ giới hoá nông nghiệp, vì khi có việc làm phi nông nghiệp, người nông dân sẽ sắm máy móc để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian dành cho hoạt động phi nông nghiệp hoặc sẵn sàng thuê máy móc làm một số khâu trong nông nghiệp nếu thu nhập tạo ra từ hoạt động phi nông nghiệp cao hơn. Do đó, cơ giới hóa nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn có tác động hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển. Vì vậy, để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì hướng quan trọng là phải bằng nhiều biện pháp phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp.

- Thất nghiệp

            Thất nghiệp là hiện tượng một bộ phận của lực lượng lao động không có việc làm và đang tích cực tìm việc làm.

Như vậy, những người không có nhu cầu làm việc hoặc không tìm việc làm là những người không thuộc lực lượng lao động.

(Những người không thể tìm việc làm như  học sinh, sinh viên…)

            Thất nghiệp là vấn đề bức xúc mà tất cả các quốc gia đều phải đương đầu. Thất nghiệp ảnh hưởng rộng lớn đến tất cả các vấn đề kinh tế và xã hội. Trước hết, thất nghiệp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, làm giảm thu nhập và mức sống của dân cư, hạn chế tăng sản lượng quốc dân. Thời kỳ thất nghiệp cao là thời kỳ sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế không đạt được sản lượng tối ưu. Thiếu việc làm và thu nhập thấp ở nông thôn tác động tiêu cực và lâu dài đến phát triển kinh tế xã hội. Thu nhập thấp làm cho người dân không được đảm bảo sự chăm sóc về dinh dưỡng và y tế, ảnh hưởng đến sức khoẻ và giống nòi, hạn chế trong việc học tập và rèn luyện nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng lao động từ đó lao động với năng suất thấp, không có khả năng sáng tạo trong việc tự kiếm việc làm lại dẫn tới thu nhập thấp, đó là cái vòng luẩn quẩn khó phá bỏ. Thiếu việc làm và thu nhập thấp còn dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội, ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội. Các tệ nạn xã hội phát triển, an ninh  sản xuất không bảo đảm lại kìm hãm việc thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển các ngành nghề mới...Cái vòng luẩn quẩn đó luôn néo giữ nông thôn trong vòng nghèo nàn và lạc hậu.

            -  Các loại thất nghiệp 

            Thất nghiệp tạm thời phát sinh ra do sự di chuyển không ngừng con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Do sự di chuyển mà một số người tự nguyện thất nghiệp. Trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì mức độ cơ động và linh hoạt của lực lượng lao động càng cao. Con người có thể chuyển từ công việc này sang công việc khác dễ dàng hơn, hoặc chuyển từ vùng này sang lao động và sinh sống ở vùng khác. Vì thế thất nghiệp tạm thời có xu hướng ngày càng tăng. Trong nông thôn nước ta hiện nay, hiện tượng di chuyển lao động giữa các vùng vẫn luôn diễn ra, đó là di chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ miền Bắc vào miền Nam. Thái nguyên cũng luôn có dòng di chuyển đó. Luồng lao động di chuyển vào phía Nam chủ yếu là vào các tỉnh thuộc Tây nguyên. Luồng di chuyển này có ảnh hưởng tiêu cực, do đây là hiện tượng di dân không có kế hoạch nên gây khó khăn cho quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là tài nguyên rừng. Do đó cần hạn chế hiện tượng di dân tự do này.

            Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với công nhân về chuyên môn kỹ thuật, về chuyên ngành mà người lao động được đào tạo so với nhu cầu của xã hội. Hiện nay, nước ta đang rất thiếu công nhân kỹ thuật, trong khi đó đào tạo không đáp ứng được cả về số và chất lượng. Nguồn lao động trong nông nghiệp chiếm phần lớn tổng nguồn lao động xã hội, tuy nhiên tỷ lệ đã qua đào tạo rất thấp, điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, sự mất cân đối giữa trình độ của người lao động còn thể hiện ở chỗ, nhu cầu của xã hội về chủng loại các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ là rất đa dạng, trong khi đó phần lớn lao động nông thôn chỉ biết lao động thuần nông, thậm chí chỉ quen sản xuất một số loại cây trồng và vật nuôi nhất định, không có hoặc rất hạn chế khả năng lao động trong các ngành phi nông nghiệp. Vì vậy, luôn hình thành hiện tượng thừa lao động và thiếu việc làm.

            Thất nghiệp chu kỳ phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp. Nó gắn với giai đoạn suy thoái và đóng cửa chu kỳ kinh doanh. Trên thế giới, thất nghiệp chu kỳ vẫn diễn ra gắn với các cuộc khủng hoảng kinh tế, khi sản xuất đình trệ và công nhân không có việc làm, bị sa thải hàng loạt. Trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nhiều công nhân không có việc làm lại trở về sống ở nông thôn, tạo thêm sức ép về việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn

            Thất nghiệp tuyệt đối và thất nghiệp tương đối

            Thất nghiệp tuyệt đối là những người trong năm hoàn toàn không có việc làm nhưng vẫn đang tích cực tìm việc làm, hiện tượng thất nghiệp tuyệt đối chủ yếu xảy ra đối với lao động ở thành thị.

            Thất nghiệp tương đối ( hay còn gọi là bán thất nghiệp ) là những người có việc làm không đủ so với nhu cầu làm việc của họ. Thất nghiệp tương đối là hiện tượng xảy ra cả ở nông thôn và thành thị. Ở thành thị, những người thất nghiệp tương đối thường là những người lao động chưa qua đào tạo nên họ không có việc làm ổn định, hoặc họ là những người kinh doanh nhỏ nhưng không có khả năng về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên cũng dẫn tới thiếu việc làm. Tuy nhiên, hiện tượng thất nghiệp tương đối xảy ra với lao động nông thôn là phổ biến.

            Ngoài ra, các nhà kinh tế còn đưa ra khái niệm thất nghiệp giả tạo. Thất nghiệp giả tạo là hiện tượng năng suất biên của lao động bằng không. Hay nói cách khác là tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên bằng không, Nghĩa là khi thêm một đơn vị lao động vào quá trình sản xuất hay bớt đi một đơn vị lao động thì sản lượng vẫn không thay đổi (trong khi vốn và các yếu tố khác giữ nguyên).  Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển,  và xuất hiện ở tất cả các ngành. Tuy nhiên, thất nghiệp giả tạo là hiện tượng rất khó lượng hoá, việc nghiên cứu về thất nghiệp giả tạo chủ yếu có ý nghĩa trong việc tìm ra các biện pháp bố trí và sử dụng lao động sao cho hợp lý và có hiệu quả hơn.

            Để đánh giá mức độ thất nghiệp người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

            Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với toàn bộ lực lượng lao động

 

                                                            T = (U/ L)*100                                             

            Trong đó:   

                                    U là số người thất nghiệp

                                    L là tổng lực lượng lao động

                                    T là tỷ lệ thất nghiệp

            Với lao động nông thôn, hiện tượng thất nghiệp chủ yếu biểu hiện dưới dạng thiếu việc làm nên người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sử dụng thời gian lao động như sau:

Ts = Tt / Thđ*100

            Trong đó : - Ts là tỷ suất sử dụng thời gian lao động

                               - Tt là thời gian lao động thực tế trong kỳ

                               - Thđ là thời gian có khả năng huy động trong kỳ

Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

            Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức mà ở đó các thị trường lao động khác biệt ở trạng thái cân bằng, ở một số thị trường thì cầu quá mức (hoặc nhiều việc không có người làm), trong khi đó ở những thị trường khác thì cung quá mức ( hay thất nghiệp). Gộp lại, tất cả các nhân tố hoạt động để sức ép đối với tiền lương và giá cả trên tất cả các thị trường đều cân bằng.

            Trong cuốn Kinh tế vĩ mô của Gregory Mankiw viết: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là mức bình quân mà tỷ lệ thất nghiệp biến động xoay quanh nó.

            - Ảnh hưởng của thất nghiệp

            Thất nghiệp ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Theo Henry Wallace: "Thất nghiệp đồng nghĩa với sự cùng quẫn của con người ngay trong lòng xã hội giầu có. Đây là nghịch lý lớn nhất của xã hội hiện đại"[4]

            Thất nghiệp làm cho một bộ phận của lực lượng lao động không được tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần cho xã hội. Vì vậy, thất nghiệp ảnh hưởng tới mức sản lượng của một quốc gia. Hơn nữa, xã hội còn phải mất thêm chi phí trợ cấp cho những người thất nghiệp nhằm làm giảm bớt khó khăn trong đời sống của họ. Thất nghiệp làm cho những người thất nghiệp và gia đình họ gặp khó khăn về kinh tế, họ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và y tế, sức khoẻ và trình độ hạn chế sẽ ảnh hưởng lâu dài đến năng lực làm việc của gia đình họ và từ đó ảnh hưởng đến xã hội. Với lao động nông thôn, thất nghiệp và thiếu việc làm ảnh hưởng to lớn đến phát triển kinh tế nông thôn nói riêng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Thất nghiệp và thiếu việc làm dẫn đến thu nhập của người dân thấp nên họ không có khả năng áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, không có khả năng mở mang sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp. Điều đó làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn dịch chuyển chậm, hiệu quả kinh tế thấp. Nông thôn là nơi cung cấp nguồn lao động cho các ngành của nền kinh tế quốc dân. Nguồn lao động đó phải có chất lượng cao, điều đó không thể đạt được khi hiện tượng thiếu việc làm và thu nhập thấp vẫn gay gắt ở nông thôn. Do vậy, thiếu việc làm và thu nhập thấp ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.

Thất nghiệp ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý xã hội, con người được làm việc trước hết là nhằm tạo ra thu nhập để ổn định cuộc sống. Không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập, cuộc sống khó khăn con người trở lên cùng quẫn, dẫn đến buồn chán với những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Lao động và việc làm còn thể hiện được vai trò và vị trí của con người trong xã hội. Không có việc làm con người cảm thấy bơ vơ như bị bỏ rơi gây tâm lý hụt hẫng. Ngoài ra qua lao động con người luôn thể hiện được khả năng của mình và không ngừng nâng cao và hoàn thiện khả năng ấy, thông qua lao động con người cũng không ngừng được giao tiếp và học hỏi từ đó con người ngày cang hoàn thiện khả năng lao động cùng nhân cách của họ. Như vậy, lao động làm cho con người ngày càng hoàn thiện, vì thế nếu không có việc làm con người không thể phát triển và họ luôn cảm thấy họ bị bỏ ra ngoài lề xã hội. Không có việc làm không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân người thất nghiêp mà còn ảnh hưởng đến những người thân của họ. Từ những khó khăn trong cuộc sống và sự tổn thương về tâm lý làm cho người thất nghiệp dễ có những hành vi ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn xã hội.

            Thất nghiệp ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi như phá rừng, đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ và xung điện, khai thác vàng bạc, đá quý, thiếc, quặng sắt và than thổ phỉ...một cách tự do và bừa bãi làm huỷ hoại các nguồn tài nguyên và huỷ hoại môi trường. Bên cạnh đó, thất nghiệp, thiếu việc làm và thu nhập thấp còn kéo theo rất nhiều những tệ nạn như buôn bán và sử dụng chất ma tuý, buôn lậu, mại dâm, trộm cắp...cùng với dòng người di cư tìm việc làm từ  thành phố về mang theo những tệ nạn khác làm cho cuộc sống nông thôn không được bình yên, phá hỏng những thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng.

            1.1.1.5  Thu nhập của lao động nông thôn

            Thu nhập biểu thị bằng một lượng giá trị hoặc hiện vật mà người lao động nhận được bằng hoạt động lao động của mình.

            Như vậy, với nền kinh tế quốc dân, thu nhập là tổng giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một đơn vị thời gian. Với chủ doanh nghiệp tư nhân, thu nhập là lợi nhuận ròng mà họ có được sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Với người công nhân, thu nhập của họ chính là tiền lương mà họ nhận được.

            Với người lao động nông thôn, thu nhập có hai phần cơ bản:

            - Thu nhập tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền công do làm thuê

            - Các khoản hỗ trợ từ người thân, họ hàng, các khoản trợ cấp...

            Trong cơ cấu thu nhập của lao động nông thôn, phần thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thuê..chiếm tý lệ tuyệt đối lớn và có vai trò quyết định đến sự phát triển của kinh tế nông thôn. Phần được hỗ trợ chiếm tỷ lệ nhỏ bé và không thường xuyên, nó chỉ có vai trò giúp cho lao động nông thôn giảm phần nào gánh nặng của cuộc sống trong thời kỳ khó khăn.

            Trong thời kỳ hiện nay, thu nhập của lao động nông thôn nước ta có hai biểu hiện rất rõ nét:

            Thứ nhất : Thu nhập của lao động nông thôn là rất thấp và có khoảng cách khá xa so với thành thị. Theo số liệu thống kê của tỉnh Thái Nguyên, năm 2006 thu nhập /đầu người ở khu vực thành thị cao gấp 1,87 lần so với khu vực nông thôn và khoảng cách này ngày càng nới rộng. Điều đó thể hiện mức thu nhập của lao động nông thôn Thái Nguyên là thấp khi ta biết rằng thu nhập bình quân đầu người của Thái Nguyên thấp hơn mức bình quân của cả nước. Sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị là do cơ hội việc làm ở thành thị lớn hơn, năng suất lao động hay hiệu quả công việc ở thành thị cao hơn. Đây là lý do hình thành luồng di dân từ nông thôn ra thành thị với mức độ ngày càng tăng. Điều đó tạo ra yêu cầu khách quan là phải có giải pháp hợp lý nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn và  nâng cao hiệu quả của lao động nông thôn, hạn chế sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa nông thôn và thành thị từ đó khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực do sự chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị gây ra.

            Thu nhập của lao động nông thôn không ổn định. Nông nghiệp nước ta cơ bản vẫn là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, trình độ canh tác cũng như cơ sở vật chât kỹ thuật còn lạc hậu do đó chứa đựng những rủi ro lớn.

             Những năm qua, các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh… làm cuộc sống của cư dân một số vùng nông thôn thêm khó khăn.

Một số năm gần đây, dịch bệnh như cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng...làm nhiều nông dân mất đi tài sản có giá trị lớn, nhiều người trở thành mắc nợ. Ngoài sự rủi ro vì những yếu tố bất thường của tự nhiên, người nông dân cũng phải đối mặt với những rủi ro về thị trường do giá cả nông sản không ổn định.

            Trong nông thôn, thị trường lao động cũng thiếu tính ổn định do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Trong kỳ thời vụ, nhu cầu thuê lao động tăng nhưng thuê nhân công vừa khó vừa phải trả tiền công cao. Ngược lại,  thời kỳ nhàn rỗi nhu cầu thuê lao động thấp, người nông dân không có việc làm nên họ sẵn sàng làm thuê với mức tiền công thấp, Thu nhập của lao động nông thôn không ổn định thể hiện rõ ở những vùng sản xuất thuần nông.

1.1.1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn

-  Các nhân tố tự nhiên

            Thu nhập của lao động nông thôn một phần rất lớn là thu từ nông nghiệp, do đó các yếu tố về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất

nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng lớn đến  thu nhập của lao động nông thôn.

            Các yếu tố về điều kiện tự nhiên gồm:

            + Vị trí địa lý.

            Những vùng thuận lợi là những vùng gần các trung tâm đô thị, các trung tâm kinh tế và văn hoá sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng như mua sắm các tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những vùng nông thôn sâu, cách xa các trung tâm kinh tế và văn hoá sẽ rất khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hoá, sản xuất thuần nông là chính, trình độ sản xuất hạn chế dẫn tới thu nhập thấp.

