Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THIẾU ĐẤT SẢN XUẤT VÀ VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO Ở TỈNH HÀ GIANG VÀ LẠNG SƠN
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Kinh tế và QTKD
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Kinh tế học
Chủ nhiệm(*) Trần Văn Quyết
Ngày bắt đầu 09/2015
Ngày kết thúc 09/2017

Tổng quan

Tính cấp thiết

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa sắc thái văn hoá, trong đó phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sống (DTTS) ở vùng miền núi có tập quán sinh kế, văn hoá xã hội gắn với rừng và đất rừng. Chính sách dân tộc luôn là một bộ phận hết sức quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống chính sách của Đảng và nhà nước. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên -  nơi còn nhiều rừng lại là những vùng có tỷ lệ nghèo đói cao nhất cả nước. Khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất như Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định 146/2005/QĐ-TTg. Hay tại Nghị quyết số 22/NQ-TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị “ Về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi” và Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 21/1/2003 của BCH Trung ương Đảng khóa IX “ Về công tác Dân tộc” đã thể hiện rõ chủ trương, định hướng và những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền núi, vùng DTTS, trong đó có vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.

Phát  triển  KT-XH  vùng đặc biệt khó khăn,  vùng  dân  tộc  là  vấn  đề  luôn  được quan tâm. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách cho vùng DTTS, nhờ đó, sự nghiệp phát triển của vùng đã thu được  nhiều  thành  tựu  quan  trọng.  Tuy  nhiên,  đến  nay  các  vùng  có  đông đồng bào DTTS vẫn là nơi chậm phát triển nhất của cả nước, mà điển hình là vùng DTTS phía Bắc.

Miền núi phía Bắc có diện tích 95.264 km2, chiếm 31% diện tích cả  nước, gồm 14 tỉnh. Là vùng có vị trí chiến lược về kinh tế, an ninh, quốc phòng của quốc gia, có địa hình phức tạp. Dân số 11.064.449 người, chiếm 13,1% cả nước. Mật độ thấp 60-90 người/km2 . DTTS có 5.949.436 người, chiếm 61% dân số vùng và 53% DTTS cả nước; có 30/54 dân tộc, nhiều tỉnh, tỷ lệ DTTS trên 80%... Kinh tế truyền thống chủ yếu là: ruộng nước, nương rẫy. Trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động sản xuất chủ yếu. Kinh tế tự nhiên vẫn có vai trò quan trọng trong cuộc sống một vài vùng, nhóm dân tộc.  Văn hóa truyền thống với 2 vùng: Việt Bắc với văn hóa dân tộc Tày, Nùng và Mông, Dao, Giáy; Tây Bắc với văn hóa dân tộc Thái, Mường.

Trong hơn 40 năm qua (kể từ ngày thống nhất đất nước), nhà nước đã có những sự thay đổi căn bản trong nhận thức và áp dụng thực tiễn đối với phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số thời gian qua cũng bộc lộ một số vấn đề trong quản lý sử dụng đất đai. Tình trạng thiếu đất sản xuất (đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng) đang là rào cản trong quá trình đảm bảo sinh kế và ổn định xã hội tại các vùng đồng bào DTTS. Thực vậy, theo báo cáo của các địa phương và số liệu thống kê, rà soát đối tượng thụ hưởng từng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất là: từ tính năm 2002 đến năm 2011, có 558.485 hộ đồng bào DTTS nghèo cần được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất. Ngoài ra, còn một số lượng không nhỏ hộ đồng bào DTTS bị thu hồi đất ở, đất sản xuất tại các dự án quy hoạch, các công trình thủy lợi, thủy điện, hạ tầng, giao thông.

Và cũng từ việc thiếu đất đã dẫn tới việc làm của người DTTS bị ảnh hưởng trực tiếp, qua đó làm cho thu nhập của họ không ổn định, số hộ dân nghèo có xu hướng tăng cùng với số lượng diện tích đất sản xuất bị chuyển sang khai khoáng và bỏ hoang do nạn phá rừng. Chính vì vậy, nghiên cứu chính sách nhằm giải quyết vấn đề sản xuất và việc làm cho người DTTS là hết sức cấp bách. Đặc biệt là những người DTTS nghèo vùng biên giới – khu vực miền núi phía Bắc.

