Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến động giá đầu vào”
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Kinh tế và QTKD
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Kinh tế học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Thị Phương Hảo
Ngày bắt đầu 01/2011
Ngày kết thúc 12/2012

Tổng quan

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI 

10.1. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)

 Trong những năm qua đó có rất nhiều đề tài nghiên cứu hay các chương trình, dự án đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đã đạt được những thành tựu đáng kể về nâng cao cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, các chương trình này mới chỉ chủ yếu đề cập đến các vấn đề về nâng cao nguồn lực của các hộ nông dân sản xuất chè mà ít đề cập đến sự tác động, ảnh hưởng của biến động giá cả các yếu tố đầu nông nghiệp tới hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè, nhất là hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất chè trong điều kiện suy thoái kinh tế. Chẳng hạn như đề tài: Những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái Nguyên. Luận án  tiến sĩ, Phạm Thị Lý, ĐH Bắc Thái, 2001. - Những giải pháp cơ bản phát triển sản xuất chè ở Xí nghiệp công nông nghiệp Chè Tuyên Quang. Luận án tiến sĩ, Trần Văn Giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1993, Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên : Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế -chuyên ngành kinh tế nông nghiệp / Phan Thanh Vụ .1999….

 

10.2. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)

Nguyễn Thị Phương Hảo, ảnh hưởng của sự tăng giá đầu vào nông nghiệp tới các hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Rừng và đời sống, 2008.

Nguyễn Thị Phương Hảo, Sản xuất chè an toàn – hướng đi tích cực trong nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ trồng chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Kinh tế tiêu dùng, 2010.

Nguyễn Đình Long, Thực trạng và giải pháp phát triển các hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu, NXB Nông nghiệp, 2008.

Đoàn Quang Thiệu, Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống nông lâm kết hợp ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Đề tài cấp bộ, nghiệm thu 2007.

Tính cấp thiết

Hiệu quả kinh tế cây chè ở Thái Nguyên đã đem lại cho nông dân và cho tỉnh nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này ngành chè vẫn luẩn quẩn trong vòng khó khăn: Giá cả biến động thất thường, nhà máy thiếu nguyên liệu, sản xuất manh mún, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường xuất khẩu chè… Không chỉ có doanh nghiệp gặp khó khăn mà người trồng chè cũng lao đao không kém, hầu hết các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá cả phụ thuộc vào tư thương. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả kinh tế của cây chè còn thấp và chưa ổn định là giá cả đầu vào để sản xuất cây chè chưa ổn định. Đối với sản xuất cây chè, các yếu tố đầu vào có vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng chè.  Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trường đầu vào của sản xuất cây chè biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân trồng chè, giá các yếu tố đầu vào liên tục tăng cao làm cho một bộ phận nông dân gặp không ít khó khăn, đặc biệt là nông dân nghèo, đồng thời gây hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trên cả 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước những khó khăn chung của ngành chè Thái Nguyên và của các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của sự biến động giá đầu vào đến sản xuất và xuất khẩu của chè Thái Nguyên và đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè là hết sức cần thiết và thiết thực. Xuất phát từ đó tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến động giá đầu vào " làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy việc sản xuất và xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Mục tiêu

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hộ nông dân, biến động giá đầu vào và hiệu quả kinh tế.

 - Phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của biến động giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Đề ra định hướng và những giải pháp nhằm sử dụng tốt nhất các yếu tố đầu vào chính trong sản xuất chè và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân sản xuất chè trong điều kiện biến động giá đầu vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

Nội dung

    Mở đầu

  1. Tính cấp thiết của đề tài
  2. Mục tiêu nghiên cứu
  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  4. Đóng góp của đề tài
  5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn kinh tế hộ và hiệu quả kinh tế của nông hộ.

Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế của của các hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về kinh tế hộ và hiệu quả kinh tế của nông hộ.

1.1.1 Hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng của đầu vào đến hiệu quả kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm về đầu vào, lạm phát và hiệu quả kinh tế

- Khái niệm về đầu vào, giá đầu vào

- Phân loại các yếu tố đầu vào

- Khái niệm về lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng

- Khái niệm về hiệu quả kinh tế

1.1.1.2 Ảnh hưởng của đầu vào đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh

- Vai trò của các yếu tố đầu vào

- Những yếu tố ảnh hưởng tới giá đầu vào

- Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nông hộ:

+ Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

+ Các nhân tố kinh tế - xã hội

+ Các nhân tố về tổ chức sản xuất, khoa học công nghệ và kỹ thuật

+ Các nhân tố khác

- Tác động của sự tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế của nông hộ.