            + Điều kiện về đất đai, địa hình.

 Những vùng trung du và miền núi (đặc biệt là miền núi) có địa hình hiểm trở bị chia cắt do đó rất khó khăn trong việc phát triển giao thông và thuỷ lợi. Việc áp dụng máy móc kỹ thuật cũng rất hạn chế do đất đai bị chia cắt manh mún. Vì vậy, năng suất lao động thấp, hạn chế trong khả năng giao lưu kinh tế và tiếp cận với thị trường, với các thông tin về văn hoá, khoa học kỹ thuật do vậy cũng hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến thu nhập.

            + Điều kiện khí hậu, thuỷ văn. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống mà cơ thể và môi trường là một thể thống nhất. Do vậy các điều kiện về khí hậu và thuỷ văn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Các vùng có khí hậu thuận lợi, điều kiện tưới tiêu thuận lợi sẽ có năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao mang lại thu nhập cao cho nông dân. Ngược lại những vùng có nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu, khan hiếm nguồn nước sẽ khó khăn trong phát triển sản xuất và từ đó ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của dân cư. ở nước ta, những vùng có điều kiện khó khăn điển hình là vùng miền Trung, miền núi và trung du Bắc Bộ. Các sự biến đổi thất thường của thời tiết như hạn hán, bão, lũ lụt, sương muối...luôn gây những thiệt hại to lớn cho sản xuất và đời sống. Để hạn chế thiệt hại của những hiện tượng này cần phải có hệ thống thông tin dự báo hiện đại để có phương án phòng chống có hiệu quả .

1.1.1.7  Các nhân tố kinh tế – xã hội

Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn bao gồm:

            - Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Đây là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thống thông tin và năng lượng. Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ giảm chi phí vận tải, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hoá với các vùng khác từ đó hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Hệ thống điện, thông tin giúp cho người dân có khả năng trang bị máy móc kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thuận lợi trong việc tiếp thu những thành tựu mới về  khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí được nâng cao. Hệ thống trường học, bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và đào tạo nhân lực. Vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tác động một cách tổng hợp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội và mức sống của dân cư.

-         Trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của người lao động.

 Con người với tư cách là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi hoạt động lao động, vì vậy, chất lượng của nguồn lao động quyết định hiệu quả của hoạt động lao động. Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, con người được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực cho phát triển. Do đó, trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động có ảnh hưởng quyết định đến phát triển kinh tế. Điều đó đòi hỏi không ngừng đào tạo, tập huấn cho nông dân, phát triển mạnh giáo dục ở các vùng nông thôn để hình thành một lực lượng lao động có chất lượng ngày càng cao.

- Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất là yếu tố quan trọng.

Để phát triển kinh tế phải có nguồn vốn đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất và làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Với trình độ phát triển kinh tế ở nông thôn hiện nay, hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất. Với các hộ gia đình trẻ mới tách hộ thì tình trạng thiếu vốn càng trầm trọng. Do vậy, để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì cần phải giúp đỡ người nông dân có khả năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời mở lớp tập huấn cho người nông dân nâng cao khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần cung cấp vốn cho nông dân qua nhiều hình thức để mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập.

            - Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc.

 Mỗi địa phương có những phong tục tập quán riêng, có truyền thống văn hoá riêng. Mỗi dân tộc cũng có những truyền thống, những phong tục tập quán riêng. Có những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội và ngược lại cũng có những phong tục tập quán, lạc hậu trở thành vật cản cho sự tiến bộ xã hội.      Truyền thống giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày, trong làm ăn kinh tế, trong khuyến học...là những truyền thống tốt đẹp. Có những làng xã người dân xây dựng thành các nhóm, hội kinh doanh rất hiệu quả, có làng khuyến khích người dân làm kinh tế và báo cáo kết quả trong ngày hội làng...đã có tác động thúc đẩy kinh tế phát triển và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cũng có những hủ tục như ma chay cưới xin linh đình, công việc xong trả nợ hàng năm mới hết. Các tệ nạn mê tín dị đoan...thói quen sống và làm việc mang tính tự nhiên không tính toán...là lực cản vô cùng to lớn cho sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, các giải pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn cần xem xét kỹ đến các yếu tố về phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, từ đó mỗi giải pháp mới có tính khả thi và hiệu quả.

1.1.1.8 Các nhân tố thựôc về cơ chế chính sách.

 Chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của lao động nông thôn. Người nông dân không thể có khả năng làm mọi việc mình muốn. Họ có quyền tự chủ khá lớn trên mảnh đất của họ, tuy nhiên vẫn phải phù hợp với quy định của pháp luật. Ví dụ: Không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất...Còn những điều kiện khác cho phát triển sản xuất thì chủ yếu phải do chính sách của nhà nước như: Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản ...Đều phải dựa vào vai trò của nhà nước và nó có tác động to lớn và lâu dài tới phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

1.2      Một số học thuyết kinh tế về giải quyết việc làm

1.2. 1 Mô hình của kinh tế chính trị học tiểu tư sản

Sismondi là đại diện tiêu biểu của kinh tế chính trị học tiểu tư sản. Đóng góp quan trọng của ông là phân tích khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Ông cho rằng trong chủ nghĩa tư bản tất yếu có khủng hoảng kinh tế, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do sản xuất vượt quá so với tiêu dùng.

- Giai cấp tư sản luôn muốn đạt lợi nhuận tối đa nên cũng tiết kiệm tiêu dùng và tăng mạnh đầu tư nhằm mở rộng sản xuất do đó sản xuất phát triển nhanh chóng.

- Giai cấp vô sản thì bị bần cùng hoá, tiền lương thấp nên không thể tăng tiêu dùng được.

- Giai cấp tiểu tư sản thì đang bị sản xuất lớn chèn ép dẫn tới phá sản và phân hoá nên tiêu dùng cũng hạn chế.

Do đó, sản xuất vượt xa so với tiêu dùng dẫn tới khủng hoảng thừa.

Để khắc phục khủng hoảng, ông cho rằng trước mắt cần tăng tiêu dùng và có thể thông qua ngoại thương để xuất khẩu lượng hàng hoá dư thừa. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải phát triển mạnh sản xuất nhỏ. Ông phủ nhận sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa và cho rằng nếu chỉ có sản xuất nhỏ thì tất cả mọi người đều có tư liệu sản xuất và đều có việc làm, mọi người đều công bằng và bình đẳng, sẽ không có khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.

Quan điểm của Sismondi mang nặng lập trường có tính hai mặt của tầng lớp tiểu tư sản. Ông vừa muốn xoá bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa nhưng lại vẫn giữ lại sở hữu tư nhân. Muốn xoá bỏ sản xuất lớn để đưa nó về sản xuất nhỏ là tư tưởng mang tính phản động vì nó đi ngược lại với quy luật phát triển mang tính tất yếu khách quan. Nhưng tư tưởng phát triển sản xuất nhỏ làm cho mọi người đều có việc làm, đều bình đẳng cũng là gợi ý cho giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn nước ta hiện nay. Đó là đầu tư phát triển mạnh kinh tế hộ nông dân, tạo việc làm tại chỗ, xoá đói giảm nghèo, tạo cơ sở cho phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông thôn.

1.2.2 Mô hình của trường phái cổ điển mới

            Mô hình truyền thống về tự do cạnh tranh trên thị trường. Mô hình này do những ngưòi theo trường phái Cổ điển mới đưa ra. Họ giả định rằng: Giá cả và tiền lương là hết sức linh hoạt trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong thị trường này, người sản xuất luôn nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận còn người tiêu dùng thì tối đa hoá độ thoả dụng. Như vậy, người sử dụng lao động chỉ thuê thêm lao động khi giá trị sản phẩm cận biên của người công nhân tạo ra cao hơn tiền lương mà anh ta nhận được. Theo quy luật năng suất cận biên giảm dần thì cứ tăng thêm một công nhân thì sản phẩm được tạo ra thêm lại giảm đi. Vì vậy, đường cầu về lao động cũng dốc xuống giống như đường cầu về các loại hàng hoá và dịch vụ khác. Trong khi đó, người lao động phân thời gian của mình ra làm thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Nếu tiền lương cao thì lợi ích của thời gian lao động cao, do đó người lao động sẵn sàng làm việc nhiều hơn. Như vậy, đường cung lao động cũng đi lên giống như đường cung của các hàng hoá và dịch vụ khác. Do đó  điểm cắt nhau giữa đường cung và đường cầu lao động là điểm cân bằng của thị trường. Tại điểm đó không có thất nghiệp không tự nguyện. Nói cách khác, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả và tiền lương là hết sức linh hoạt thì không có thất nghiệp, thị trường luôn đạt mức toàn dụng nhân công.

            Mô hình này cũng có những hạn chế:

            Một là, trong thực tế không có một nền kinh tế nào mà thị trường hoàn toàn là cạnh tranh hoàn hảo. Giá cả và tiền lương cũng không thể có khả năng tự điều chỉnh một cách hết sức linh hoạt như giả định của mô hình.

            Hai là, ảnh hưởng của chính sách tiền lương của nhà nước do vậy, tiền lương không thể hạ thấp để tuyển thêm công nhân.

            Với những lý do trên nên mô hình này ít có ý nghĩa thực tiễn đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng.

            1.2.3 Mô hình của trường phái  Keynes.

            Ngược lại với trường phái Cổ điển cho rằng giá cả và tiền lương là hết sức linh hoạt trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, John Maynard Keynes có giả định hoàn toàn ngược lại rằng trong ngắn hạn, giá cả và tiền lương là cứng nhắc. Do đó, ông cho rằng để phát triển kinh tế thì phải làm sao đẩy được tổng cầu tiến đến sản lượng tiềm năng. Như vậy, việc xác định sản lượng quốc dân là dựa trên cơ sở mức tổng cầu về tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ mà một nền kinh tế có khả năng sản xuất trong điều kiện cụ thể về các nguồn lực và công nghệ. Theo Keynes, mức sản lượng được xác định bởi tổng cầu gồm  tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của chính phủ:

            Q = C + I + G (1)

            Trong đó:

            Q là mức sản lượng, C là tiêu dùng, I là đầu tư, G là chi tiêu của chính phủ.

            Nếu tính cả xuất nhập khẩu và thuế thì phương trình (1) sẽ là:

                        Q = C + I + (G - T ) + ( X - M )(2)

            Trong đó:

            - T là thuế, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu

            Nếu X - M > O là có thặng dư thương mại, làm tăng mức tổng cầu. Nếu G > T thì cũng làm tăng mức tổng cầu. Như vậy, theo quan điểm của Keynes thì vai trò của nhà nước là làm sao cho đường tổng cầu tiến gần đến mức sản lượng tiềm năng nghĩa là làm cho sản lượng đạt đến sản lượng tối ưu. Trong quan điểm của Keynes, mức sản lượng có quan hệ tỷ lệ thuận với mức công ăn việc làm, do đó nếu càng đẩy được tổng cầu ra ngoài thì mức thất nghiệp càng giảm. Tuy nhiên, muốn tăng tổng cầu thì phải tăng đầu tư, mà theo Keynes thì đó là đầu tư của các nhà tư bản công nghiệp lớn. Điều đó làm cho mức lương của khu vực thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn và dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị tăng lên. Lượng lao động từ nông thôn ra lớn hơn so với mức công ăn việc làm tạo ra ở khu vực thành thị làm cho thất nghiệp ở thành thị tăng. Số lao động ở nông thôn ra thành thị có trình độ cao so với khu vực nông thôn, làm cho nông thôn kém phát triển, sức cạnh tranh kém, khả năng tăng xuất khẩu kém...như vậy mức công ăn việc làm ở cả thành thị và nông thôn thậm chí lại giảm.

            Hạn chế của mô hình Keynes:

            - Với các nước đang phát triển như nước ta, khả năng cung ứng cho nhu cầu của thị trường là thấp

            - Áp lực cạnh tranh của các nước kinh tế phát triển hơn cũng gây khó khăn cho sản xuất trong nước.

            -  Thói quen thích tiêu dùng hàng ngoại của dân cư cũng ảnh hưởng đến tổng cầu trong nước.

            - Muốn dựa vào đầu tư thì vấn đề vốn đầu tư là hết sức khó khăn.

Do đó việc áp dụng mô hình của Keynes vào thực tế giải quyết việc làm ở nước ta cũng có nhiều hạn chế.

            1.2.4 Mô hình về việc làm của Michael P. Todaro

            - Phát triển công nghiệp để giải quyết công ăn việc làm dư thừa. Trong quốn: Kinh tế học cho thế giới thứ ba của Michael P. Todaro do nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 1998 có đưa ra vấn đề nghiên cứu về việc làm có thể tóm tắt như sau: Khoảng cách giữa mức tăng sản lượng công nghiệp và công ăn việc làm. Nhiều nước đang phát triển sau khi dành đươc độc lập chọn chính sách phát triển mạnh công nghiệp nhằm hy vọng đạt được trình độ cao về kinh tế và thu hút được lao động dư thừa trong cả khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, thực tế đã không được như mong muốn đó, tình trạng thất nghiệp, thừa lao động vẫn diễn ra tràn lan. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với mức tăng về việc làm do nó tạo ra. Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp từ 6% đến 10% thì số việc làm nó tạo ra chỉ tăng từ 1% đến 3%. Trong khi đó tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp của các nước đang phát triển thường chỉ chiếm khoảng 20% tổng lực lượng lao động xã hội. Như vậy, nếu tốc độ tăng của việc làm trong công nghiệp là 15% thì cũng chỉ thu hút được 3% tổng lao động xã hội (0,2 ´ 0,15 = 0,03). Điều đó là không thể thực hiện được, vì không thể đạt được mức tăng sản lượng công nghiệp đến mức nó có thể tạo ra mức tăng việc làm là 15%. Hơn nữa, hiện nay công nghiệp phát triển với trình độ khoa học và công nghệ cao, cần nhiều vốn, do vậy nhu cầu lao động ít và đòi hỏi lao động có tay nghề. Vì vậy, lao động nông thôn không có tay nghề không thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp. Trình độ phát triển cao của công nghiệp các nước phát triển cùng với chính sách bảo hộ sẽ là khó khăn cho phát triển công nghiệp với tốc độ cao của các nước đang phát triển. Hậu quả của chính sách phát triển công nghiệp tập trung nhằm giải quyết việc làm là lao động nông thôn di cư ra thành phố tìm việc ngày càng đông gây ra áp lực nhiều mặt cho thành thị, trong khi đó những lao động nông thôn ra thành thị tìm việc phần lớn là những người trẻ khoẻ và năng động. Vì vậy, sự ra đi của họ làm ảnh hưởng đến phát triển nông thôn. Kết quả là làm tăng cả thất nghiệp ở thành thị lẫn nông thôn.

