Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Các yếu tố tác động đến sinh kế bền vững của người dân tái định cư thuộc Dự án thủy điện Sơn La
Cơ quan chủ trì Đại học Kinh tế và QTKD
Cơ quan thực hiện Đại học Kinh tế và QTKD
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Kinh tế học
Chủ nhiệm(*) Bùi Thị Minh Hằng
Ngày bắt đầu 01/2015
Ngày kết thúc 12/2016

Tổng quan

Tính cấp thiết

Việc xây dựng các dự án thủy điện đã và đang gây ra rất nhiều tranh cãi. Mục đích chính của các dự án thủy điện là ngăn lũ, cung cấp nước cho tưới tiêu và sản xuất điện. Tuy nhiên, các dự án thủy điện đã và đang gây ra những tác động tiêu cực rất lớn tới hệ sinh thái và đời sống của người dân địa phương sinh sống trên địa bàn của dự án cũng như các khu vực liền kề. So với các dự án phát triển khác như dự án xây dựng trường học, khu công nghiệp hay đường cao tốc, số lượng người phải di dời gây ra bởi các dự án thủy điện là lớn nhất. Các tác động tiêu cực do các dự án này  gây ra cũng được đánh giá là nghiêm trọng nhất. Theo thống kê, tính đên cuối thế kỷ 20 có khoảng 40-80 triệu người bị mất nhà và chịu ảnh hưởng nặng nề từ quá trình tái định cư bắt buộc (WCD, 2000).

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tái định cư có thể dẫn tới những tác động tiêu cực lên đời sống của người dân như mất tài sản (đất đai, nhà cửa, mùa màng), thất nghiệp, thu nhập giảm, đói nghèo và dịch bệnh tăng, cấu trúc xã hội bị phá vỡ... (Cernea, 2003; Scudder, 1997). Mặc dù trong các dự án thủy điện được thực hiện gần đây, các tác động về mặt môi trường và xã hội của chương trình tái định cư đã được chú ý hơn nhưng các dự án như vậy vẫn tiếp tục đẩy hàng triệu người dân tái định cư đến cảnh bần cùng. Một số nghiên cứu cho thấy, người dân tái định cư có thể hưởng lợi từ dự án, mức sống của họ tăng sau tái định cư do các khoản đền bù và hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, sau khi các khoản hỗ trợ này kết thúc, việc duy trì sinh kế một cách bền vững cho người dân tái định cư vẫn là một vấn đề khó giải quyết đối với các dự án thủy điện hiện nay.

Các nghiên cứu trước đây về dự án thủy điện đã phân tích khá rõ những tác động có thể quan sát được của các chương trình tái định cư về các mặt tài sản, thu nhập, an toàn lương thực, đói nghèo...Tuy nhiên, một câu hỏi ít được quan tâm là những người dân bị ảnh hưởng bởi các chương trình tái định cư thích nghi như thế nào với hoàn cảnh và điều kiện mới, và các yếu tố nào hỗ trợ hoặc cản trở quá trình thích nghi của họ, các yếu tố nào giúp họ duy trì và cải thiện sinh kế một cách bền vững. Vấn đề này rất quan trọng bởi thực tế đã chứng minh, rất nhiều quốc gia đã và đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ những chương trình tái định cư thất bại do thay vì nên tập trung vào mục tiêu phục hồi và phát triển về mặt kinh tế - xã hội cho các cộng đồng bị ảnh hưởng thì chỉ chú ý đến quá trình di dời cơ học. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi đã đề tài: "Các yếu tố tác động đến sinh kế bền vững của người dân tái định cư thuộc Dự án thủy điện Sơn La " để làm đề tài nghiên cứu khoa học.

Mục tiêu

Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là nhằm đánh giá những thay đổi về sinh kế và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của người dân tái định cư, từ đó đề xuất các kiến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách, các cá nhân/ tổ chức thực hiện các dự án thủy điện và chương trình tái định cư nhằm đạt được mục tiêu sinh kế bền vững cho người dân tái định cư.

Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững và tác động của các dự án thủy điện cũng như chương trình tái định cư tới sinh kế của người dân.

- Đánh giá tình hình thích nghi của người dân về mặt sinh kế, 6 năm sau tái định cư (sau khi đã hết các khoản đền bù và hỗ trợ).

- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các chiến lược sinh kế của người dân và kết quả các của các chiến lược sinh kế đó.

