Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử tại tỉnh Thái Nguyên trong quá trình tái cấu trúc kinh tế theo hướng nền kinh tế xanh. |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Đại học Kinh tế và QTKD |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Kinh tế học |
Chủ nhiệm(*) | Bùi Như Hiển |
Ngày bắt đầu | 01/2013 |
Ngày kết thúc | 01/2014 |
Tổng quan
Tính cấp thiết
Tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam nói chung và vùng Đông Bắc Việt Nam trong đó có Tỉnh Thái Nguyên nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 đã coi cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách đồng bộ, với thế mạnh của ngành công nghiệp và lĩnh vực du lịch sinh thái. Tuy nhiên, hiện tại cơ cấu kinh tế của Tỉnh vẫn còn chưa phù hợp và chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Việc tái cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020. Mặt khác, có nhiều nhân tố tác động tới việc tái cơ cấu nền kinh tế và để cơ cấu lại nền kinh tế của Tỉnh đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, trong đó cần phải chú ý đến phát triển và ứng dụng thương mại điện tử một cách đồng bộ.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, bởi những lợi ích to lớn mà chúng mang lại cho nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trên bình diện chung, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, các doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫ chưa thấy hết hiệu quả mà thương mại điện tử đem lại nên vẫn còn thiếu sự quan tâm, sự đầu tư để ứng dụng thành công lĩnh vực còn mới mẻ nhưng không xa lạ này trong phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cấu trúc lại nền kinh tế Việt Nam nói chung và Tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lại với nhiều quốc gia, bởi những tính ưu việt của nó như ít tồn thời gian, công sức, tiền bạc cho những giao dịch kinh tế. Giá trị từ thương mại điện tử mang lại cho nền kinh tế của một quốc gia hay một Vùng là rất lớn. Do vậy, việc áp dụng thương mại điện tử trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế là một xu thế tất yếu của thời đại, kinh tế Việt Nam và Tỉnh Thái Nguyên trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế xanh thì cũng không thể nằm ngoài xu hướng phát triển này. Tuy nhiên, xây dựng chiến lược và ứng dụng thương mại điện tử ở Thái Nguyên vẫn còn nhiều bất cập và chưa phát triển rộng rãi.
Việc xem xét tác động của thương mại điện tử và xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử ... tới cơ cấu lại nền kinh tế của Tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết. Trên cơ sở đánh giá tác động dựa trên phương pháp phân tích định tính và định lượng, thiết lập mô hình tương quan, hàm hồi quy để xác định mức độ tác động của thương mại điện tử đến cơ cấu lại nền kinh tế của Tỉnh Thái Nguyên để từ đó xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử, các phương án và giải pháp nhằm tái cấu trúc nền kinh tế của Tỉnh theo hướng phát triển kinh tế xanh đến năm 2020.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài: “Xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử tại tỉnh Thái Nguyên trong quá trình tái cấu trúc kinh tế theo hướng nền kinh tế xanh” nhằm xây dựng chiến lược phù hợp đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử để tái cấu trúc nền kinh tế của Tỉnh theo hướng phát triển kinh tế xanh.
Mục tiêu
- Phân tích, đánh giá mặt tích cực, mặt hạn chế trong việc phát triển Thương mại điện tử của Tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá tác động và xác định mô hình chiến lược, đề xuất những giải pháp cụ thể phát triển thương mại điện tử trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của Tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung
- Khái quát cơ sở lý luận về thương mại điện tử, chiến lược phát triển thương mại điện tử, tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển kinh tế xanh.
- Thực trạng TMĐT thế giới, Việt Nam nói chung và thực trạng áp dụng TMĐT tại Thái Nguyên nói riêng.
- Phân tích tác động phát triển thương mại điện tử tới tái cấu trúc nền kinh tế của Tỉnh; xác định được mức độ tác động; xây dựng mô hình hồi quy để đánh giá mức độ tác động; dự báo mô hình cơ cấu kinh tế đến năm 2020 của Tỉnh Thái Nguyên.
- Định hướng, xây dựng chiến lược và đề xuất các giải pháp đồng bộ phát triển thương mại điện tử trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của Tỉnh Thái Nguyên theo hướng phát triển kinh tế xanh.
PP nghiên cứu
Hiệu quả KTXH
- Giáo dục, đào tạo: Báo cáo của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho các Nhà nghiên cứu, các NCS, học viên cao học và sinh viên trong lĩnh vực nghiên cứu có liên quan.
- Kinh tế, xã hội: Thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của Tỉnh Thái Nguyên có hiệu quả, phát huy nguồn lực và lợi thế so sánh để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh nhanh, bền vững theo hướng phát triển kinh tế xanh.
ĐV sử dụng
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)