            Vấn đề này cho chúng ta thấy rằng, muốn giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng không chỉ mong chờ vào sự phát triển công nghiệp tập trung mà phải có các giải pháp tổng hợp nhằm tạo công ăn việc làm tại chỗ trong nông thôn.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số nước trên thế giới

1.2.1.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Trung Quốc

Trung Quốc là nước đông dân, chủ yếu dân cư sống ở nông thôn, thu nhập thấp và hiện tượng thiếu việc làm gay gắt. Trước tình hình đó Trung Quốc đã quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hệ thống thị trấn, thị tứ…tạo đIều kiện cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Trung Quốc còn hết sức quan tâm phát triển nền nông nghiệp thâm canh với trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt quan tâm nghiên cứu sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất và chất lượng cao cùng với kỹ thuật canh tác tiên tiến. Đặc biệt đáng chú ý là việc xây dựng các xí nghiệp Hương trấn. Xí nghiệp Hương trấn là loại hình xí nghiệp kinh tế do nông dân tự nguyện thành lập ngay trên quê hương mình trên cơ sở những lợi thế về nguồn tài nguyên, lao động và các nguồn lực kinh tế khác dưới sự quản lý của chính quyền các cấp, sự lãnh đạo của Đảng và quan tâm giúp đỡ của nhà nước. Hệ thống xí nghiệp Hương trấn chủ yếu sản xuất các hàng hoá tiêu dùng nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân. Việc phát triển xí nghiệp hương trấn có ý nghĩa rất to lớn. Xí nghiệp Hương trấn đã thu hút 120 triệu lao động (chiếm 26,9% lực lượng lao động cả nước) với mức thu nhập 2500 NDT/lao động/ tháng. Đây là thành quả to lớn mà xí nghiệp Hương trấn mang lại, vì vậy cần nghiên cứu để có thể áp dụng một cách phù hợp với điều kiện nước ta.

1.2.1.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Đài Loan

            Đài Loan là một nước có điều kiện tự nhên không thuận lợi, diện tích tự nhiên là 35981km2 với dân số hơn 20 triệu người, là nước có mật độ dân số rất cao, diện tích canh tác bình quân đầu người vào loại thấp nhất thế giới.

            Kinh nghiệm của Đài Loan có hai điểm đáng chú ý:

            - Thứ nhất là thực hiện cải cách ruộng đất và phát triển mạnh các trang trại nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn

            - Thứ hai là phát triển các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn.

            Cuộc cải cách ruộng đất thời kỳ 1949 - 1953 đã tạo điều kiện cho các trang trại phát triển mạnh mẽ, giải phóng sức lao động trong nông thôn. Năm 1953 Đài Loan có 679.000 trang trại, quy mô mỗi trang trại bình quân là 1,29 ha. Năm 1991 có 823.256 trang trại với quy mô bình quân 1.08 ha. Nông nghiệp Đài Loan phát triển mạnh mẽ ở mức 5,2% suốt từ 1953 đến 1968. Nông nghiệp Đài Loan đã phát triển theo hướng đa dạng hoá và có hiệu quả cao. Đặc biệt các trang trại ở Đài Loan đã đẩy mạnh phát triển các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 1994 số trang trại sản xuất thuần nông chỉ còn chiếm 9% tổng số trang trại cả nước. Từ 1953 đến 1970 đã có 800.000 lao đông chuyển từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp. Điều đó có ý nghĩa to lớn đối với giải quyêt việc làm cho lao động nông thôn Đài Loan.

            - Một vấn đề hết sức quan trọng đối với giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn Đài Loan là xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ mang tính gia tộc. Đài Loan đã phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn phần nhiều là sự kết hợp giữa các thành viên trong gia đình và  gia tộc, vì vậy có tính hỗ trợ rất cao. Điều đó ảnh hưởng to lớn đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn Đài Loan.

1.2.1.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Thái Lan

            Kinh nghiệm quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thái Lan là sự liên kết theo mô hình tam giác giữa nhà nước, công ty và hộ gia đình. Trong đó công ty giao nguyên liệu cho hộ gia đình gia công những công đoạn phù hợp. Nhà nước hỗ trợ vốn và kỹ thuật, bồi dưỡng tay nghề cho nông dân cũng như tạo quan hệ hợp đồng gia công giữa các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ với các doanh nghiệp lớn. Do vây, các ngành nghề truyền thống, các ngành phi nông nghiệp đều phát triển mạnh, góp phần to lớn vào giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

1.2.1.4 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Liên bang Malaysia

            Liên bang Malaysia có diện tích tự nhiên là 329,8 nghìn km2 với dân số là 22,2 triệu người (năm 1998), mật độ dân số là gần 70 người/km2. Như vậy, mật độ dân số thấp hơn nhiều nước ta. Trong khi đó, hiện nay Malaysia có nền kinh tế phát triển khá cao ở khu vực Đông Nam Á, lao động được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp. Vì vậy, hiện nay Malaysia là nước thiếu lao động và phải nhập lao động từ bên ngoài. Tuy nhiên, thời kỳ đầu công nghiệp hoá, Malaysia cũng dư thừa lao động ở nông thôn và đã giải quyết vấn đề này rất thành công.

 Malaysia đã thực hiện rất thành công chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế quốc dân. Năm 1996 lao động trong ngành nông lâm nghiệp chỉ còn chiếm 16,84% tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

Để đạt được kết quả như vậy, Malaysia đã thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, ngay thời kỳ đầu công nghiệp hoá, Malaysia đã đặc biệt chú trọng phát triển nông nghiệp, phát triển các loại cây công nghiệp phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu của mỗi vùng. Cùng với phát triển nông nghiệp, Malaysia cũng chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, điều đó rất có hiệu quả trong việc tìm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho nông dân. Từ thập kỷ 1960 Malaysia đã quan tâm áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp.

Thứ hai là, đẩy mạnh khai hoang phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn cũng như đầu tư vào các cơ sở phúc lợi xã hội khác.

Thứ ba là, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản, điều đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các ngành hàng nông sản và chuyển dịch nhanh lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Thứ tư là, thực hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo, các tổ chức công nghiệp chế biến với các hộ nông dân nhằm đẩy nhanh tiến bộ khoa học vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng với công nghiệp chế biến, xây dựng nông thôn phát triển toàn diện.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số nước trên thế giới, kết hợp với tình hình thực tiễn nước ta có thể đưa ra một số kết luận như sau:

            - Trung Quốc và Đài Loan đặc biệt quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn và phát triển nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao. Đặc biệt họ quan tâm phát triển CN và TTCN cùng các ngành phi nông nghiệp khác trong nông thôn. Đây là những vấn đề chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng một cách có hiệu quả vào điều kiện thực tiễn ở nước ta.

            Nước ta là nước đông dân vì vậy, muốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thì nhất thiết phải phát triển mạnh CN và TTCN trong nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện dựa trên cơ sở trình độ khoa học kỹ thuật cao, muốn vậy, cần phải tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông thôn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá trong nông thôn. Đặc biệt, diện tích canh tác bình quân đầu người của nước ta vào loại thấp nhất thế giới, nên điều quan trọng là phải phát triển nền nông nghiệp thâm canh trình độ cao, nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này ở nước ta hiện nay còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

            - Kinh nghiệm đáng chú ý của Thái Lan là mối quan hệ hợp tác giữa Nhà nước - Công ty và hộ gia đình. Đây là mô hình rất hay mà chúng ta có thể nghiên cứu và thực hiện trong điều kiện thực tiễn ở nước ta. Bước đầu chúng ta có thể áp dụng ở vùng có mật độ dân số cao, lao động dồi dào và có trình độ văn hoá cũng như tay nghề cao như vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Đông Nam bộ và các vùng nông thôn ven đô thị…ở đó hộ nông dân có thể hợp đồng với các công ty nhận sản xuất và gia công một số bộ phận của sản phẩm, xong giao nộp cho công ty. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

            1.2..2 Kinh nghiệm giải quyết  việc làm cho lao động nông thôn ở nước ta.

            1.2.2.1 Tình hình lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay.

            Để tạo cơ sở đề ra các giải pháp về việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, ta đi xem xét một số vần đề cơ bản về tình hình lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay với một số nét cơ bản sau:

            - Tỷ lệ lao động nông thôn ở nước ta hiện nay là rất lớn trong tổng nguồn lao động xã hội

            Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu. Nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong GDP, đặc biệt lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn lực lượng lao động xã hội. Theo Niên giám thống kê 2006, dân số cả nước là 84.155, 8 ngàn người. Trong đó dân số nông thôn là 61. 332,2 ngàn người chiếm 72,8 % tổng dân số cả nước. Dân số thành thị  chiếm 27,2%. Như vậy, dân số nông thôn chiếm tuyệt đại bộ phận dân số. Trong cơ cấu lao động giữa các ngành thì lao động trong nông lâm ngư nghiệp chiếm 55,7% tổng lao động xã hội. Điều đó cho thấy cơ cấu lao động trong nền kinh tế nước ta là bất hợp lý, trình độ công nghiệp hoá còn thấp. Sức ép về dân số, việc làm và thu nhập ở nông thôn là rất lớn. 

            - Phân bố lao động và dân cư  không đồng đều theo vùng lãnh thổ là một đặc điểm nổi bật đối với lao động nông thôn nước ta. Có những địa phương có mật độ dân số rất cao như Hưng Yên 1237 người /km2, Bắc Ninh 1227 người /km2, Thái Bình 1206 người /km2 thì cũng có những tỉnh có mật độ dân cư rất thấp như Lai Châu 35 người /km2, Kon Tum 40người/km2. Thực trạng phân bố dân cư rất không đều sẽ dẫn tới không có khả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng phát triển ở những vùng mật độ dân số và lao động thấp. Ngược lại, những vùng có mật độ dân số cao sẽ tạo sức ép lớn về lao động và việc làm. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có kế hoạch phát triển kinh tế miền núi nhằm phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn cả nước.

            - Trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật thấp là một thực trạng đối với lao động nông thôn nước ta. Nếu tính lớp học cao nhất bình quân cho một người thì bình quân cả nước là 7,4 còn khu vực nôn thôn là 7,0 trong khi đó khu vực thành thị là 8,9. Như vậy, trình độ văn hoá của lao động khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với lao động nông thôn. Về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, bình quân cả nước là 12,4% trong khi đó đối với lao động nông thôn tỷ lệ này là 6,8%. Điều đó là một khó khăn rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn.(Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam, NXB  Thống kê, HN 2000)

            Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, sự chênh lệch về trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật giữa lao động nông thôn và thành thị là rất lớn. Về trình độ văn hoá, ở khu vực thành thị cứ 100 người tham gia hoạt động kinh tế thì có 56 người đã tốt nghiệp phổ thông trung học, cao gấp 4 lần so với khu vực nông thôn. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật ở khu vực thành thị, cứ 100 người tham gia hoạt động kinh tế thì có 63 người đã qua đào tạo, cao gấp 4,5 lần so với khu vực nông thôn (Thực trạng lao động - việc làm tỉnh Thái Nguyên 2004). Vì vậy, để phát triển kinh tế nông thôn, việc đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp thiết.

            - Cơ cấu kinh tế lạc hậu, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là yếu tố quan trọng đánh giá trình độ phát triển kinh tế nông thôn.

            Theo Niên giám thống kê Việt Nam 2006, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 73,5%, trong khi đó chăn nuôi chỉ chiếm 24,7% và đặc biệt dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm 1,8%. Đó là cơ cấu  rất mất cân đối, chứng tỏ trình độ sản xuất nông nghiệp nước ta rất thấp.

            Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp), tỷ lệ của trồng trọt và chăn nuôi là 75,27%, thuỷ sản 19,29%, lâm nghiệp chỉ chiếm 5,44% trong khi 3/4 diện tích nước ta là đồi núi. Trong cơ cấu kinh tế nông thôn thì giá trị sản xuất cũng như lao động của các ngành phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ. Cơ cấu kinh tế lạc hậu như vậy không thể khai thác hợp lý các nguồn lực, các tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế, vì vậy thiếu việc làm thu nhập thấp là tất yếu trong nông thôn hiện nay. Theo niên giám thống kê 2006, tỷ suất sử dụng thời gian lao động của lao động nông thôn tính chung cả nước là 81,79%, cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 83,46%, thấp nhất là vùng Bắc trung Bộ 77,91%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên là 78,29% (Thực trạng lao động và việc làm tỉnh Thái Nguyên 2004). Do đó, để tăng thu nhập cho lao động nông thôn cần phải có những giải pháp để nâng cao tỷ suất sử dụng lao động cho lao động nông thôn.

            - Thu nhập của lao động và dân cư nông thôn rất thấp so với thành thị. Thu nhập của dân cư nông thôn thấp hơn thành thị cũng là một thực tế khách quan trong quá trình đẫy nhanh CNH và HĐH ở nước ta hiện nay. Lao động nông nghiệp chiếm 55% tổng nguồn lao động xã hội chỉ tạo ra hơn 20% thu nhập quốc dân, trong khi 45% lực lượng lao động còn lại tạo ra gần 80% thu nhập quốc dân. Điều đó chứng tỏ năng suất của lao động nông nghiệp rất thấp, dẫn đến thu nhập của lao động nông nghiệp cũng thấp. Theo số liệu thống kê, năm 2004 tính chung trên địa bàn cả nước thì thu nhập của dân cư thành thị cao gấp 2,16 lần so với dân cư nông thôn. Thái Nguyên là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong khi đó thu nhập của dân cư thành thị cũng cao gấp 1,87 lần so với dân cư nông thôn. Điều đó thể hiện dân cư nông thôn Thái Nguyên có thu nhập rất thấp. Mặc dù sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá là tất yếu khách quan, nhưng nhà nước cần có những chính sách phát triển nông thôn làm cho khoảng cách này không quá lớn để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và ổn định về mặt xã hội.

            1.2.2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam

            Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn…

            - Chính sách đất đai

            Người nông dân gắn với đất đai. Không có điều đó thì nông nghiệp không thể phát triển. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến luật đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện được điều đó. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nông dân. Họ có quyền tự chủ cao hơn với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nông thôn được giải phóng. Việc làm trong nông thôn được tạo ra nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp phát triển cao hơn cần dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được khuyến khích phát triển mạnh mẽ.

            - Chính sách tín dụng nông thôn. Vốn là yêu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt nông dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn càng gay gắt. Từ thực tế đó, nhà nước đã chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một cơ sở kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm.

            Ngoài ra còn có nhiều hình thức huy động vốn giúp người nghèo, đặc biệt là chương trình Nối vòng tay lớn hàng năm huy động được hàng chục tỷ đồng. Việc cung cấp vốn kịp thời cho nông dân đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, chuẩn nghèo mới tính từ 2011 đã nâng cao hơn mức cũ nhều nhưng tỷ lệ nghèo ở nước ta ở mức 14,2% là một thành tựu lớn.

            - Phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và nông thôn

            Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hôn và trang trại, phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn.

            Cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng cao. Trong khi đó các ngành phi nông nghiệp cũng phát triển mạnh đã giải quyết quan trọng vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.

            - Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

            Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Giải quyết được nhu cầu việc làm cho lao động, ngoài ra hàng năm người lao động ở nước ngoài còn gửi một lượng ngoại tệ khá lớn về nước. Điều đó góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm mới trong nước. Về lâu dài hơn, chương trình cũng tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các nước mà họ đến làm việc.

             Chương trình quốc gia giải quyết việc làm

            Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể.

            - Nghị quyết 120 / HĐBT ngày 11 - 4 -1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới.

            Nguồn vốn 120 được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, quỹ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.

            - Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo chi thị 327/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 15/9/1992. Nguồn vốn được hình thành từ ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên, vốn viện trợ, vốn vay hợp tác nước ngoài. Chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền vững.

            - Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chương trình này, từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Đây là chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới.

             Những kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Nguyên

            Qua nghiên cứu các chương trình quốc gia giải quyết việc làm được áp dụng trên phạm vi cả nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm với tỉnh Thái Nguyên như sau:

            -Về chính sách ruộng đất, tỉnh cần phải có giải pháp đẩy nhanh việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất và hình thành các trang trại sản xuất hàng hoá có hiệu quả. Thực tế cho thấy, ở Thái Nguyên công việc này diễn ra chậm. Các hộ có nhiều thửa ruộng nhỏ ở nhiều cánh đồng khác nhau điều đó cản trở sự phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

            Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, tỉnh cần có giải pháp phát triển trang trại nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân.