Hà Giang và Lạng Sơn là 2 tỉnh miền núi phía Bắc, có đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc. Nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đang sinh sống. Trong đó, dân số tỉnh Hà Giang tính đến 31/12/2016 là 812.331 người. Trong đó, các dân tộc: Mông (chiếm 32,95% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,33 %), Dao (15,1 %), Kinh (13,3 %), Nùng (9,9 %). Cũng như vậy, dân số của Lạng Sơn là 764.089 người (Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn 2016); có 7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 36,35%, Kinh 16,56%,còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông...

Mặc dù trong những năm qua, Đảng và nhà nước có nhiều chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa xã hội các tỉnh này nhưng kinh tế của vùng đồng bào dân tộc gần biên giới vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó có nhiều nguyên nhân như: thiết đất sản xuất (chiế 57% các hộ nghèo); thiếu nước sản xuất và sinh hoạt (chiếm tới 54%); thiếu vốn, thiếu kỹ thuật sản xuất…Những nguyên nhân này làm cho người dân tộc thiểu số vùng biên giới tiếp giáp với Trung Quốc đã vượt biên giới đi làm thuê  hoặc di cư tới vùng khác ở Tây Nguyên nhằm tìm kiếm đất sản xuất hoặc việc làm.

Với đặc thù như trên việc chọn 2 tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn để nghiên cứu giải pháp giải quyết vấn đề đất sản xuất và việc làm cho người DTTS nghèo ở vùng biên giới phía Bắc là phù hợp. Kết quả phân tích sẽ được suy rộng cho các địa phương khác mà có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc.

Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Từ việc phân tích thực trạng thiếu đất sản xuất và việc làm của các hộ dân tộc thiểu số vùng biên giới ở 2 tỉnh Hà Giang và Lạng sơn, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn về thiếu đất sản xuất, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số nghèo vùng biên giới phía Bắc nói chung, 2 tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn nói riêng. Từ đó góp phần vào phát triển kinh tế xã hội bền vững khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

  • Thu thập các thông tin về thực trạng quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp ở vùng miền núi và tình trạng thiếu đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số;
  • Đánh giá thực trạng lao động, việc làm và  kết quả thực hiện các chính sách giải quyết việc làm cho người DTTS nghèo vùng biên giới trên địa bàn nghiên cứu;
  • Có được các bài học kinh nghiệm về cách giải quyết các vướng mắc liên quan tới đất sản xuất nông lâm nghiệp và chính sách giải quyết việc làm cho người DTTS nghèo vùng vùng biên giới phía Bắc;
  • Đề xuất các kiến nghị và giải pháp khắc phục tình trạng thiếu đất cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo cuộc sống cho cộng đồng các dân tộc miền núi gắn với rừng và quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai và tài nguyên rừng bền vững ở hai tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình DTTS nghèo ở khu vực biên giới phía Bắc nói chung và tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang nói riêng.

Nội dung

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm các chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết thiếu đất sản xuất và việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng thiếu đất sản xuất và việc làm tại tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn

Chương 4: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp tạo việc làm và giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cho lao động DTTS ở tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn

PP nghiên cứu

2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả 

Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích tương quan và phân tích hồi quy, dự báo. Trong đó đặc biệt để đánh giá khả năng thích ứng của hộ dân tộc vùng khó khăn khu vực Đông Bắc khi gặp khó khăn về thiếu đất và thiếu việc làm.