1.1.2 Nông hộ và hiệu quả kinh tế của nông hộ

1.1.2.1 Một số vấn đề về hiệu quả của nông hộ

- Nội dung và bản chất của hiệu quả

- Phân loại hiệu quả

- Phương pháp và công thức tính hiệu quả

- Nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ

1.1.2.2 Nông hộ và kinh tế hộ nông dân

- Khái niệm về hộ

- Khái niệm về kinh tế hộ nông dân

- Đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân

- Một số đặc điểm của kinh tế hộ vùng cao

- Vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế nước ta hiện nay

- Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ trong điều kiện biến động giá đầu vào sản xuất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của tỉnh Thái Nguyên đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chè ở bàn tỉnh Thái Nguyên

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh miền núi phía Bắc. Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 3532, 65 Km2, tổng số nhân khẩu là 1.127.170 người và 213.197 hộ (trong đó có 181.068 hộ nông nghiệp). Các hộ trong tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 80% với tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.817.698 triệu đồng. Đây là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng với nền tảng là nông, lâm nghiệp và trọng tâm là phát triển kinh tế hộ. Do đặc điểm nghiên cứu của đề tài là nâng cao hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng của sự biến động giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chè nên việc chọn điểm nghiên cứu là địa phương có ảnh hưởng lớn bởi sự biến động về giá và vùng chủ yếu sản xuất chè với sản lượng đủ lớn. Với những lý do trên, tỉnh Thái Nguyên được chọn là điểm nghiên cứu của đề tài.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập thông qua các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các nghị định, nghị quyết, chỉ thị, các chính sách của nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các số liệu và các báo cáo tổng kết của các xã, huyện, thành phố và tỉnh đang nghiên cứu để có được số liệu thống kê. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu mới được thực hiện qua các phương pháp sau:

* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có người dân tham gia (PRA)

* Phương pháp điều tra hộ: Gồm các bước sau:

- Chọn điểm điều tra: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm điều tra phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm tình hình nông thôn và nông dân của vùng. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi chọn 3 huyện đại diện cho 3 vùng chính của Thái Nguyên để điều tra các hộ.

+ Huyện Đồng Hỷ: đại diện cho vùng miền núi của tỉnh với diện tích đất tự nhiên là 470,38 km2, dân số trung bình năm 2006 là 124.722 người. Huyện có thế mạnh về cây chè, cây ăn quả, đặc biệt nổi tiếng với chè Trại cài.

+ Thành phố Thái Nguyên: đại diện cho vùng giữa của tỉnh, nơi có tiến trình đô thị hoá nhanh, các yếu tố đầu vào có những biến động lớn nên ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ sản xuất chè. Thành phố Thái Nguyên có định hướng phát triển nông lâm nghiệp với tốc độ nhanh, ổn định, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hoá, đặc biệt chú trọng phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương.

+ Huyện Phổ Yên: có diện tích đất tự nhiên là 256,58 km2, dân số trung bình năm 2006 là 139.961 người,  đại diện cho vùng phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Huyện có đất đai tương đối bằng phẳng, mầu mỡ, sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa với thế mạnh là sản phẩm lúa gạo và chăn nuôi.

- Chọn hộ điều tra: căn cứ vào tiêu chí khả năng tiếp cận thông tin và khối lượng sản phẩm tạo ra nhất định (gồm sản lượng tiêu dùng và khối lượng bán ra trên thị trường), đồng thời chúng tôi căn cứ vào thu nhập để phân loại và chọn hộ nghiên cứu. Xác định số lượng hộ điều tra: đề tài chọn tỉnh Thái Nguyên làm địa bàn nghiên cứu, trong tỉnh chọn ra 3 huyện đại diện, trong mỗi huyện lại chọn ra 3 xã đại diện cho 3 vùng của từng huyện để điều tra, trong mỗi xã chọn 30 hộ để điều tra. Như vậy, số lượng mẫu điều tra của toàn tỉnh là 270hộ.

- Nội dung phiếu điều tra bao gồm: những thông tin về tình hình cơ bản của hộ như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật, loại hình hộ, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị tư liệu sản xuất.

- Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ như các yếu tố sản xuất, vốn, kỹ thuật, lao động. Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.

- Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ hộ. Sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề hộ, các chính sách của Đảng và nhà nước về nông hộ.

- Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp hộ thông qua phiếu điều tra được lập sẵn.

2.2.3. Phương pháp phân tích

* Phương pháp thống kê mô tả:

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất chè, kết quả và hiệu quả sản xuất của nông hộ sản xuất chè qua các năm.