            - Về chính sách tín dụng. Đối với các tỉnh miền núi nói chung và Thái Nguyên nói riêng, Việc thực hiện chính sách tín dụng phải mang tính đặc thù phù hợp với phong tục tập quán và trình độ dân trí của mỗi vùng. Trước hết cần đơn giản hoá các thủ tục vay vốn để nông dân dễ tiếp cận với ngồn vốn tín dụng.

            - Đối với các hộ nông dân trung bình và nghèo, việc cho vay cần tuân theo những nguyên tắc sau:

            Một là cần sự sâu sát của cán bộ khuyến nông để nông dân biết đầu tư vào cái gì và làm như thế nào.

            Hai là cho vay ít nhưng làm nhiều lần để đảm bảo hiệu quả của vốn vay và nông dân có khả năng từng bước mở rộng quy mô và hiệu quả sản xuất của họ.

            Ba là tuỳ theo điều kiện cụ thể mà cho vay bằng hiện vật rồi xoay vòng theo nhóm. Điều này sẽ hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích của nông dân.

            - Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Ở Thái Nguyên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra chậm. Các huyện phía Nam như Phú Bình, Phổ Yên thì lúa là cây trồng chủ yếu. Các huyện phía Bắc như Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương… thì nổi tiếng về cây chè trong khi đó tiềm năng phát triển cây ăn quả, chăn nuôi…chưa được khai thác hiệu quả. Ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn kém phát triển. Để đẩy mạnh giải quyết việc làm và phát triển kinh tế nông thôn thì Thái Nguyên cần khắc phục những hạn chế trên.

1.2.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số tỉnh bạn.

            Các giải pháp giải quyết việc làm đang tiến hành trên các địa phương trong cả nước là rất đa dạng và phong phú, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi tỉnh. Tuy nhiên có thể tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

             Hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm.

Phần lớn nông dân nước ta có thu nhập thấp, do đó ít có khả năng tự đầu tư mở rộng sản xuất, tự tạo việc làm để nâng cao thu nhập. Vì vậy, nhu cầu về vốn sản xuất của nông dân là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu đó, các tỉnh đều tích cực huy động các nguồn vốn để hỗ trợ nông dân sản xuất như Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, nguồn vốn xoá đói giảm nghèo và vốn của các tổ chức tín dụng…

Cụ thể, Tuyên Quang dự kiến năm 2011 sẽ có 17 tỷ đồng từ nguồn vốn 120 để hỗ trợ giải quyết việc làm, ngoài ra còn có nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng cho vay khoảng 20 tỷ đồng. Từ đó sẽ giải quyết việc làm cho 16.000 lao động, xuất khẩu lao động 500 người và hướng dẫn giới thiệu 4000 người đi lao động ở các khu công nghiệp trong nước.[8]

Bắc Ninh trong sáu tháng đầu năm 2011 đã giải ngân 6,2 tỷ đồng cho vay giải quyết việc làm và đã giải quyết việc làm cho 13.200 lao động.

            Ninh Thuận dự kiến năm 2011 sẽ cung cấp 17 tỷ đồng cho chương trình giải quyết việc làm.

            Nguồn vốn các tỉnh sử dụng chủ yếu được dùng hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động và cho người lao động vay phát triển sản xuất và tạo việc làm. Nhiều tỉnh đã đạt được kết quả tốt.

             Đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động

            Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế và xã hội. Đặc biệt, lao động nông thôn nước ta chiếm phần lớn lưc lượng lao động xã hội trong khi tỷ lệ được đào tạo nghề là rất thấp. Vì vậy, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng là đòi hỏi cấp bách.

            Đà nẵng có 53 cơ sở đào tạo nghề, thời kỳ 2005 – 2010 đã đào tạo cho 168.000 người vời 122 ngành nghề khác nhau. Kế hoạch dự kiến tới năm 2015 số lao động được qua đào tạo sẽ đạt 65% tổng lực lượng lao động. [9]

            Tỉnh Bắc Ninh 6 tháng đầu năm 2011 đã tuyển và đào tạo nghề cho 10850 người.[11]

            Năm 2011 Thanh Hoá cũng đưa ra kế hoạch sẽ đào tạo nghề cho 58.200 lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 43%.[10]

            Năm 2011 Ninh Thuận cũng dành đến 11,34 tỷ đồng cho đào tạo lao động nông thôn [10].

            Ngoài đào tạo nghề cho lao động tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, chính sách khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư nhằm chuyển giao kỹ thuật trực tiếp đến người lao động ngay trên địa bàn sản xuất của họ cũng được chú trọng đẩy mạnh.

 Phát triển mạnh các ngành phi nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý

Muốn phát triển kinh tế nông thôn thì cần phải có cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý, việc phát triển các làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp phi nông nghiệp trong nông thôn là hết sức quan trọng.

Với các tỉnh miền Bắc thì Hà Đông (Hà Nội), Bắc Ninh, Vĩnh Phúc là những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Những làng nghề đó không những tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân và ngân sách địa phương mà còn tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động địa phương cũng như các địa phương lân cận.

Nhìn thấy vai trò đó, Vĩnh Phúc đã có những chính sách quan trọng nhằm phát triển làng nghề và các ngành phi nông nghiệp nông thôn.

Hiện Vĩnh Phúc có 50 làng nghề với các nhóm nghề như: mộc, mây tre đan, rèn, luyện kim, gốm, chăn nuôi và chế biến rắn…Để hỗ trợ các làng nghề phát triển, tỉnh đã thực hiện quy hoạch các cụm làng nghề nhằm giải quyết khó khăn về mặt bằng phát triển, giảm ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào làng nghề làm cho làng nghề có khả năng phát triển nhanh và bền vững hơn.[6]

Vĩnh Phúc còn có quyết định số 42 của UBND tỉnh ban hành những quy định về làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi cấp tỉnh và có ưu tiên cho những đơn vị và cá nhân đạt các tiêu chí đề ra. Đặc biệt, tỉnh hết sức khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có công mang những ngành nghề mới về phát triển ở địa phương.[6]

 Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh hiệu quả cao.

Việc quy hoạch phát triển nông nghiệp theo vùng là hết sức quan trọng, Bắc Ninh đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý, từ đó có kế hoạch phát triển cụ thể. Đây là vấn đề Thái Nguyên có thể xem xét và áp dụng phù hợp cho tỉnh mình.

 Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các khu công nghiệp trong nước.

Tuyên Quang là tỉnh có kinh nghiệm trong việc quản lý lao động xuất khẩu cũng như việc giới thiệu lao động đến làm việc ở các khu công nghiệp trong nước. Sở Lao động thương binh và xã hội Tuyên Quang luôn điều tra và giám sát tình hình chặt chẽ thị trường lao động trong và ngoài nước nên luôn giúp được lao động nông thôn của tỉnh tìm được việc làm ổn định và hiệu quả.

           

Tính cấp thiết

Vấn đề việc làm có ý nghĩa to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trên thế giới có khoảng trên 100 triệu người không có đủ việc làm để đảm bảo mức sống tối thiểu, trong đó phần lớn là ở các nước đang phát triển.

Ở nước ta, tỷ lệ thất nghiệp là khá cao, còn ở nông thôn chủ yếu là tình trạng thiếu việc làm do bình quân ruộng đất thấp cộng với tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn hạn chế, trình độ dân trí thấp, không có khả năng tự tạo việc làm, trình độ phân công lao động chưa phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu.. Do vậy, thu nhập của người lao động rất thấp. Việc làm và thu nhập đối với người lao động không những là vấn đề bức xúc mà còn là vấn đề xã hội to lớn trong nông thôn cần phải giải quyết, nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, duy trì và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng, nó cung cấp cho xã hội những sản phẩm tối cần thiết và không thể thay thế được, làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển xã hội. Nông thôn nước ta còn là nơi cư trú của 76% dân số và gần 70% lực lượng lao động xã hội, vấn đề việc làm và thu nhập của lao động nông thôn hiện nay là hết sức bức xúc. Hiện tượng thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn là nguyên nhân chủ yếu cản trở sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội ở nông thôn. Do vậy, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn là đòi hỏi rất cấp bách.

             Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có mật độ dân số cao, điều kiện tự nhiên phức tạp, trình độ dân trí thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Để phát triển mạnh kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung và trên địa bàn nông thôn của tỉnh nói riêng, tạo điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH trên địa bàn tỉnh thì vấn đề hết sức quan trọng là tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

            Với lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài:

            “Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người  lao động ở khu vực  nông thôn tỉnh  Thái Nguyên”

Mục tiêu

Mục tiêu chung

            Mục tiêu của đề tài là, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng tình hình lao động, việc làm và thu nhập của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra những giải pháp kinh tế - xã hội nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn trong tỉnh. 

            Mục tiêu cụ thể

            - Đề tài góp phần hệ thống hoá về mặt lý luận vấn đề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

            - Đánh giá thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Đánh giá thực trạng về thu nhập của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

            - Phát hiện các nguyên nhân ảnh hưởng và các yếu tố tác động tới việc làm và thu nhập của nông dân trong tỉnh.

            - Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Nội dung

Chương II

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN

2.1  Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

2.1.1.1  Vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh nằm ở trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang. Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80km về phía Bắc, cách Bắc Kạn 80km về phía Nam, cách Tuyên Quang 80km về phía Đông Nam, cách Bắc Giang 60km về phía Tây Bắc. Hệ thống giao thông có bốn tuyến đường quan trọng nhất là: quốc lộ 3 nối Hà Nội – Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, Thái Nguyên– Tuyên Quang, Thái Nguyên - Lạng Sơn, Thái Nguyên - Bắc Giang. Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông như vậy, Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh miền Núi phía Bắc cũng như thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng  Sông Hồng, là điều kiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Thái Nguyên trong tương lai.

Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 3546,55km2 với dân số trung bình năm 2011 là 1.139.444 người, mật độ dân số 323 người/ km2. Đây là mật độ dân số cao hơn mức bình quân của cả nước. Trong khi kinh tế xã hội của Thái Nguyên phát triển còn thấp, trình độ dân trí hạn chế thì mật độ dân cư cao là một khó khăn và cũng là một áp lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống là : Kinh, Dao, Tày, Nùng, H!Mông , Sán Dìu, Sán Chí, Hoa cùng những tập quán văn hoá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, sự phân bố dân số rất kông đều giữa các vùng trong tỉnh. Hai huyện vung thấp phía Nam là Phú Bình và Phổ Yên có mật độ dân số rất cao, ngược lại, các huyện vùng núi cao phía Bắc như Định Hoá, Võ Nhai lại có mật độ dân số rất thâp.(năm 2007 mật độ dân số của Phú Bình là 544 người/ km2, Phổ Yên là 539 người/ km2, trong khi Định Hoá là 170 người/km 2 , Võ Nhai là 77 người / km2 ). Đây cũng là vấn đệ cần quan tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới.

2.1.1.2  Địa hình

            Thái Nguyên có địa hình đồi núi thấp dần từ Bắc xuống Nam. Các huyện phía Bắc như Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương có địa hình khá hiểm trở. Nhiều dãy núi đá xen với đồi núi đất làm cho địa hình bị chia cắt. Địa hình như vậy gây khó khăn trong việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn và làm hạn chế giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các vùng trong tỉnh. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho phân công lao động tại chỗ trong nông thôn gặp nhiều khó khăn, TTCN cũng như thương mại và dịch vụ chậm phát triển, ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn. Tuy nhiên, với điều kiện như vậy, Thái Nguyên có thế mạnh trong phát triển các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và các loại vật nuôi đặc sản phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng có nhiều phong cảnh đẹp có thể khai thác phát triển du lịch sinh thái có hiệu quả.

2.1.1. 3  Tình hình đất đai, khí hậu, thời tiết

            Thái Nguyên là tỉnh miền núi nên diện tích đồi núi chiếm đại bộ phận diện tích của tỉnh. Tuy vậy, đa phần diện tích đất đai của tỉnh là đồi núi thấp có độ dốc không lớn, có điều kiện thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm cũng như thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Các huyện như  Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình là những huyện có diện tích đất bằng khá lớn có điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây ngắn ngày, và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh được biểu hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.1: Thực trạng sử dụng đất đai của tỉnh năm 2011

Loại đất

Diện tích

( ha)

Cơ cấu

( %)

 Tổng diện tích tự nhiên

353.171,60

100

1.Đất nông nghiệp

293.378,12

83,07

1.1Đất sản xuất nông nghiệp

109.277,74

30,94

1.1.1Đất trồng cây hàng năm

64.848,25

59,34

1.1.1.1Đất trồng lúa

48.032,82

74,07

1.1.1.2Đất trồng cây hàng năm khác

16.609,83

25,61

1.1.1.3Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

205,60

0,32

1.1.2Đất trồng cây lâu năm

44.429,49

40,66

1.1.3Đất nông nghiệp khác

100,42

0,092

1.2Đất lâm nghiệp

179.813

50,91

2. Đất phi nông nghiệp

43.429,42

12,30

3. Đất chưa sử dụng

16.364,06

4,63

3.1Đất bằng chưa sử dụng

1.444,66

0,40

3.2Đất đồi núi chưa sử dụng

4.688,22

1,33

3.3Núi đá không có rừng cây

10.231,18

2,90

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011)

Bảng 2.1 biểu hiện rõ trình độ khai thác đất đai của tỉnh Thái Nguyên là thấp, điều đó được thể hiện rõ ở chỗ, trong tổng diện tích đất  sản xuất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tới  59,34%. Trong đất trồng cây hàng năm thì diện tích trồng lúa chiếm tới 74,07%.   Trong tổng diện tích cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa chiếm tới 74,07% còn đất trồng cây hàng năm khác chỉ chiếm 25,61%, điều đó thể hiện mức độ độc canh cây lúa là rất cao. Là tỉnh miền núi, đất đai bị chia cắt, năng suất lúa không cao, trong khi tỷ lệ đất cây hàng năm dành cho trồng lúa lại chiếm tuyệt đối lớn, điều đó thể hiện hiệu quả của sản xuất nông nghiệp của Thái Nguyên là không cao. Sản luất lương thực ở Thái Nguyên nhằm tự cung tự cấp là chính, như vậy ngoài cây chè là cây lâu năm chủ lực ra thì mức độ sản xuất hàng hoá của tỉnh là thấp. Điều quan trọng là diện tích chưa sử dụng còn chiếm tỷ lệ khá lớn là 4,63% tức là 16.364,06 ha. Đây là một tiềm năng lớn cần khai thác có hiệu quả trong những năm tới.

            Về khí hậu thời tiết, Thái Nguyên nằm ở vùng Đông Bắc do đó khí hậu mang tính đặc trưng của vùng. Khí hậu Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông giá rét khô hanh. Đặc biệt do có dãy Tam đảo chắn gió mùa Đông Bắc nên mùa đông ở Thái Nguyên thường rất lạnh.

