Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu một số chỉ tiêu hoá sinh quả và phân lập gen mã hoá protein vỏ của virus gây bệnh xoăn lá cà chua ở miền Bắc Việt Nam.
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Sinh học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Thị Hải Yến
Ngày bắt đầu 01/2008
Ngày kết thúc 01/2009

Tổng quan

Nghiên cứu thành phần hoá sinh quả cà chua chín để từ đó lai tạo, tuyển chọn những giống cà chua có chất lượng tốt là một vấn đề đã được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ RNAi trong việc tạo cây chuyển gen kháng virus lại là một lĩnh vực rất mới mẻ và được cả thế giới quan tâm. Việc tạo cây chuyển gen kháng virus đã mở ra một triển vọng mới trong tạo thực phẩm sạch và an toàn cho môi trường. Đã có nhiều công trình trên thế giới tập trung nghiên cứu và thu được các kết quả khả quan. Gen CP mã hoá cho protein vỏ tham gia cấu tạo capsid có chức năng quan trọng trong việc sinh ra thế hệ virus mới, do vậy gen CP thường được sử dụng làm nguyên liệu trong việc tạo cây chuyển gen kháng virus gây bệnh ở thực vật. Cây trồng chuyển gen CP có khả năng tạo ra lượng protein vỏ không hoàn chỉnh của virus dẫn đến ngăn cản khả năng tạo ra một thể virus mới hoàn chỉnh khi quá trình lắp ráp các thành phần của virus diễn ra Ở Việt Nam, nghiên cứu tạo cây chuyển gen kháng virus mới chỉ bắt đầu. Việc phân lập các gen thành phần của virus làm vật liệu cho thiết kế vector chuyển gen để chuyển vào thực vật tạo thực vật chuyển gen kháng virus tại Việt Nam là rất cần thiết

Tính cấp thiết

Virus gây bệnh xoăn lá cà chua (Tomato yellow leaf curl virus – TYLCV) là một loại virus gây bệnh tàn phá nhiều loại cây trồng thuộc họ cà như cà chua, thuốc lá, khoai tây…TYLCV có mặt  và gây bệnh ở khắp nơi trên thế giới. Năng suất cây trồng có thể giảm từ 5 đến 90 % khi bị mắc bệnh này. Việc phân lập gen CP mã hoá protein vỏ virus để thiết kế vector chuyển gen phục vụ chuyển gen kháng virus này ở cà chua đang được nhiều phòng thí nghiệm trên thế giưói tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, tính kháng virus của cây chuyển gen phụ thuộc vào độ tương đồng của vật liệu gen được sử dụng để chuyển vào cây và trình tự gen tương ứng của virus đó. Để có hiệu quả kháng virus cao thì nguồn gen để thiết kế vector chuyển gen phải đa dạng. Chính vì vậy việc phân lập gen CP của virus gây bệnh trên các giống cà chua phục vụ cho công tác chuyển gen và đóng góp dữ liệu trình tự gen mới vào ngân hàng gen là rất cần thiết.

Mặt khác, các giống cà chua địa phương ngày càng ít được trồng, có nguy cơ mất dần, do vậy, việc xác định các thành phần hoá sinh quả của một số giống cà chua địa phương làm cơ sở cho việc tuyển chọn vật liệu lai tạo và bảo tồn nguồn gen các giống cà chua địa phương là vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay

Mục tiêu

- Đánh giá chất lượng quả của một số giống cà chua trồng tại một số địa phương miền Bắc Việt Nam

- Phân lập được gen CP của TYLCV gây bệnh trên một số giống cà chua tạo vật liệu phục vụ thiết kế vector chuyển gen.

Nội dung

 + Xác định một số chỉ tiêu hoá sinh liên quan đến chất lượng quả chín của một số giống cà chua địa phương thu được trong mùa đông và hè.

+ Phân lập gen CP của một số chủng virus TYLCV gây bệnh ở một số giống cà chua địa phương và so sánh trình tự với gen CP phân lập được từ các chủng virus gây bệnh ở các miền trong nước và một số chủng nước ngoài.

Tải file Nghiên cứu một số chỉ tiêu hoá sinh quả và phân lập gen mã hoá protein vỏ của virus gây bệnh xoăn lá cà chua ở miền Bắc Việt Nam. tại đây

PP nghiên cứu

+ Thu thập các giống cà chua địa phương: Thu thập quả chín trong mùa đông và mùa hè. Thu thập những cây nghi nhiễm virus TYLCV.

+ Phân tích một số chỉ tiêu hoá sinh (hàm lượng đường, vitamin, protein, lipit, glycopen) theo các phương pháp đã được mô tả trong tài liệu của Nguyễn Văn Mùi (2001).

+ Phân lập gen CP gây bệnh xoăn lá cà chua bao gồm các kỹ thuật: (1) Thiết kế cặp mồi (primers) cho phản ứng PCR; (2) Nhân gen CP bằng kỹ thuật PCR của các dòng virus gây bệnh xoăn lá cà chua.(3) Tách dòng gen CP; (4) Đọc trình tự gen CP.

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Phòng Công nghệ tế bào thực vật - Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam GS. TS. Lê Trần Bình
2 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Công nghệ gen, Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam PGS. TS. Nông Văn Hải
STT Tên người tham gia
1 ThS. Hầu Văn Ninh
2 ThS. Trịnh Đình Khá
3 Phạm Thị Vân
4 Đỗ Diệp Anh

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*