- Đề xuất một số kiến nghị về mặt chính sách nhằm hỗ trợ cho quá trình thích nghi của người dân tái định cư và giảm thiểu các tác động tiêu cực của tái định cư.

Nội dung

1. Các vấn đề lý luận cơ bản về dự án thủy điện, chương trình tái định cư và sinh kế của người dân bị ảnh hưởng

+ Lý lẽ tán thành và phản đối các dự án thủy điện

+ Tác động kinh tế - xã hội của các dự án thủy điện và chương trình tái định cư

+ Hệ thống chính sách tái định cư của Việt Nam và các tổ chức quốc tế

+ Tình hình thực hiện các dự án thủy điện và chương trình tái định cư ở Việt Nam

2. Phương pháp nghiên cứu

+ Mô hình lý thuyết: Mô hình sinh kế bền vững (DFID, 2001)

+ Địa điểm thu thập số liệu: Các điểm tái định cư thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

+ Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc các hộ tái định cư và hộ sở tại thuộc dự án thủy điện Sơn La.

+ Phương pháp phân tích số liệu:

-   Phương pháp thống kê mô tả và kỹ thuật phân tích các yếu tố thành phần (Shorrocks, 1982; Fields, 2003): so sánh, phân tích những thay đổi về tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả của các chiến lược sinh kế của các hộ tái định cư và hộ sở tại trước và sau tái định cư

-   Mô hình hồi quy đa biến: Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân tái định cư.

3. Kết quả nghiên cứu

+ Đánh giá và phân tích những thay đổi về sinh kế của người dân tái định cư sau khi tái định cư: những thay đổi về tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả của chiến lược sinh kế.

+ Phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn các chiến lược sinh kế của người dân và kết quả của các chiến lược đó.

4. Đề xuất các kiến nghị nhằm giúp người dân tái định cư xây dựng sinh kế theo hướng bền vững

Tải file Các yếu tố tác động đến sinh kế bền vững của người dân tái định cư thuộc Dự án thủy điện Sơn La tại đây

PP nghiên cứu

+ Mô hình lý thuyết: Mô hình sinh kế bền vững (DFID, 2001)

+ Địa điểm thu thập số liệu: Các điểm tái định cư thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

+ Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc các hộ tái định cư và hộ sở tại thuộc dự án thủy điện Sơn La.

+ Phương pháp phân tích số liệu:

-   Phương pháp thống kê mô tả và kỹ thuật phân tích các yếu tố thành phần (Shorrocks, 1982; Fields, 2003): so sánh, phân tích những thay đổi về tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả của các chiến lược sinh kế của các hộ tái định cư và hộ sở tại trước và sau tái định cư

-   Mô hình hồi quy đa biến: Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân tái định cư.

Hiệu quả KTXH

1.      Sản phẩm

1.1.  Sản phẩm khoa học

-          Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài: 0                     

-          Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước: 02                   

-          Số lượng sách xuất bản:      0                                             

 1.2. Sản phẩm đào tạo

Hướng dẫn 01 nhóm sinh viên NCKH.                  

1.3.    Sản phẩm ứng dụng

- Mô tả tóm tắt về sản phẩm dự kiến: Đề tài sẽ bao gồm 01 bản báo cáo phân tích.

- Phạm vi ứng dụng: Đề xuất các kiến nghị góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của các chương trình tái định cư và giúp người dân tái định cư xây dựng sinh kế theo hướng bền vững.

- Địa chỉ ứng dụng: các dự án thủy điện tại Việt Nam.

 

2.      Kết quả dự kiến

- Giáo dục, đào tạo: Báo cáo là tài liệu tham khảo bổ ích cho học viên cao học, sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp.

- Kinh tế, xã hội: Báo cáo là tài liệu tham khảo có giá trị cho những người chịu trách nhiệm lập Kế hoạch tái định cư, Ban quản lý dự án thủy điện và tái định cư, các đơn vị triển khai công tác tái định cư từ trung ương đến địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp các đơn vị thực hiện dự án hỗ trợ có hiệu quả quá trình thích nghi của người dân tái định cư, giúp họ phục hồi sinh kế một cách bền vững và giảm thiểu các tác động tiêu cực của tái định cư.

ĐV sử dụng

- Học viên cao học, sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp.

- Những người chịu trách nhiệm lập Kế hoạch tái định cư, Ban quản lý dự án thủy điện và tái định cư, các đơn vị triển khai công tác tái định cư từ trung ương đến địa phương. 

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*