Bảng 2.2: Tình hình khí hậu thời tiết tỉnh Thái Nguyên

(lấy số liệu trung bình năm 2011)

THÁNG

Lượng mưa

(MM)

Nhiệt độ BQ

( 0C )

Số giờ nắng

( Giờ )

Độ ẩm BQ

( % )

1

2,3

18

45

78

2

24,4

18

21

86

3

41,0

20

13

87

4

19,6

25

86

83

5

391,3

27

154

81

6

233,5

29

160

82

7

262,7

29

168

85

8

328,5

27

110

88

9

215,9

27

184

78

10

83,1

27

122

82

11

87,3

24

122

79

12

6,3

17

89

78

BQ cả năm

141,3

24

106

82

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011

            Theo bảng 2.2 thể hiện số liệu của năm 2011 thì lượng mưa ở Thái Nguyên dồn chủ yếu vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9, còn mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tập chung chủ yếu trong khoảng 5 tháng như vậy rất hay gây nên lũ lụt làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống của người dân. Với những điều kiện về thời tiết khí hậu như trình bày ở bảng 2.2, là rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, kết hợp với địa hình đa dạng, Thái Nguyên có những điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp sinh thái, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và đặc biệt có khả năng đi vào sản xuất các loại cây trồng vật nuôi mang tính đặc sản có giá trị cao.  

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội

2.1.2.1  Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn

 

Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ( 2009-2011)

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Tốc độ phát triển BQ (%)

SL(LĐ)

Cơ cấu

(%)

SL(LĐ)

Cơ cấu

(%)

SL(LĐ)

Cơ cấu

(%)

Tổng lao động

594.829

100

608.547

100

621.965

100

2,26

Đã qua đào tạo

114.624

19,27

142461

23,41

158601

25,5

17,6

Qua đào tạo nghề và tương đương

47.824

8,04

67.792

11,14

79.798

12,83

29,2

Trung học chuyên nghiệp trở lên

66.800

11,23

74669

12,27

78.803

12,67

8,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011

            Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của cả nước cũng như mỗi địa phương. Vì vậy, cần không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Trong những năm qua, lượng lao động đã được đào tạo ở Thái Nguyên tăng lên với tốc độ khá nhanh, năm 2009 lao động đã qua đào tạo chiếm 19,327% thì đến năm 2011 đã tăng lên 25,5%. Tốc độ tăng bình quân là 17,6%. Trong đó, lao động được đào tạo nghề và tương đương tăng nhanh nhất với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 29,2% mỗi năm. Điều này do hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề được quan tâm phát triển mạnh, bên cạnh đó Thái Nguyên có một hệ thống nhiều trường dạy nghề đóng trên địa bàn đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho người lao động trong và ngoài tỉnh. Lực lượng lao động có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên cũng ngày càng tăng. Trong các năm từ 2009 - 2011, bình quân mỗi năm tăng 8,6%. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH và HĐH như hiện nay thì tốc độ đào tạo trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên như vậy là chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Hơn nữa, những người được qua đào tạo chủ yếu làm việc ở các đô thị, do đó tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo là rất thấp, điều đó hạn chế rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn.

2.1.2.3  Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông - Mạng lưới điện của tỉnh

Bảng 2.4 Hệ thống giao thống của tỉnh

Huyện

2011

%có đưởng ô tô đến xã

% dải nhựa, bê tông

TP Thái Nguyên

100

100

TX Sông Công

100

75,0

 Định Hoá

100

82,6

Võ Nhai

100

85,7

 Phú Lương

100

85,7

Đồng Hỷ

100

93,3

Đại Từ

100

86,2

Phú Bình

100

85,0

Phổ Yên

100

100

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011)

            Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, do vậy điều kiện giao thông giữa các địa phương trong tỉnh là rất khó khăn so với các tỉnh đồng bằng. Nhưng Thái Nguyên nằm ở trung tâm của vùng miền núi phía Bắc nên Thái Nguyên là cầu nối của các tỉnh miền núi phía Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, từ đó mở rộng quan hệ với các tỉnh phía Nam. Trong hiện tại cũng như tương lai, Thái Nguyên sẽ là trung tâm quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc của tổ quốc. Mặc dù vậy, hệ thống giao thông của Thái Nguyên vẫn còn rất yếu kém. Mặc dù 100% các xã trong tỉnh đã có đường ôtô đến uỷ ban xã nhưng địa hình hiểm trở và tỷ lệ được giải nhựa và bê tông là thấp. Một vấn đề cũng cần phải xét đến, là vấn đề đặc biệt vệ địa hình. Tỷ lệ đường nhựa và bê tông chỉ có ý nghĩa so sánh trong cùng điều kiện địa hinh. Các tỉnh miền núi khi đi trên đường nhựa vẫn nguy hiểm hơn đường đất ở miền xuôi rất nhiều. Tóm lại, Thái Nguyên có tiềm năng lớn về giao thông vận tải, đây là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tới. Tuy nhiên, hệ thống đường giao thông nội tỉnh còn kém phát triển, đây là nguyên nhân gây khó khăn cho giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các vùng trong tỉnh, hạn chế tốc độ phân công lao động tại chỗ trong nông thôn, từ đó ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn.

            Về mạng lưới điện nông thôn, kể từ năm 2004 mạng lưới điện đã đến 100% số xã trên địa bàn tỉnh.Tuy nhiên mới có 98,3% số thôn có điện, số hộ sử dụng điện đạt 98,8% hiện một số thôn vùng sâu mạng lưới điện vẫn chưa đến được. Tại các huyện còn nhiều khó khăn, đặc biệt do địa hình hiểm trở như Võ Nhai, Định Hoá... thì đến năm 2004 mạng lưới điện cũng đã về đến 100% số xã và thị trấn. Phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống kinh tế và văn hoá của nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng cung cấp điện còn bất hợp lý như điện quá yếu, cắt điện tuỳ tiện và giá điện cao hơn rất nhiều so với giá điện ở thành phố. Đó là những hạn chế mà những năm tới cần có cơ chế khắc phục, giảm bớt sự thiệt thòi cho nông dân.

            Hệ thống thông tin viễn thông -  Hệ thống giáo dục và y tế

   Toàn tỉnh Thái Nguyên có 41 bưu điện, trong đó có 01 bưu điện trung tâm, 08 bưu điện huyện và tương đương, 32 bưu điện khu vực. Số thuê bao điện thoại năm 2011 đạt 301.809 thuê bao, bình quân đạt 26,49 máy/100dân. Đây là mức thấp hơn rất nhiều so với bình quân cả nước là 32,3 máy/100dân (2006). Hệ thống bưu chính viễn thông của tỉnh đã đảm bảo thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu về thông tin của nhân dân. Việc liện lạc giữa các xã trong toàn tỉnh đã được thực hiện thuận lợi.

   Về giáo dục phổ thông, Thái Nguyên có 31 trường trung học phổ thông, 178 trường trung học cơ sở và 437 trường tiểu học, 100% các xã trên địa bàn tỉnh có trường tiểu học. Từ năm 2001 Thái Nguyên đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học. Thái Nguyên có 08 trường đại học, 13 trường cao đẳng, 07 trường trung học chuyên nghiệp, hàng năm đào tạo hàng nghìn lao động có tay nghề cho vùng miền núi phía Bắc. Đây cũng là một thế mạnh quan trọng của Thái Nguyên.

   Năm 2011, Thái Nguyên có 541 cơ sở y tế. Trong đó có 21 bệnh viện, 26 phòng khám đa khoa, 02 nhà hộ sinh, 181 trạm y tế xã phường, 311 cơ sở y tế khác (chủ yếu là các cơ sở ngoài nhà nước). Năm 2011 có 10,8 bác sĩ /1vạn dân, 38 giường bệnh/1vạn dân. Cả hai chi tiêu này Thái Nguyên đều đạt cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tính bình quân, cả nước có 6,3 bác sĩ/1vạn dân và 23,6 giường bệnh/1vạn dân. Thái Nguyên là một trong những trung tâm y tế của các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, hệ thống y tế cơ sở còn yếu về lực lượng cán bộ cũng như cơ sở vật chất, do đó chưa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Hiện tượng người dân đi chữa bệnh vượt tuyến là phổ biến, dẫn tới quá tải và gây nhiều khó khăn cho các bệnh viện ở tuyến trên.  Do đó, việc đầu tư tăng cường khả năng cho hệ thống y tế cơ sở trong những năm tới có vai trò rất quan trọng

Bảng 2.5 Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế

( tính theo giá thực tế)                 ĐV: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

SL

(tr. đ)

Cơ cấu

(%)

SL

(tr. đ)

Cơ cấu

(%)

SL

(tr. đ)

Cơ cấu

(%)

Toàn tỉnh

44.259,4

100

53.377,6

100

67.553,0

100

Nông lâm ngư

6.347,9

14,34

7.696,5

14,42

10.197,0

15,05

Công nghiệp $ XD

28,761,8

64,98

34.316,2

64,29

43.188,1

63,74

Thương mại và DV

9.149,7

20,67

11.364,9

21,29

14.368,0

21,21

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011

   Cho đến năm 2011, cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh  phân theo khu vực kinh tế là: Công nghiệp và xây dựng chiếm 63,74%, thương mại và dịch vụ chiếm 21,21%, nông lâm, ngư nghiệp chiếm 15,05%. Cơ cấu này lạc hậu so với tiềm năng của tỉnh. Thái Nguyên là tỉnh được đầu tư xây dựng để trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn từ ngay những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc. Trong khi đó cơ cấu kinh tế lại lạc hậu. Tỷ lệ của công nghiệp và xây dựng cũng như thương mại và dịch vụ trong GDP đều thấp hơn mức chung của cả nước. Công nghiệp chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Điều đó chứng tỏ cơ cấu kinh tế của các vùng nông thôn là hết sức lạc hậu, tính chất thuần nông là cơ bản. Đây là khó khăn rất lớn đối với vấn đề việc làm và thu nhập của lao động nông thôn.

   Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thái Nguyên có những thuận lợi và khó khăn cơ bản đối với vấn đề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn như sau:

   Về thuận lợi, các điều kiện về địa hình, đất đai và thời tiết khí hậu của Thái Nguyên có khả năng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với chủng loại cây trồng và vật nuôi phong phú, có hiệu quả kinh tế cao, kể cả các loại cây dược liệu quý. Hiện nay, ở một số huyện miền núi của tỉnh đã bắt đầu xuất hiện một số hộ nuôi các loài động vật quý như tắc kè, kỳ đà, nhím...cho hiệu quả kinh tế cao. Đây là điều kiện quan trọng nhằm giảm tính thời vụ trong nông nghiệp, tăng việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn.

   Thuận lợi thứ hai của Thái Nguyên là khả năng phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp và du lịch lịch sử văn hoá. Với địa hình đa dạng, nhiều phong cảnh đẹp, Thái Nguyên có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Đặc biệt là các huyện miền núi phía Bắc. Như Định Hoá là  chiến khu của cách mạng, là thủ đô của cuộc kháng chiến chống Pháp với gần 100 di tích lịch sử đã được xếp hạng. Võ Nhai, nơi thành lập đội cứu quốc quân, nơi có những dãy núi đá tạo nên nhiều phong cảnh đẹp, thuận lợi cho du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm như leo núi, nhẩy dù trên núi...Các họat động du lịch được tổ chức tốt sẽ là hướng quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống cho cư dân nông thôn.

   Thuận lợi thứ ba là sự phát triển giao thông thuận lợi với các tỉnh phía Bắc cũng như vùng đồng bằng Sông Hồng. Thái Nguyên có hệ thống giao thông nối với các vùng lân cận khá thuận lợi. Đường quốc lộ 3 nối Hà Nội –Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Đường 1B nối Thái Nguyên với Lạng Sơn. Đường 37 Nối Thái Nguyên với Tuyên Quang...Hệ thống giao thông thuận lợi là cơ sở đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Thái Nguyên với các vùng được đẩy mạnh. Trong tương lai, hệ thống giao thông trong nội bộ tỉnh được phát triển mạnh, đây sẽ là cơ sở quan trọng hàng đầu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phân công lao động tại chỗ trong nông thôn.

   Thuận lợi thứ tư là có một hệ thống nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Thái Nguyên được coi là một trong ba trung tâm đào tạo lớn của cả nước, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm, các trường đào tạo hàng nghìn học sinh và sinh viên cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Đối với tỉnh Thái Nguyên, cái lợi đầu tiên là hàng năm được cung cấp một số lượng quan trọng lao động đã qua đào tạo nghề, có kỹ năng lao động tốt, bên cạnh đó các trường luôn có các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và đời sống, chuyển giao công nghệ đến nông dân. Các hoạt động đó rất phong phú như, hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới, chuyển giao giống mới, hướng dẫn nông dân những kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế, đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Các hoạt động đó của các trường đóng trên địa bàn có tác động rất to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh với các trường còn lỏng lẻo đã hạn chế vai trò tích cực của các trường đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và phát triển nông nghiệp và nông thôn nói riêng.

   Thuận lợi thứ năm là hệ thống chính sách của nhà nước. Nhà nước đã có những chính sách cởi mở, ưu tiên nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân như cho vay vốn tín dụng, chính sách đất đai hợp lý đảm bảo sự ổn định cho người nông dân về quyền sử dụng đất cũng như thuận lợi trong việc chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai, có chính sách khuyến nông nhằm hướng dẫn cho nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm...Đây là điều kiện hết sức quan trọng trong vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

   Tuy nhiên, Thái Nguyên cũng có những khó khăn trong tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

   Thứ nhất là địa hình miền núi làm cho giao thông trong nội bộ tỉnh trở nên khó khăn. Thái Nguyên là tỉnh miền núi địa hình phức tạp nên giao thông giữa các huyện còn nhiều khó khăn. Ngoài Phổ Yên nằm trên quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên và có địa hình khá bằng phằng so với các huyện khác là khá thuận lợi, còn các huyện khác giao thông nội bộ trong vùng còn rất kém phát triển. Đặc biệt khó khăn là Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, một số xã của Đồng Hỷ. Điều này hạn chế rất lớn đến phân công lao động tại chỗ, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế phát triển sản xuất hàng hoá trong nông thôn.

   Mạng lưới điện, hệ thống thông tin còn hạn chế. Hệ thống điện cho sản xuất và đời sống nông thôn Thái Nguyên còn nhiều bất cập. Hệ thống đường dây tải điện không đảm bảo nên hao phí điện năng lớn. Giá điện rất cao so với vùng đô thị. Một nghịch lý là người nông dân phải đóng tiền để xây dựng đường dây tải điện về nhưng giá điện lại đắt gấp hơn 3 lần thành phố nơi người ta mắc điện đến tận nhà. Giá điện phổ biến ở nông thôn Nguyên là từ 1100đ/kw đến 1900đ/Kw, trong khi điện sinh hoạt ở thành phố chỉ 550đ/kw. Hơn nữa, điện ở các vùng nông thôn không ổn định, hay mất điện tự do và điện rất yếu, gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống nông thôn. Đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp.

   Hệ thống thông tin trong nông thôn Thái Nguyên cũng còn nhiều hạn chế. Điện thoại cố định khó mắc, chủ yếu là ở trung tâm xã. Đặc biệt là các xã miền núi liên lạc rất khó khăn. Điện thoại di động chưa phủ sóng hết địa bàn. Có vùng đã phủ sóng nhưng do địa hình bị núi chia cắt nên rất khó liên lạc. Khi muốn gọi đi thì phải leo lên lưng đồi hoặc trèo lên cây. Đây là những hạn chế rất lớn.

   Trình độ dân trí thấp, còn nhiều tập quán lạc hậu. Thái Nguyên là tỉnh miền núi,trình độ dân trí còn rất hạn chế, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng chịu khổ hơn chịu khó còn phổ biến. Một bộ phận lớn dân cư sống theo tâm lý sản xuất nhỏ, không chịu cố gắng vươn lên, trình độ tiếp cận thị trường và khả năng sản xuất hàng hoá kém...Đây là khó khăn rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn Thái Nguyên, trong thời gian tới cần có những biện pháp hợp lý để từng bước khắc phục vấn đề này thì mới giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm và thu nhập cho nông dân.

