Tên | Mô hình Toulmin trong lập luận và chứng minh hình học |
Lĩnh vực | Giáo dục học - Tâm lý học |
Tác giả | Đào Thái Lai, Nguyễn Danh Nam |
Nhà xuất bản / Tạp chí | NXB Giáo dục Việt Nam Năm 2011 |
Số hiệu ISSN/ISBN | |
Tóm tắt nội dung | |
Toulmin (1958) cho rằng lập luận chặt chẽ là kỹ năng cơ bản của con người sống trong thế kỉ XXI. Chính vì vậy, ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về bản chất của quá trình lập luận, đặc biệt là lập luận toán học. Toulmin xem xét một lập luận gồm có ba thành tố cơ bản là: luận cứ, kết luận và luận chứng. Luận cứ (hay còn gọi là tiền đề) là một hoặc nhiều dữ kiện xuất phát làm căn cứ cho lập luận, từ đó để suy ra kết luận, nó trả lời cho câu hỏi “chứng minh bằng cái gì?”. Kết luận là một khẳng định có được trên cơ sở luận cứ đã cho, nó trả lời cho câu hỏi “chứng minh cái gì?”. Luận chứng là những quy tắc, nguyên lý, định lý,… mà nhờ đó từ tiền đề chúng ta suy ra kết luận, nó trả lời cho câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?”. Quá trình chứng minh hình học ở bậc đại học đòi hỏi sự sáng tạo, sâu sắc hơn so với bậc phổ thông cả về mặt kiến thức và sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu cũng như các định lý hình học đã có. Vì thế, hoạt động chứng minh hình học cần được “nhúng” vào trong môi trường khám phá, phát minh lại tri thức để người học có thể thấy được “quá trình” sáng tạo của nhân loại. Quá trình này nhằm làm giảm bớt các thủ thuật trong chứng minh và giúp cho người học làm quen với con đường tiếp cận giải quyết vấn đề của các nhà toán học. Mô hình Toulmin có tác dụng mô tả một cách dễ hiểu các loại lập luận ngoại suy. Điều này giúp chúng ta thấy rõ hơn bản chất của quá trình lập luận ngoại suy và chứng minh hình học cũng như nhận ra các chướng ngại về mặt cấu trúc giữa chúng. Tải file Mô hình Toulmin trong lập luận và chứng minh hình học tại đây |
|
- Nâng cao hiệu quả kỹ năng hoạt động xã hội cho sinh viên ở các trường đại học sư phạm
- Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường đại học theo Chuẩn đầu ra
- ORIENTATION OF INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION IN EDUCATION OF NATIONAL DEFENSE AND SECURITY FOR STUDENTS IN VIETNAM
- The Importance of National Defense Education in Quality Education for College Students in Viet Nam
- National Defense Education for College Students in Viet Nam from the Perspective of Comprehensive Security
- Nghiên cứu giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên (Chủ nhiệm: Hà Quang Tiến)
- Xây dựng mô hình giáo dục phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số khu vực miền núi Phía Bắc Việt Nam (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị út Sáu)
- Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học sư phạm theo hồ sơ năng lực (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị út Sáu)
- Ảnh hưởng của phong tục, tập quán đến các hoạt động giáo dục quyền và bổn phận cho trẻ em Tày - Nùng tỉnh Thái Nguyên (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Ngọc)
- Nghiên cứu thiết kế các hoạt động dạy học trong đào tạo giáo viên sinh học trung học phổ thong khu vực miền núi phía bắc Việt Nam theo tiếp cận định hướng đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục – đào tạo (Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Hồng)
- Hoạt động xã hội...
- Chuẩn đầu ra...
- Education; College Students; National Defense Education; Information Technology Application.
- College Students; National Defense Education; Quality Education.
- Comprehensive Security Concept; college Students; National Defense Awareness.
- National Defense Education Section; Optimization Principle; Teaching Method.
- Military Theory Teaching; College Students; Quality Education.
- Information age; National defense education; Innovation
- information technology
- fostering