2.5.2.  Phương pháp phân tích hồi quy tương quan

2.5.2.1. Mô hình đánh giá khả năng thay đổi phương thức sử dụng đất hợp lý

Nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình hồi quy Logit. Mô hình Logit được mô tả như sau:

Ln 12P1-P"> = a0 + a1X1i + a2 X2i+ …+ ak Xki+ Ui

Trong đó Pi là xác xuất phản ánh hộ gia đình có khả năng thay đổi sinh kế hay phương thức sản xuất khi thiếu đất và thiếu việc làm, nó được mô tả Pi =Pr(Yi =1|X=Xi). Trong đó biến phụ thuộc Yi  nhận giá trị bằng 1 nếu hộ có khả năng thay đổi phương thức sản xuất, ngược lại nếu Yi nhận giá trị bằng 0 thì hộ không có khả năng thay đổi phương thức sản xuất. Các biến Xj ở đây là các biến độc lập phản ánh những tác động đến từ phía bên ngoài và bên trong hộ tới khả năng thích ứng của các hộ dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng Đông Bắc khi thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm ổn định.

2.5.2.2. Mô hình đánh giá khả năng tiếp cận và tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp của lao động thiểu số

Với mục đích đánh giá khả năng có được việc làm phi nông nghiệp, thì các mô hình Logit, Probit hoặc mô hình hồi quy xác suất tuyến tính đều có thể thực hiện, cả ba mô hình đều có thể sử dụng để ước lượng khả năng có được việc làm phi nông nghiệp từ những người đang làm trong nông nghiệp hoặc từ những người chưa có việc làm ở khu vực biên giới phía Bắc. Bài báo này sử dụng mô hình Probit nhị phân để xác định mức độ tác động của các yếu tố tới khả năng tìm được việc làm phi nông nghiệp của lao động ở khu vực biên giới phía Bắc.

Giả định Y nhận giá trị là 1 (có việc làm phi nông nghiệp) hoăc là 0 (không có việc làm phi nông nghiệp) tùy thuộc vào độ thỏa dụng I của người lao động được xác định bởi các biến độc lập, độ thỏa dụng càng lớn thì xác suất để Y=1 càng lớn. Giả sử độ thỏa dụng của I của người lao động được xác định như sau: I = b1 + bjSXj (với Xj là các biến độc lập). Khi đó tồn tại một mức giới hạn độ thỏa dụng I* để:

Y = 1 nếu I > I*

Y = 0 nếu I< I*

Do I* là một biến ẩn không quan sát được, nên ta giả thiết I* = I + Ui (trong đó Ui là yếu tố ngẫu nhiên của mô hình).

Khi đó Ii* = b1 + bjSXj + Ui Với các giá trị I nhỏ hơn I* thì xác suất có việc làm phi nông nghiệp bằng 0, ngược lại nếu mỗi giá trị I của hộ gia đình lớn hơn I* thì xác suất có việc làm phi nông nghiệp là: Pi = Pr(Y = 1|X) = P(Ii* ≤ I). Dựa vào giả thiết phân phối chuẩn:

P=P(Y=1|X) = P(I* ≤ Ii) = P(Zi ≤ β1 + bjSXj)=F(β1 + bjSXj), ở đây F là hàm mật độ tích lũy chuẩn hóa (standardized normal CDF)

12F(Ii=12Ï€-Iie-Z2/2dz">

Và Ii= F-1(Ii)= F-1(Pi)= β1 + bjSXj , ta xác định được tác động biên của mỗi biến độc lập tới xác suất P như sau (Kimhi, A., 1994),:

12dPidXj=∂F(β1+jXj )∂Xj=fβ1+jXj *β2">

Từ mô hình lý thuyết ở trên, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập Xj như sau:

Tuổi (Age) của người lao động tính theo năm, ở nông thôn tỷ lệ sử dụng lao động trẻ em là khá cao, tuy nhiên những lao động này chủ yếu là đi học vì vậy những người là học sinh đều được loại bỏ.

Biến giới tính (Gender) là biến giả nhận giá trị là 1 nếu lao động là nam và 0 nếu lao động là nữ. Biến Gender được đưa vào mô hình nhằm xác định xem có sự khác biệt giữa nam và nữ trong khả năng tìm việc làm phi nông nghiệp không.

Biến trình độ giáo dục (Edu) là biến liên tục, được tính bằng số năm đi học của lao động. Số năm đi học được tính bẳng tổng số năm học phổ thông cộng với tổng thời gian đào tạo bậc cao hơn.