* Phương pháp mô hình hóa:

- Sử dụng bảng cân đối liên ngành dạng giá trị (mô hình I - O) để phân tích mối liên hệ giữa các ngành, các sản phẩm nông nghiệp chính của các hộ nông dân sản xuất chè.

- Dùng các mô hình dự báo giá các đầu vào chủ yếu trong nông nghiệp (hàm xu thế, mô hình AR)

- Sử dụng hàm hồi quy gãy khúc để phân tích sự tác động của giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chè.

- Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích sự biến động giá đầu vào tới chi phí sản xuất của các nông hộ sản xuất chè.

2.2.4  Hệ thống chỉ tiêu phân tích

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả:

GO - Tổng giá trị sản xuất (Gross Output)

MI - thu nhập hỗn hợp (Mix Income)

IC - Chí phí trung gian (Intermediational Cost)

GM - Thu nhập biên (Gross Margin) hay còn gọi là lãi gộp. Đây được coi là mục tiêu quan trọng nhất của hộ. Chỉ tiêu này sử dụng sẽ có độ chính xác cao hơn VA hay MI. Công thức tính: GM = GO - CP (chi phí)

- Giá trị sản phẩm hàng hoá (GV):

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả:

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:

- Tỷ suất hàng hóa (%) = GV/GO. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia vào thị trường của hộ.

Năng suất lao động: GO/LĐ; MI/LĐ

Hiệu quả sử dụng đất: GO/ha; MI/ha

Hiệu quả sử dụng vốn: GO/IC; MI/IC; GM/IC;

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí:

- Chi phí trên đơn vị diện tích: chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của hộ trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu. Công thức tính = tổng chi phí/ĐVDT (m2, 1ha ,1 sào) hoặc = CP/ha.

Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả xã hội

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường

Chương 3: Đánh giá hiệu quả kinh tế của của các hộ sản xuất chè trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên.

3.1 Thực trạng kết quả sản xuất của các hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1 Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng của các hộ điều tra

3.1.2 Kết quả sản xuất chè theo từng nhóm hộ

3.1.3 Kết quả sản xuất chè theo quy mô

3.2 Hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra

3.2.1 Hiệu quả kinh tế theo từng nhóm hộ

3.2.2 Hiệu quả kinh tế theo quy mô

3.2.3 Các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ

3.3 Ảnh hưởng của sự biến động giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè

- Ảnh hưởng của việc tăng giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè theo mức thu nhập

- Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào tới năng suất đất đai

- Ảnh hưởng của biến động giá đầu vào trong ngành trồng trọt

- Ảnh hưởng của biến động giá đầu vào trong ngành chăn nuôi

3. 4 Phân tích tác động của sự tăng giá đầu vào nông nghiệp tới kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân sản xuất chè

Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

4.1 Quan điểm về nâng cao hiệu quả kinh tế và hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của các nông hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

-

-

4.2 Phương hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè và hạn chế ảnh hưởng của biến động giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế của các nông hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4.2.1 Phương hướng

4.2.2 Mục tiêu

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và hạn chế ảnh hưởng của biến động giá đầu vào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Giải pháp về quy hoạch

- Giải pháp về chính sách: Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng;  Chính sách vốn;  chính sách đào tạo nguồn nhân lực…

- Giải pháp về hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè

- Giải pháp về quy mô sản xuất: phát triển kinh tế trang trại.

- Giải pháp về chế biến

- Giải pháp về dự trữ các yếu tố đầu vào

- Giải pháp kỹ thuật

Tải file “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến động giá đầu vào” tại đây

PP nghiên cứu

- Hệ thống các phương pháp chính sẽ được áp dụng để thực hiện đề tài: Phương pháp thống kê mô tả, PP phân tích dãy số thời gian,  phương pháp mô hình hóa (sử dụng hàm hồi quy), PP phân tích chỉ số

Hiệu quả KTXH

- Đề ra định hướng và những giải pháp nhằm sử dụng tốt nhất các yếu tố đầu vào chính trong sản xuất chè và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân sản xuất chè trong điều kiện biến động giá đầu vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

- Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khối ngành kinh tế.

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Cục thống kê Nguyễn Văn Quang
2 Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Ngọc Anh
3 Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Ngà
STT Tên người tham gia
1 PGS.TS Nguyễn Đình Long
2 TS. Đoàn Quang Thiệu
3 ThS Trần Văn Dũng
4 ThS Tạ Việt Anh
5 ThS Ngô Thị Mỹ
6 ThS Nguyễn Ngọc Hoa

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*