               2.2 Thực trạng về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn tỉnh

Thái Nguyên

2.2.1 Thực trạng phân bổ lao động vào các ngành trong nông thôn Thái Nguyên.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện hết sức quan trọng để có thể sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động.

Sử dụng đầy đủ nguồn lao động là sử dụng hết nguồn lao động về mặt số lượng,  không còn người thất nghiệp và thiếu việc làm. Sử dụng hợp lý nguồn lao động là sử dụng nguồn lao động có hiệu quả cao. Hai yếu tố này tạo nên sức sản xuất của xã hội.

Quá trình điều tra lao động và việc làm đối với lao động nông thôn Thái Nguyên thời kỳ 2009-2011 cho thấy sự phân bổ lao động nông thôn vào các ngành như ở bảng 01, vùng I đại diện cho các huyện phía Nam, vùng II đại diện cho các huyện miền Núi phía Bắc của tỉnh.                       

Bảng 2.6 Phân bổ lao động nông thôn theo các ngành

(ĐV: %)

Hoạt động kinh tế

Vùng I

Vùng II

2009

2010

2011

2009

2010

2011

Trồng trọt

49.90

40.01

35.27

58.09

52.16

49.09

Chăn nuôi

17.80

18.80

20.11

12.43

12.58

13.06

Lâm nghiệp

2.49

2.52

2.53

4.28

4.31

4.51

Ngư nghiệp

8.81

9.87

11.09

8.63

8.97

9.01

Tiểu thủ CN

8.22

13.89

14.12

6.90

10.84

11.09

Thương mại- DV

12.78

14.91

16.88

9.67

11.14

13.24

Tổng

100

100

100

100

100

100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2009-2011)

Số liệu điều tra cho thấy, sự phân bố thời gian lao động vào các ngành trong nông thôn Thái Nguyên là rất mất cân đối. Thời gian dành cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn. Ở vùng I chiếm tới 69%, ở vùngII chiếm tới 75.67%. Tương ứng thời gian dành cho TTCN, TM và DV là 31% và 24,33%. Điều đó thể hiện trong nông thôn sản xuất thuần nông vẫn là chính, các hoạt động phi nông nghiệp kém phát triển. Như chúng ta đã biết, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, sản xuất mang tính thuần nông sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu việc làm mang tính phổ biến. Trong toàn bộ thời gian lao động thì thời gian dành cho trồng trọt chiếm tỷ lệ 35.27% ở vùng I và 49.09% ở vùngII. Điều này làm cho hiện tượng thiếu việc làm thời vụ càng trở lên gay gắt. Rõ ràng muốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thì nhất thiết phải hạn chế tính thời vụ, phát triển các ngành phi nông nghiệp, phân bổ lại lao động nông thôn vào các ngành một cách hợp lý.

2.2.2 Lao động nông thôn phân theo giới tính.

Bảng 2.7  Lao động nông thôn phân theo giới tính

(ĐV: lao động)

Giới tính

Vùng I

Vùng II

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Trong độ tuổi lao động

394

77.10

335

79.76

- Nam

202

51.27

165

49.25

- Nữ

192

48.73

170

50.75

Ngoài độ tuổi lao động

117

22.90

85

20.24

- Nam

61

52.09

42

48.97

- Nữ

29

47.91

43

51.03

Tổng

511

100

420

100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ 2011)

 

Phụ nữ có vai trò to lớn trong các hoạt động kinh tế xã hội ở nông thôn. Có thể họ không giữ vai trò là người chủ gia đình nhưng họ là những người tham gia trực tiếp nhiều nhất vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông thôn. Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động nữ.

            Theo số liệu điều tra được trình bày ở bảng 02, số người trong độ tuổi lao động chiếm 77,1% ở vùng I và 79,76% ở vùng II. Trong khi đó ở vùng I tỷ lệ lao động nam cao hơn nữ còn ở vùng II lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn. Ở vùng I tỷ lệ nữ trong lao động nông thôn thấp hơn là hậu quả của hiện tượng tăng dân số không cân đối trong những năm gần đây. Do ảnh hưởng của tư tưởng Phong Kiến nên tỷ lệ nam sinh ra lớn hơn, bên cạnh đó mấy năm gần đây một số nhà máy dệt may cũng tuyển lao động nữ vào làm việc làm cho lao động nữ giảm đi tương đối.

            Tuy nhiên, vai trò của lao động nữ trong nông thôn là rất to lớn, điều đó đòi hỏi phải có chính sách bồi dưỡng lao động nữ hợp lý nhằm tăng cường vai trò của họ trong phát triển kinh tế nông thôn.

            2.2.3 Trình độ văn hoá của lao động nông thôn.

            Trình độ văn hoá của lao động nông thôn Thái Nguyên nhìn chung còn thấp, điều đó được thể hiện ở bảng 03. Phần lớn lao động có trình độ trung học cơ sở. Lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ thấp, cụ thể vùng I là 26,6% và vùng I là 22,6%. Trong đó phần lớn là lao động nam giới. Điều đó hạn  chế rất lớn đến khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Bảng 2.8 Trình độ văn hoá của người LĐ phân theo vùng năm 2011

(Đơn vị: lao động)

Trình độ văn hóa

Vùng I

Vùng II

Tổng số

Cơ cấu

%

% Nam

Tổng số

Cơ cấu

%

% Nam

Cấp I

30

7,6

36.67

57

17,01

17.54

Cấp II

259

65,7

44.40

202

60,29

50.99

Cấp III

105

26,6

72.38

76

22,68

68.42

Tổng số

394

100

51.27

335

100

49.25

                     (Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011)

2.2.4 Trình độ chuyên môn của người lao động.

            Trình độ chuyên môn của người lao động là điều kiện rất quan trọng trong tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

 

 

 

 

 

Bảng 2.9 Trình độ chuyên môn của người LĐ

(Đơn vị: lao động)

Trình độ chuyên môn

Vùng I

Vùng II

Tổng số

Cơ cấu%

% Nam

Tổng số

Cơ cấu%

% Nam

Chưa qua đào tạo

309

78,43

46.93

288

85,97

44.44

Trình độ sơ cấp/công nhân

33

8,37

66.67

18

5,37

61.11

Trình độ trung cấp

47

11,93

65.96

27

8,06

88.89

Trình độ cao đẳng/đại học

5

1,27

80.00

2

0,60

100.00

Tổng số

394

100

51.27

335

100

49.25

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2011)

            Vì vậy, các tỉnh khác trong cả nước đều hết sức quan tâm đến việc đào tạo nghề cho người lao động. Trình độ chuyên môn của lao động nông thôn Thái Nguyên được thể hiện theo số liệu điều tra trong bảng 04.

            Ở vùng I có tới 78,43% lao động chưa qua đào tạo, đây là tỷ lệ rất lớn. Trong khi đó lao động chưa qua đào tạo ở vùng II còn chiếm tỷ lệ cao hơn, đến 85,97%. Như vậy, tương ứng tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo ở vùng I là 21,57% và vùng II là 14,03%, đặc biệt tỷ lệ lao động có trình độ đại học ở nông thôn chỉ chiếm 1,27% ở vùng I và 0,6% ở vùng II, đây là tỷ lệ rất thấp. Do vậy, để đảm bảo cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì việc đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích trí thức trẻ về nông thôn công tác là yêu cầu cấp thiết đối với Thái Nguyên trong thời gian tới.

            2.2.5 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động nông thôn.

Khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng giúp nông dân nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tạo ra ngành nghề mới nhằm nâng cao thu nhập. Qua phỏng vấn trực tiếp 300 hộ nông dân ở hai huyện Phú Bình và Định Hóa, kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 05.

Khi được hỏi, có 221/300 hộ (chiếm 73,67%) trả lời có xem chương trình khuyến nông. Tuy nhiên, mức độ xem rất không thường xuyên, các hộ nghe đài cũng vậy. Đây là một hạn chế của các hộ nông dân khi sử dụng phương tiện thông tin đại chúng. Thực tế qua tìm hiểu, người nông dân rất ít khi xem chương trình khoa học, chương trình truyền bá chính sách và pháp luật. Với sách báo chuyên ngành, chỉ có 9% năm 2009 và 17% năm 2011 số người được hỏi trả lời là có đọc. Nhiều người trong số này là cán bộ đã nghỉ làm việc ở các cơ quan nhà nước trở về nông thôn. Những người làm nông dân thực sự thì tỷ lệ này còn thấp hơn.

Bảng 2.10 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng

 nguồn lao động

                  

                       Năm

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Bình quân

Hộ

(%)

Hộ

(%)

Hộ

(%)

Hộ

(%)

1. Xem chương trình khuyến nông trên TV

221

73.67

226

75.33

227

75.67

224.67

74.89

2. Nghe trương trình khuyến nông trên đài TNVN

64

21.33

67

22.33

88

29.33

73.00

24.33

3. Đọc báo và các tạp chí chuyên ngành

27

9.00

36

12.00

51

17.00

38.00

12.67

4. Tham gia các lớp tập huấn

93

31.00

114

38.00

183

61.00

130.00

43.33

5. Tiếp cận các ấn bản khuyến nông

13

4.33

17

5.67

25

8.33

18.33

6.11

6. Quan hệ kinh tế với ngoài huyện

83

27.67

103

34.33

144

48.00

110.00

36.67

7. Có máy điện thoại

275

91.67

281

93.67

283

94.33

279.67

93.22

8. Có xe máy

211

70.33

214

71.33

218

72.67

214.33

71.44

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2009-2011)

Theo số liệu điều tra chứng tỏ công tác khuyến nông ngày càng được đẩy mạnh và người nông dân quan tâm hơn tới khoa học kỹ thuật. Đây là điều kiện quan trọng để đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tỷ lệ sử dụng điện thoại và có xe máy chiếm tỷ lệ khá cao là điều kiện thuận lợi để các hộ mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ kinh tế với ngoài huyện còn hạn chế. Năm 2011 có 48% số hộ có quan hệ kinh tế với ngoài huyện, phần lớn các hộ này là ở vùng I. Điều đó chứng tỏ sản xuất hàng hóa trong nông thôn còn kém phát triển.

2.2.6 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn

2.2.6.1 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn theo nhóm ngành kinh tế.

Việc xem sét để xác định một người lao động nông thôn làm ở ngành nào nhiều khi rất khó khăn. Để xác định một người lao động cụ thể làm ở ngành nào nhằm đánh giá thực trạng việc làm ở mỗi nhóm ngành trong nông thôn và , đề tài tính theo ba tiêu thức:

-Thu nhập tạo ra từ mỗi ngành hoạt động

- Thời gian tham gia lao động phân bổ cho mỗi ngành

- Tính thường xuyên của thu nhập và thời gian lao động

Bảng 2.11 Lao động nông thôn phân theo nhóm ngành kinh tế

Đơn vị: %

Tình trạng việc làm

Vùng I

Vùng II

2009

2010

2011

2009

2010

2011

1.Trồng trọt

49.90

40.01

35.27

58.09

52.16

49.09

2.Chăn nuôi

17.80

18.80

20.11

12.43

12.58

13.06

3.Lâm nghiệp

2.53

2.52

2.49

4.51

4.31

4.28

4.Ngư nghiệp

8.77

9.87

11.09

8.4

8.97

9.01

5.Tiểu thủ CN

8.22

13.89

14.80

6.90

10.84

11.09

6.Thương mại- DV

12.78

14.91

16.88

9.67

11.14

13.24

Tổng

100

100

100

100

100

100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2009-2011)

Bảng 06 thể hiện % lao động được phân chia vào từng ngành cụ thể. Qua số liệu có thể thấy lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn (79% năm 2009 ở vùng I và 83,43% ở vùng II) . Điều đó thể hiện sự phân công lao động chưa phát triền, tính chất thuần nông vẫn là chủ yếu. Đặc biệt trong nông lâm ngư nghiệp lao động trong trồng trọt chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù trong những năm gần đây tỷ lệ đã giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn.Trồng trọt là ngành có tính thời vụ rất cao. Việc phân bố phần lớn lao động vào ngành trổng trọt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm thời vụ nghiêm trọng. Đây là vấn đề cần khắc phục nhằm đảm bảo việc làm cho lao động nông thôn.

2.2.6.2  Mức sử dụng thời gian lao động  phân theo vùng.

Bảng 2.12 Mức sử dụng thời gian lao động phân theo vùng

(bình quân/1lao động)

Chỉ tiêu

Vùng I

Vùng II

2009

2010

2011

2009

2010

2011

Tổng ngày lao động thực tế

168.8

171.4

175.19

186.49

190.4

218.09

1.Tổng ngày lao động trồng trọt

54.25

49.12

52.31

55.9

58.22

79.05

2.Tổng ngày lao động chăn nuôi

63.52

60.28

52.17

27.76

30.91

30.55

3.Tổng ngày lao động lâm nghiệp

1.03

0.97

0.52

1.17

1.11

0.98

4.Tổng ngày lao động thủy sản

1.79

2.11

2.08

0.23

0.39

0.4

5.Tổng ngày lao động phi nông nghiệp

48.21

58.87

68.11

101.43

99.72

107.11

Chỉ tiêu phân tích

 

 

 

 

 

 

Tổng thời gian có khả năng huy động trong năm(ngày)

280

280

280

280

280

280

Tỷ suất sử dụng lao động bình quân (lần)

0.603

0.612

0.626

0.662

0.676

0.775

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2009-2011)

            Để đánh giá mức độ sử dụng thời gian lao động của lao động nông thôn, chúng ta phân tích số liệu điều tra ở bảng 07. Trong điều kiện của nông thôn, thời gian lao động có khả năng thực hiện của một lao động trong năm là 280 ngày. Mặc dù tỷ suất sử dụng thời gian lao động ở cả hai vùng đều có xu hướng tăng dần, tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Đến 2011 vùng I mới đạt tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 62,60%. Như vậy, gần 40% thời gian là không có việc làm. Đây thực sự là hiện tượng rất lãng phí nguồn lao động. Ở vùng II năm 2011 tỷ suất sử dụng lao động đạt 77.5%. Đây là mức sử dụng lao động khá cao do vùng II là vùng sản xuất chè lớn của tỉnh. Tuy nhiên, hướng phấn đấu là tỷ suất sử dụng thời gian lao động nông thôn là phải đạt 85%. Qua thực tế số liệu điều tra ở bảng 07 ta thấy vấn đề tạo việc làm ở vùng I là hết sức cấp bách. Ở vùng II cần ưu tiên hơn cho những hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

2.2.6.3 Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc làm của lao động nông thôn

3.1.6.3.1  Tỷ suất thời sử dụng thời gian lao động phân theo mức thu nhập.

Việc xem xét so sánh giữa các hộ có mức thu nhập khác nhau là điều cần thiết để tìm thấy sự khác biệt. Qua số liệu điều tra ở bảng 08, tỷ suất sử dụng lao động giữa hộ khá và hộ nghèo có sự chênh lệch rất cao. Mặc dù qua các năm tỷ suất sử dụng lao động của các nhóm hộ có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2011 ở vùng I nhóm hộ khá có tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 73% ở vùng II là 87% trong khi đó với nhóm hộ nghèo tương ứng là 49% và 39%. Các hộ giầu có hai ưu thế cơ bản, họ có nguồn vốn tích lũy từ ban đầu từ đó có khả năng giao lưu kinh tế và văn hóa rộng hơn. Yếu tố quan trọng nữa là họ có khả năng quản lý và tổ chức lao động trong gia đình chặt chẽ và hiệu quả. Các hộ nghèo không có các điều kiện này, họ phải làm những công việc làm mang lại lợi ích thấp. Từ đây cho thấy muốn tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì cần có những giải pháp ưu tiên các hộ nghèo một cách hợp lý. 