Tham gia vào các dự án tạo việc làm (Project_employ) được đưa vào mô hình để đánh giá tác động của chương trình dự án tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động. Đây là những biến giả có giá trị là 1 nếu như xã có dự án và 0 nếu ngược lại.

Biến số doanh nghiệp (Enterprises) là biến số thể hiện số cơ sở nhà máy trong vòng bán kính 20km thuê lao động trong địa phương. Biến này có vai trò quan trọng trong phân tích về chính sách công nghiệp hóa và chuyển dịch lao động. Số lượng nhà máy thể hiện khả năng chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang lao động làm thuê phi nông nghiệp.

Biến hoàn cảnh gia đình (Civil status) phản ảnh hoàn cảnh của gia đình. Biến này là biến phân loại, có 4 trạng thái mà người lao động có thể gặp phải là: ly hôn (gán cho giá trị =1), trường hợp khác(gán cho giá trị =0).  Trong nghiên  cứu của Nguyễn Công Toàn và cộng sự năm 2015, tình trạng hôn nhân có tác động tới cơ hội tìm kiếm việc làm của lao động nữ nông thôn. Cụ thể khi hộ có gia đình sẽ tìm kiếm việc làm tại địa phương, nếu xảy ra tình trạng ly hôn họ sẽ tìm kiếm công việc bên ngoài địa phương cư trú nhiều hơn. (Nguyễn Công Toàn, Châu Mỹ Duyên,2015)

Biến số diện tích đất sản xuất (Agri_area – ha): Phản ánh nguồn lực sản xuất nông lâm nghiệp của hộ gia đình. Như ta biết, thu nhập các các hộ gia đình và lao động vùng biên chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp (chiếm trên 73%).

2.5.2.3. Số liệu sử dụng

Số liệu sử dụng cho phân tích ở phần này được sử dụng từ bộ số liệu điều tra của đề tài cấp đại học 2015 của tác giả, bộ số liệu điều tra mức sống dân cư, thực trạng lao động và việc làm của các hộ dân vùng biên giới phía Bắc. Các phiếu điều tra được thực hiện khảo sát ở các xã thuộc 2 tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc là Hà Giang và Lạng Sơn.

2.5.3. Ma trận phân tích chính sách

Phương pháp đánh giá các chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với phát triển KTXH, giải quyết việc làm và thiếu đất sản xuât cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc. Nghiên cứu này sử dụng Ma trận phân tích chính sách (PAM).

2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

     * Chỉ tiêu về số lượng và chất lượng lao động DTTS

-   Số lượng lao động phân theo giới tính, tuổi, trình độ…;

-   Số lượng lao động có đủ việc làm, thiếu việc làm, chưa có việc làm và thất nghiệp;

-   Tỷ lệ lao động có chuyên môn, qua đào tạo, chưa qua đào tạo, lao  động nông nghiệp, phi nông nghiệp;

-   Tỷ lệ lao động có việc làm = Số người có việc làm/dân số hoạt động kinh tế

* 100%;

-   Tỷ lệ lao động thiếu việc làm = Số người thiếu việc làm/dân số hoạt động kinh tế * 100%;

-   Tỷ lệ lao động thất nghiệp = Số người thất nghiệp/dân số hoạt động kinh tế

* 100%.

     * Chỉ tiêu phản ánh kết quả đào tạo, sử dụng lao động và giải quyết việc làm

-   Số lượng và tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm mới;

-   Số lượng và tỷ lệ lao động được dạy nghề;

-   Số lượng và tỷ lệ lao động làm việc không phù hợp;

-   Số lượng và tỷ lệ lao động không tìm được việc làm;

-   Số lượng ngành nghề, hình thức đào tạo;

-   Nguồn kinh phí cho các hoạt động.

* Chỉ tiêu về quy mô, thành phần dân tộc

* Chỉ tiêu về tình hình đất sản xuất và nhu cầu đất sản xuất theo thành phần dân tộc

 

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

Các tổ chức, cơ quan Đảng, Chính quyền  đang thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực biên giới phía Bắc, Việt Nam, Ban chỉ đạo Tây Bắc.

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*