Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty Cổ phần ECOTECH |
Cơ quan chủ trì | Đại học Kinh tế và QTKD |
Cơ quan thực hiện | Đại học Kinh tế và QTKD |
Loại đề tài | Đề tài cấp cơ sở |
Lĩnh vực nghiên cứu | Kinh tế học |
Chủ nhiệm(*) | Đào Thuý Hằng |
Ngày bắt đầu | 03/2013 |
Ngày kết thúc | 03/2014 |
Tổng quan
Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong nước
Trong các năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về kế toán TSCĐ , trong đó có thể kể đến các công trình sau:
-Các luận án tiến sĩ
+Luận án tiến sĩ : “ Hoàn thiện hạch toán TSCĐ nhằm tăng cường quản lý Tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam “ của tác giả Trần Văn Thuận (năm 2008) đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về TSCĐ trong các doanh nghiệp; nêu lên thực trạng hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam; đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán TSCĐ nhằm tăng cường quản lý TSCĐ trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, trong đó nêu ra các giải pháp hoàn thiện hạch toán TSCĐ trên phương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị, các giải pháp hoàn thiện kế toán và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các doanh nghiệp xây dựng . Luận án đã tập trung nghiên cứu toàn bộ công tác hạch toán TSCĐ , trong đó phương diện kế toán quản trị TSCĐ còn chưa được giải quyết một cách triệt để vì luận án đề cập đến cả phương diện kế toán tài chính, kế toán quản trị TSCĐ và hiệu quả sử dụng TSCĐ.
- Các luận văn thạc sĩ:
+ “ Hoàn thiện tổ chức hạch toán TSCĐ đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Sông Đà” của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương ( năm 2008).
+ “Hoàn thiện tổ chức kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các trường Đại học trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên” của tác giả Đặng Quỳnh Chi ( năm 2008).
+ “ Hoàn thiện kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại tập đoàn than- khoáng sản Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thanh Hương (năm 2007).…
Ngoài nước
Một số công trình nghiên cứu về kế toán TSCĐ ở nước ngoài, có thể kể đến các công trình sau:
- Lockridge, Theopholis Maurice (2004) tập trung phân tích hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp vận tải
- Cowe Falls, Lynne Gradon (2004) trình bày phương pháp đánh giá TSCĐ trong DN. Trong đánh giá TSCĐ, Cowe Falls, Lynne Gradon (2004) đã đề cập đến 2 phương pháp: Phương pháp đánh giá TSCĐ trên cơ sở quá khứ sử dụng chi phí lịch sử và phương pháp đánh giá TSCĐ trên cơ sở hiện hành sử dụng chi phí thay thế hiện hành…
Tính cấp thiết
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian và thu hút đầu tư mà trong nước không thể cung cấp với giá tương ứng, việc chuyển giao công nghệ và các ý tưởng từ những nước phát triển hơn, và việc tiếp cận thị trường vốn và hàng hóa quốc tế có thể giúp chúng ta giải quyết một số hạn chế cố hữu để tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. Nhưng đó là những lợi ích tiềm năng chỉ có thể phát huy đầy đủ tác dụng khi trong nước chúng ta có nội lực vững mạnh với những chính sách và thể chế bổ trợ.
Hội nhập kinh tế quốc tế là thách thức với mọi nền kinh tế, kể cả các nền kinh tế có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam. Thách thức này càng khắc nghiệt hơn khi chúng ta là một nước đang phát triển đồng thời là nền kinh tế chuyển đổi.
Việc hoàn thiện luật, chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nói chung và hoàn thiện kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp là rất cần thiết. Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp thì có thể nói công tác quản lý kế toán TSCĐ là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh nghiệp.
Quản lý và sử dụng tốt tài sản cố định không chỉ có tác dụng nâng cao chất lượng năng lực hoạt động, tiết kiệm vốn mà còn là một biện pháp quan trọng khắc phục những tổn thất do hao mòn tài sản cố định gây ra.
Trong chế độ kế toán hiện nay các quy định về kế toán TSCĐ chưa đề cập đầy đủ, phù hợp và thống nhất giữa các văn bản ban hành, chưa sát với các chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như đặc thù quản lý TSCĐ ở Việt Nam có nhiều thay đổi.
Do đó, từ vai trò quan trọng của TSCĐ, kế toán TSCĐ và những vấn đề bất cập trong công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp. Để kế toán TSCĐ ngày càng phản ánh đúng đắn, hợp lý, chính xác, cung cấp thông tin cho nhà quản lý TSCĐ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần hoàn thiện hạch toán kế toán TSCĐ.
TSCĐ là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không?Chính vì vậy, trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế nói chung, TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kì quan trọng. Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty khai thác khoáng sản thì máy móc thiết bị tham gia trực tiếp và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. TSCĐ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Mặt khác, kế toán TSCĐ trong những năm qua ở các công ty khai thác khoáng sản này vẫn còn những bất cập, hạn chế như: Chưa có sự quản lý một cách khoa học về TSCĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng đúng công suất của TSCĐ, do đó việc giảm giá thành sản phẩm vẫn chưa hợp lý.
Về công tác kế toán TSCĐ tại các công ty khai thác khoáng sản còn nhiều tồn tại cần hoàn thiện như: Cách phân loại TSCĐ chưa thống nhất với tính chất tham gia của TSCĐ, phương pháp khấu hao TSCĐ chưa hợp lý, việc quản lý và phân cấp quản lý TSCĐ ở các công ty này chưa được thuận lợi cho công tác đánh giá hiệu quả TSCĐ.
Với những lý do trên, việc hoàn thiện kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các công ty khai thác khoáng sản nói riêng là cần thiết. Do đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản cố định tại công ty Cổ phần ECOTECH”.
Mục tiêu
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Về mặt lý luận
Nghiên cứu, bổ sung cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế toán TSCĐ đưa ra những ý kiến, những hạn chế của chế độ kế toán hiện hành từ đó đề xuất các vấn đề mang tính lý thuyết mới về TSCĐ nhằm sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán liên quan đến TSCĐ
Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn tình hình quản lý, sử dụng và thực trạng việc hạch toán kế toán TSCĐ ở Công ty Cổ phần ECOTECH để thấy những ưu điểm và hạn chế tồn tại. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần ECOTECH nói riêng.
Nội dung
-Đề tài nghiên cứu về TSCĐ tại công ty Cổ phần ECOTECH
-Nội dung cụ thể nghiên cứu:
+ Nghiên cứu quá trình hạch toán từ hạch toán ban đầu đến sổ sách kế toán và lên báo cáo
+Từ thực trạng của các công ty và trên các cơ sở lý luận có liên quan, đưa ra định hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty Cổ phần ECOTECH
Tải file Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty Cổ phần ECOTECH tại đây
PP nghiên cứu
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)