 

 

 

 

Bảng 2.13 Thời gian lao động phân theo mức thu nhập của các hộ nông dân

             Năm

 

 

 

Loại hộ

2009

2010

2011

Số ngày lđ/LĐ/

năm

(Ngày-người)

Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ

(%)

Số ngày lđ/LĐ/

năm

(Ngày-người)

Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ

(%)

Số ngày lđ/LĐ/

năm

(Ngày-người)

Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ

(%)

Vùng I

Hộ khá

192.90

0.69

197.85

0.71

204.58

0.73

Hộ trung bình

154.43

0.55

167.94

0.60

157.40

0.56

Hộ nghèo

108.16

0.39

102.52

0.37

137.74

0.49

Vùng II

Hộ khá

198.17

0.71

273.31

0.67

244.76

0.87

Hộ trung bình

185.88

0.66

117.77

0.49

159.11

0.57

Hộ nghèo

158.82

0.57

138.15

0.35

109.00

0.39

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2009-2011)

 

2.2.6.3.2Thời gian lao động phân theo hướng sản xuất của hộ

Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên, có tính thời vụ cao. Phương hướng sản xuất của hộ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và lao động của hộ. Đề tài xem xét ảnh hưởng của phương hướng sản xuất đến việc làm của hộ và số liệu được thể hiện ở bảng 09. Qua số liệu điều tra ở bảng 09 ta thấy các hộ thuần nông có tỷ suất sử dụng thời gian lao động rất thấp, các hộ phi nông nghiệp có tỷ suất sử dụng thời gian lao động cao nhất. Điều đó cho thấy việc đào tạo nghề và phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

 

 

 

 

Bảng 2.14 Thời gian lao động phân theo hướng sản xuất của hộ

                  

                 Năm

 

 

Loại hộ

2009

2010

2011

Số ngày lđ/LĐ/

năm

(Ngày-người)

Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ

(%)

Số ngày lđ/LĐ/

năm

(Ngày-người)

Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ

(%)

Số ngày lđ/LĐ/

năm

(Ngày-người)

Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ

(%)

Vùng I

 

 

 

 

 

 

Thuần nông

165.71

0.59

141.35

0.51

149.47

0.54

Kiêm ngành nghề

172.67

0.62

187.20

0.67

179.31

0.64

Phi nông nghiệp

166.48

0.60

182.78

0.65

189.42

0.68

Vùng II

 

 

 

 

 

 

Thuần nông

167.17

0.60

165.70

0.59

190.95

0.68

Kiêm ngành nghề

179.28

0.64

193.28

0.69

201.95

0.72

Phi nông nghiệp

197.01

0.71

197.28

0.71

253.21

0.91

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2009-2011)

            2.2.6.3.3 Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo thành phần dân tộc

Mỗi dân tộc có trình độ sản xuất khác nhau và nếp sống văn hóa khác nhau, việc xem xét thực trạng việc làm theo thành phần dân tộc có thể đưa ra những gợi ý về các biện pháp giải quyết việc làm phù hợp với mỗi thành phần dân tộc.  Theo số liệu điều tra thực tế, dân tộc Tày và dân tộc Kinh không có khác biệt đáng kể về tỷ suất sử dụng thời gian lao động vì trình độ sản xuất cũng như dân trí của người Tày và người Kinh là khá gần nhau. Một bộ phận nhỏ các dân tộc khác như dân tộc Dao, H,Mông…Trình độ sản xuất kém hơn.

 

 

 

 

 

 

Bảng 2.15 Tỷ suất sử dụng thời gian lao động bình quân phân theo

thành phần dân tộc

       Năm

 

 

 

 

Dân tộc

 

2009

2010

2011

 Số ngày lđ/LĐ/

năm

(Ngày-người)

 Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ

(%)

 Số ngày lđ/LĐ/

năm

(Ngày-người)

 Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ

(%)

 Số ngày lđ/LĐ/

năm

(Ngày-người)

 Tỷ suất sử dụng thời gian LĐ

(%)

Vùng I

 

 

 

 

 

 

Kinh

163.64

0.59

159.59

0.57

180.00

0.64

Tày

174.31

0.62

177.62

0.64

175.09

0.63

Dân tộc khác

125.12

0.45

136.47

0.49

167.47

0.60

Vùng II

 

 

 

 

 

 

Kinh

188.27

0.67

213.55

0.76

209.54

0.75

Tày

186.74

0.66

193.81

0.69

224.72

0.81

Dân tộc khác

184.36

0.65

185.20

0.66

213.85

0.76

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2009-2011)

3.1.6.3.2      Thời gian lao động bình quân phân theo diện tích đất nông nghiệp

Những hộ có diện tích đất dưới 2000m2 đất trồng cây hàng năm được quy vào hộ ít đất, nhóm hộ có diện tích đất trồng cây hàng năm từ 2000m2 đến 3000m2 được quy vào hộ có điện tích đất trung bình, và nhóm hộ có từ 3000m2 đất trở lên được quy vào hộ nhiều đất. Dựa theo kết quả điều tra ở các hộ nông dân ở vùng I có 29 hộ ít đất, 57 hộ trung bình và 93 hộ nhiều đất. ở vùng II bao gồm 76 hộ ít đất, 48 hộ trung bình và 26 hộ nhiều đất. Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu và không thể thay thế được, do đó việc đánh giá và so sánh các hộ có diện tích đất khác nhau là điều cần thiết. Tuy nhiên, sự so sánh này cũng có một hạn chế vì nó chính xác với các hộ có cùng phương hướng sản xuất. Còn các hộ kiêm ngành nghề và phi nông nghiệp có thể có ít đất nhưng họ vẫn có nhiều việc làm. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy các hộ nhiều đất vẫn có tỷ suất sử dụng thời gian lao động cao nhất. Điều đó cho thấy số lượng hộ kiêm ngành nghề và phi nông nghiệp trong nông thôn chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phát triển các ngành sản xuất phi nông nghiệp trong nông thôn, nhất là trong điều kiện mật độ dân cư đông và diện tích nông nghiệp bình quân đầu người thấp như hiện nay.

Bảng 2.16 Thời gian lao động phân theo diện tích đất nông nghiệp

                    

                    Năm

 

Nhóm hộ

2009

2010

2011

Số lượng

(ngàylđ/

LĐ/năm)

Tỷ suất sử dụng

Tg  lđ

(%)

Số lượng

(ngày lđ/

LĐ/năm)

Tỷ suất sử dụng

Tg  lđ

(%)

Số lượng

(ngày lđ/

LĐ/năm)

Tỷ suất sử dụng

Tg  lđ

(%)

Vùng I

 

 

 

 

 

 

Nhiều đất

183.14

0.66

185.92

0.67

181.58

0.65

Trung bình

148.68

0.53

147.16

0.53

171.93

0.62

Ít đất

138.71

0.50

147.06

0.53

154.50

0.55

Vùng II

 

 

 

 

 

 

Nhiều đất

192.30

0.69

190.97

0.68

217.28

0.76

Trung bình

199.71

0.71

196.34

0.70

200.89

0.72

Ít đất

172.97

0.62

183.83

0.66

182.01

0.65

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2009-2011)

2.2.7  Thu nhập của lao động nông thôn ở các hộ điều tra

Qua số liệu phân tích ở bảng 12 ta thấy trong cơ cấu tổng thu cũng như thu nhập của các hộ nông dân thì thu nhập từ nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn. Thu từ nông nghiệp tăng bình quân qua 3 năm ở vùng I là 10,39%, ở vùng II là 34,79%, tuy nhiên thu từ nông nghiệp ở cả hai vùng đều chiếm tỷ lệ giảm dần từ 70,47% năm 2009 xuống còn 52,16% năm 2011 ở vùng I và từ 64,01% xuống còn 62,15% ở vùng II. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực cần được đẩy mạnh hơn nữa.

 

 

Bảng 2.17 Biến động doanh thu và chi phí sản xuất của hộ nông dân

(bình quân/hộ)

ĐV: 1000VNĐ

Chỉ tiêu

Vùng I

Vùng II

2009

2010

2011

TĐPT

BQ

2009

2010

2011

TĐPT

BQ

I. Tổng thu

27971

42891

46046

128.31

32424

37345

60681

136.80

1. Thu từ nông nghiệp

19710

32749

24019

110.39

20756

24783

37710

134.79

Cơ cấu (%)

70.47

76.35

52.16

 

64.01

66.36

62.15

 

1. Trồng trọt

10645

19448

19484

135.29

11109

14400

24886

149.67

Cơ cấu (%)

54.01

59.39

81.12

 

53.52

58.11

65.99

 

2. Chăn nuôi

7886.2

12231

12713

126.97

8773.8

9506.5

11645

115.20

Cơ cấu (%)

40.01

37.35

52.93

 

42.27

38.36

30.88

 

3 Thuỷ sản

603.37

493.28

493.28

90.42

297.33

300

603.37

142.45

Cơ cấu (%)

3.06

1.51

2.05

 

1.43

1.21

1.60

 

4. Lâm nghiệp

574

576

329.33

75.61

676

675

676

100.00

Cơ cấu (%)

2.92

1.76

1.37

 

2.78

2.32

1.53

 

2. Thu từ phi nông nghiệp

8260.5

10142

13027

125.58

11668

12562

22971

140.31

Cơ cấu (%)

29.53

23.65

47.84

 

35.99

33.64

37.85

 

II. Tổng chi

13387

15034

17488

114.29

23387

14357

30906

1,15

1. Chi từ nông nghiệp

9887.3

11386

11799

109.24

9887.3

8082.9

23885

1,55

1. Trồng trọt

7769.3

8581.5

9475

110.43

1994.3

1897

15185

2,75

2. Chăn nuôi

1994.3

2373.3

2221.2

105.53

7769.3

6148.1

8683.2

1,06

3. Thuỷ sản

69.47

194.67

154.2

148.99

15.67

11.2

54.2

185.98

4. Lâm nghiệp

54.2

136.67

48.8

94.89

1.33

26.67

69.47

722.72

2. Chi từ phi nông nghiệp

3500.1

3648.2

5689.1

127.49

7020.6

6274.5

13500

138.67

III. Thu nhập

14583

27956

28458

139.69

11518

22988

37294

179.94

Thu nhập/khẩu

3646

6818

6941

1,38

2679

5346

8673

1,78

Thu nhập /lao động

5401

10354

10540

1,95

5009

9995

16215

1,78

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2009-2011)

Tương tự như vậy, thu từ phi nông nghiệp tăng nhanh ở cả hai vùng. Từ đó làm cho thu nhập bình quân hộ cũng tăng nhanh trong 3 năm qua. Thu nhập /hộ ở vùng I tăng từ 14,583 triệuđ năm 2009 lên 28,458 trđ năm 2011, tương ứng ở vùng II tăng từ 11,518 trđ lên 37,294 trđ. Đây là tốc độ tăng rất nhanh. Tuy vậy, đây vẫn là mức thu nhập rất thấp so với bình quaan cả nước.

            3.2.7. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của hộ nông dân (Coob-Douglas)

Sử dụng phần mềm SPSS cho kết quả sau:

Bảng 2.18 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân

Tên biến

Hệ số ước lượng

T - Stat

Sig.

Hệ số chặn

7.108

35.555

.000

Ln(K)

.203

15.489

.000

Ln(L)

.507

12.669

.000

Ln(DT)

.052

2.342

.019

D2

.160

4.537

.000

D6

.372

10.751

.000

D7

.207

5.991

.000

D8

-.517

-16.144

.000

Hệ số xác định R2

0.427333

FStata = 95.089

Sig. F=.000a

Ln(Y)=7.108+ 0.203*Ln(K)+ 0.507*Ln(L)+0.052*Ln(DT)+0.160*D2+0.372D6+0.207D7- 0.517D8+ei

Hay:

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2009-2011)

- Trường hợp thu nhập hỗn hợp của hộ đối với chủ hộ có trình độ cấp 3 và trên cấp 3 tại vùng Định Hóa năm 2011 (D2=1,D8=0, D6=1, D7=0) cao hơn các hộ khác là e0,16 đơn vị. Theo kết qủa chạy hàm ta thấy ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của hộ là lao động. Số lao động tăng 1% thì thu nhập của hộ tăng 0,507%. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng mạnh đến thu nhập của hộ là vốn. Diện tích canh tác lại ảnh hưởng không nhiều đến thu nhập của hộ. Như vậy, trong thời gian tới muốn tăng thu nhập cho nông dân tỉnh Thái Nguyên thì quan trọng nhất là giải quyết vấn đề vốn và lao động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN

 

3.1 Một số giải pháp rút ra từ phân tích thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1 Xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lý.

Việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lý bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Nông thôn Thái Nguyên còn mang nặng tính thuần nông, điều đó dẫn đến tính thời vụ cao làm cho lao động lâm vào tình trạng thiếu việc làm. Thực tế các hộ kiêm ngành nghề và phi nông nghiệp có thời gian lao động ổn định hơn và có thu nhập cao hơn. Để phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cần có nhiều giải pháp đồng bộ. Các huyện ở phía Nam tỉnh có thể đẩy mạnh giao lưu và học hỏi các làng nghề ở Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đẩy mạnh liên kết với các làng nghề truyền thống trong đào tạo nghề và tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên cho vay vốn phát triển các hoạt động phi nông nghiệp.

3.1.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Lao động nông thôn có trình độ hạn chế. Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn thì công tác đào tạo nghề là vô cùng quan trọng. Công tác đào tạo nghề cần phải xem xét đến nhu cầu xã hội, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm. Kinh nghiệm của một số hộ nông dân Phú Bình trong liên kết với các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh là rất đáng chú ý. Họ học nghề ở các làng truyền thống ở Bắc Ninh sau đó làm một số công đoạn phù hợp rồi giao cho làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh bao tiêu. Việc đào tạo nghề cho nông dân cũng cần quan tâm đến lĩnh vực quản lý kinh tế để người nông dân có tầm nhìn rộng và toàn diện hơn.

3.1.3 Tăng cường cho nông dân vay vốn kết hợp với công tác khuyến nông và khuyến công.

Trong kết quả chạy hàm sản xuất, vốn là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thứ hai sau lao động đến thu nhập của hộ nông dân Thái Nguyên. Do vậy, việc cung cấp vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, người nông dân nhiều khi không giám vay vốn vì không biết đầu tư vào đâu, vay vốn làm gì và làm như thế nào. Vì thế cần kết hợp việc cung cấp vốn cho nông dân với công tác khuyến công và khuyến nông, giúp người nông dân sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

3.1.4 Tăng cường áp dụng KHKT vào sản xuất kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa.

Trong kết quả chạy hàm sản xuất, lao động là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của hộ nông dân. Điều đó cũng chứng tỏ nông thôn Thái Nguyên sản xuất còn lạc hậu, lao động thủ công là chính. Vì vậy, cần tăng cường áp dụng KHKT vào sản xuất làm tăng năng suất lao động. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển kinh tế nông thôn. Các xã phía Nam huyện Phú Bình có mức độ cơ giới hóa khá cao về khâu làm đất và tuốt lúa. Điều đó làm bớt đi sự nặng nhọc của nông dân, chuyển được lao động sang làm nghề khác dẫn đến thu nhập của người nông dân tăng. Tuy nhiên, để tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp thì cần đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông và hệ thống điện nông thôn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị.

3.1.5 Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo.

Qua phân tích số liệu điều tra cho thấy các hộ nghèo có tỷ suất sử dụng thời gian lao động rất thấp. Những lý do nghèo đói thường là thiếu đất canh tác, không có các hoạt động phi nông nghiệp, trình độ văn hóa thấp dẫn đến khả năng quản lý kém, kết hợp một số rủi ro khác…Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo là hết sức quan trọng đi liền với công tác khuyến nông, đào tạo kỹ thuật cũng như khả năng quản lý cho hộ nghèo. Làm được như vậy sẽ có tác động hiệu quả đến tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

3.1.6 Tăng cường hợp tác trong tiêu thụ nông sản.

Sản xuất của các hộ nông dân trong tỉnh vẫn phổ biến là sản xuất nhỏ, manh mún, điều đó gây khó khăn cho tiêu thụ nông sản. Hoạt động tiêu thụ nông sản chủ yếu là hoạt động riêng rẽ của các hộ nông dân. Điều đó dẫn đến hai hệ lụy, một là bị tư thương ép giá, hai là không có khả năng tiêu thụ làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ. Chính quyền các cấp cần giúp nông dân hình thành nên những nhóm hộ hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều đó tạo điều kiện cho hộ nông dân giới thiệu sản phẩm, tìm hiều thị trường, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

3.2 Một số giải pháp từ kinh nghiệm của các tỉnh bạn.

3.2.1 Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trình độ cao.

Việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hợp lý là vô cùng quan trọng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng khoa học kỹ thuật mới, đưa giống cây trồng và con gia súc mới vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ công nghệ cao. Đây là kinh nghiệm thực tế mà tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện. Kinh nghiệm này, Thái Nguyên có thể áp dụng phù hợp với điều kiện của tỉnh mình như quy hoạch vùng rau an toàn quanh thành phố Thái Nguyên, vùng sản xuất sinh vật cảnh ở thành phố, vùng lúa chất lượng cao ở Phú Bình, Định Hóa, Đại từ, vùng cây ăn quả ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương…Việc quy hoạch vùng hợp lý còn tạo điều kiện cho việc xây dựng thương hiệu hàng hóa và dễ dàng hơn trong hoạt động tiều thụ sản phẩm, là điều kiện quan trọng nâng cao thu nhập của nông dân.

3.2.2 Giới thiệu và quản lý chặt chẽ lao động trong các khu công nghiệp.

Một kinh nghiệm rất đáng học tập của Tuyên Quang là tổ chức tốt hoạt động giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn tới các khu công nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu lao động ra làm việc ở nước ngoài.

Sở Lao động – Thương binh và xã hội Tuyên Quang luôn cử những đoàn cán bộ đi khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong nước, từ đó nắm được nhu cầu về lao động của họ và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của họ để cung cấp lao động trong tỉnh làm việc có mức lương hợp lý và ổn định về công việc. Với lao động xuất khẩu cũng vậy, do đó người lao động tránh được hiện tượng các công ty “ma “ lừa đảo. Đây là kinh nghiệm mà Thái Nguyên hoàn toàn có thể học tập và áp dụng có hiệu quả vào điều kiện của tỉnh.

3.2.3 Có kế hoạch phát triển làng nghề hợp lý.

Phát triển làng nghề là vấn đề khó khăn vì bị chi phối bởi văn hóa vùng miền. Vấn đề này có thể tham khảo kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc đã có quy hoạch các làng nghề một cách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vĩnh Phúc cũng có quy định cụ thể trong việc công nhận nghệ nhân, thợ giỏi… và có chính sách rất ưu đãi đối với những người có công truyền bá và phát triển ngành nghề mới ở địa phương. Thái Nguyên cũng cần nghiên cứu quy hoạch làng nghề và có những chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển nhằm chuyển dịch có hiệu quả kinh tế trong nông thôn.

3.2.4 Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng.

Một số tỉnh đã có sự phát triển du lịch cộng đồng khá hiệu quả như Sơn La, Lào cai, Ninh Bình…Việc phát triển du lịch cộng đồng là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội nông thôn.

Thái Nguyên có tiềm năng to lớn trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là các huyện phía Bắc như Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai…Vì vậy, cần học tập kinh nghiệm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng của các tỉnh bạn. Điều đó sẽ góp phần nâng cao thu nhập cũng như trình độ văn hóa của nhân dân.

3.2.5 Phát triển các loại vật nuôi đặc sản.

Khi kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người về những sản phẩm chất lượng cao ngày càng lớn. Nắm bắt được xu hướng đó, nông dân một số tỉnh đã đẩy mạnh phát triển các loại vật nuôi đặc sản như nuôi dê núi, nuôi nhím ở Ninh Bình, nuôi ba ba ở Hưng Yên và Hải Dương, nuôi kỳ đà, tắc kè, thằn lằn ở Quảng Ninh… và còn nhiều nơi khác nữa. Thái Nguyên có điều kiện rất thuận lợi phát triển tất cả các loài vật nuôi đặc sản đó. Học nuôi dê trên núi đá của nông dân Ninh Bình là điều cần làm. Điều kiện ở Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai.. có điều kiện núi đá rất thuận lợi cho phát triển nuôi dê núi. Các loài khác cũng vậy, thậm chí chúng còn sống nhiều trong tự nhiên hoang dã nhưng người dân chủ yếu chỉ biết săn bắn mà chưa có kế hoạch chăn nuôi phát triển. Việc phát triển các loài đặc sản như vậy còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen khai thác tự nhiên mang tính tự phát của người dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua phân tích thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra một số kết luận sau:

- Cơ cấu kinh tế nông thôn còn lạc hậu, điều đó ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn.

- Lao động là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thu nhập. Lao động cần phải xem xét toàn diện đến số lượng và chất lượng lao động.

- Vốn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nông dân, điều đó chứng tỏ người nông dân thiếu vốn và thiếu khả năng tiếp cận các nguồn vốn.

- Khả năng thích ứng của người nông dân với thị trường còn yếu, ít khả năng thay đổi hướng sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao, mức độ giao lưu kinh tế và văn hóa thấp.

            Trên cơ sở đó đề tài đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

            Tóm lại, để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên thì cần phải giúp nông dân dần khắc phục các yếu điểm đó.

Kiến nghị

Để giúp nông dân có việc làm và nâng cao thu nhập, đề tài kiến nghị với các cấp chính quyền một số vấn đề cơ bản sau:

- Có kế hoạc đào tạo nghề cho nông dân hợp lý.

- Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn thuận lợi kết hợp với chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn nông dân những kiến thức quản lý cơ bản để nông dân có khả năng sử dụng đồng vốn hiệu quả.

- Xây dựng cơ sở hạ tẩng nông thôn, đặc biệt là giao thông nông thôn.

- Bảo vệ trật tự trị an trong nông thôn, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nông thôn.

- Đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo, nghiên cứu của các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên để có thể áp dụng vào phát triển kinh tế nông thôn trên địa bản tỉnh có hiệu quả hơn.

Tải file Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên tại đây

PP nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận

Đề tài xử dụng phương pháp tiếp cận vùng, tiếp cận nhóm và tiếp cận đầu ra đầu vào (IO)

Mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác nhau. Do đó tiếp cận vùng sẽ cho phép nghiên cứu những yếu tố riêng biệt của mỗi vùng từ đó có những giải pháp cụ thể phù hợp với mỗi vùng.

Tiếp cận nhóm, đề tài tiếp cận nhóm hộ nông dân và nhóm các dân tộc. Các hộ nông dân được xếp theo nhóm hộ giầu, khá và trung bình, theo hướng sản xuất của hộ như phi nông nghiệp, kiêm ngành nghề, thuần nông, từ đó chỉ ra những khác biệt của các nhóm hộ đó.

Tiếp cận IO là xem xét hiệu quả sản xuất của các hộ, những chi phí mà các hộ phải bỏ ra cũng như kết quả sản xuất mà hộ thu được từ đó đánh giá được mức thu nhập của hộ cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến mức thu nhập đó.

 Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá tình hình lao động, việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn được sử dụng trong đề tài.

            - Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm.

Tốc độ tăng dân số và lao động bình quân qua các năm được tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn về dân số và lao động trung bình qua các năm. Dân số và lao động trung bình của mỗi năm được tính bằng cách lấy tổng dân số của các tháng chia cho 12 tháng hoặc lấy số liệu dân số và lao động trung bình tại một thời điểm điều tra nhất định. Trong luận án sử dụng số liệu dân số và lao động có mặt tại thời điểm điều tra. Tính chỉ tiêu này là nhằm xem xét xu hướng biến động của dân số và lao động qua các năm, nhìn rõ được áp lực về dân số và lao động trong nông thôn, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp giải quyết lao động và việc làm cho lao động nông thôn.

            - Cơ cấu theo lứa tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ và cơ cấu lao động theo giới tính.

            Lứa tuổi của chủ hộ cũng như trình độ văn hoá của họ có vai trò rất to lớn đối với việc làm và thu nhập của hộ gia đình. Với vai trò là chủ gia đình, khả năng tổ chức lao động trong gia đình nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ hộ là rất lớn. Việc phân chia này nhằm tìm ra kinh nghiệm của các hộ sản xuất giỏi và có các giải pháp hỗ trợ các hộ nghèo.

            Trong nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi, phụ nữ có vai trò rất to lớn đối với các hoạt động kinh tế của gia đình. Phân theo giới tính từ đó tìm ra tỷ suất thời gian lao động của các lao động nữ, đánh giá chính xác vai trò của họ từ đó có những chính sách hiệu quả hơn đối với lao động nữ.

            - Cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn.

            Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của người lao động là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của người lao động, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công việc. Hơn nữa, trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động là điều kiện quan trọng tạo cho họ khả năng tạo ra công việc mới, khả năng quan hệ và tìm kiếm thị trường, khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trình độ văn hoá và của người lao động được đánh giá theo cấp học họ đã tốt nghiệp hoặc đánh giá theo số năm đi học. Trình độ chuyên môn được đánh giá theo chứng chỉ, văn bằng đào tạo nghề đươc cấp. Việc đánh giá đúng trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động sẽ có các cách thức đào tạo nguồn lao động nông thôn phù hợp, là điều kiện quan trọng nhằm phát triển kinh tế và xã hội nông thôn.

            - Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề.

            Đối với lao động nông thôn, việc phân lao động theo ngành nghề là hết sức phức tạp. Trừ những hộ phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít trong nông thôn, còn lại, lao động trong hộ nông dân thường làm nhiều hoạt động khác nhau trong năm. Theo mục đích nghiên cứu của đề tài, chỉ tiêu được sử dụng để xác định lao động thuộc ngành nào là do thời gian mà người lao động đó hoạt động. Như vậy, người lao động dùng thời gian của mình hoạt động nhiều nhất ở ngành nào thì sẽ được xếp là lao động của ngành đó. Việc phân tích cơ cấu lao động theo ngành nghề sẽ đánh giá được trình độ phân công lao động trong nông thôn, đây là yếu tố quan trọng nhất tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy phân công lao động trong nông thôn.

            - Tỷ suất sử dụng thời gian lao động.

            Tỷ suất sử dụng thời gian lao động là chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá tình hình việc làm của lao động nông thôn.

            Tỷ suất sử dụng thời gian lao động = Tổng thời gian lao động thực tế/ Tổng thời gian lao động có khả năng huy động.

            Thời gian lao động thực tế là thời gian người lao động thực hiện các hoạt động lao động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra thu nhập.

            Thời gian lao động có khả năng huy động là tổng quỹ thời gian mà người lao động có khả năng đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phù hợp với điều kiện và đặc điểm của lao động nông thôn nên trong đề tài tính thời gian có khả năng huy động của một lao động trong một năm là 280 ngày.

            - Thu nhập bình quân/1 lao động

            - Thu nhập bình quân/1 khẩu

            - Thu nhập bình quân/ hộ

            - Thu nhập bình quân/1 ngày lao động phân theo ngành nghề

            Thu nhập bình quân/ hộ (khẩu, lao động) = Tổng giá trị sản lượng của các ngành - Tổng chi phí/ Tổng số hộ (khẩu,lao động)

            Trong phần tổng chi phí không bao gồm phần công lao động gia đình. Việc tính các chỉ tiêu về thu nhập bình quân như trên sẽ biết được mức phân hoá giầu nghèo trong nông thôn, sức ép về dân số và lao động đối với thu nhập từ đó có các giải pháp hợp lý nhằm giảm sức ép đó. Việc tính toán các chỉ tiêu trên cũng cho phép đánh giá được vị trí và trình độ phát triển của địa bàn nghiên cứu so với trình độ chung của cả nước và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng đó. Tính thu nhập bình quân/ 1 ngày lao động phân theo ngành nghề sẽ cho những thông tin về hiệu quả hoạt động của các ngành và nguyên nhân tạo ra hiệu quả ấy.

2.2.2  Phương pháp thu thập số liệu

            - Phương pháp thu thập số liệu chung

            Thu thập số liệu chung được lấy từ các tài liệu chuyên ngành, từ sách tham khảo và các phương tiên thông tin đại chúng.

            - Phương pháp thu thập số liệu qua chọn mẫu điều tra

            Số liệu qua chọn mẫu điều tra được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu điều tra phi ngẫu nhiên. Cụ thể là kết hợp giữa phương pháp điều tra phân cấp và phương pháp điều tra theo tiêu thức kết hợp.

            Dựa vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh để chọn huyện điều tra.

            Vùng phía nam của tỉnh chọn huyện Phú Bình. Huyện Phú Bình đại diện cho các huyện phía Nam của tỉnh. chọn ba xã là Thanh Ninh, Tân Hoà và Nhã Lộng. Xã Thanh Ninh đại diện cho các xã vùng đồng Bằng phía Nam, xã Nhã Lộng đại diện cho vùng nước máng phía Tây và Tân Hoà đại diện cho vùng núi phía Đông Bắc.

            Vùng núi phía Bắc chọn huyện Định hoá. Huyện Định Hoá chọn ba xã là xã Bảo Cường nằm ở phí Nam, có địa hình khá bằng phẳng, giáp thị trấn huyện. Xã thứ hai là xã Phục Linh đại diện cho các xã vùng cao, vùng sâu. Nằm ở vùng chuyển tiếp giữa hai vùng trên, chọn điều tra xã Định Biên.

            Mỗi huyện chọn 3 xã điều tra phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của huyện và mỗi xã lại chọn 50 hộ điều tra theo hai tiêu thức là mức thu nhập và phương hướng sản xuất cuả hộ, vì đây là hai tiêu thức cơ bản có ảnh hưởng lớn đến vấn đề việc làm và thu nhập của hộ nông dân.

Phương pháp sử lý số liệu

Với số liệu chung:

Với số liệu chung được sử dụng phân nhóm theo nội dung của đề tài nhằm chứng minh, làm rõ những nội dung mà đề tài yêu cầu. Các số liệu chung này đều được trích dẫn nguồn gốc cụ thể

Với số liệu thu thập qua điều tra:

Phân nhóm theo các tiêu thức phân tổ và tính các chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel

  Phương pháp phân tích

            - Phương pháp tiếp cận chung.

            Đề tài sử dụng và tuân theo cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

            - Phương pháp so sánh

            Sử dụng phương pháp dãy số theo thời gian và so sánh các chỉ tiêu tinh toán giữa các ngành, giữa các vùng, gữa các nhóm lao động khác nhau để tìm ra những ngành, những vùng và những nhóm lao động có ưu thế và ngược lại, từ đó có những giải pháp cụ thể.

            - Phương pháp toán kinh tế

            Phương pháp toán kinh tế có thể được sử dụng nhằm tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn. Đề tài sử dụng hàm Cobb Douglas để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập của lao động nông thôn.

            - Phương pháp chuyên gia

            Đây là phương pháp tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của các nhà khoa học và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. Đề tài chủ yếu tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý và người dân tại địa bàn nghiên cứu.

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

Tỉnh Thái Nguyên

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*