Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo chuẩn đầu ra
Cơ quan chủ trì Đại học sư phạm
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Giáo dục học - Tâm lý học
Chủ nhiệm(*) Lê Thùy Linh
Ngày bắt đầu 01/2012
Ngày kết thúc 12/2013

Tổng quan

1. Ngoài nước

Thuật ngữ “learning outcomes” trong tiếng Anh dịch ra tiếng Việt có thể hiểu theo 2 cách: thứ nhất là “chuẩn đầu ra” và thứ hai là “kết quả học tập”.

Trong nghiên cứu này chúng tôi hiểu theo cách thứ nhất: chuẩn đầu ra (learning outcomes) và đánh giá chuẩn đầu ra (learning outcomes assessment).

Việc nghiên cứu và công bố chuẩn đầu ra được thực hiện ở rất nhiều trường đại học trên thế giới, quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo được thực hiện theo mô hình  Conceive - Design - Implement - Operate (CDIO). Có thể kể đến một số đại học sau:

- Massachusetts Institute of Technology (Cambridge, Massachusetts, United States)

- Queen's University (Kingston, Ontario, Canada)

- Shantou University (Shantou, Guangdong, China)

- Technical University of Denmark (Kgs. Lyngby, Denmark )

Một số nghiên cứu:

- Aisha Labi: “OECD dự án quốc tế tìm kiếm các biện pháp về Đánh giá chất lượng giáo dục” (http://ceea.ier.edu.vn/thong-bao-tin-tuc/tin-tuc-bang-tieng-anh/248)

- Assessment of learning outcomes in higher education (Đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học) OECD Education Working Paper No. 15

- “Quality Assurance and Accreditation: A Glossary of Basic Terms and Definition”, UNESCO-CEPES, 2007

Các nghiên cứu trên đề cập tới những nội dung sau:

• Định nghĩa chuẩn đầu ra

• Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra

• Lợi ích của việc xây dựng chuẩn đầu ra

• Làm thế nào để viết chuẩn đầu ra?

• Làm thế nào để liên kết chuẩn đầu ra với việc đánh giá?

2. Trong nước

Thực hiện Chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009-2010 và Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, các trường ĐH, CĐ cần tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành nghề đào tạo của trường. Đây là nhiệm vụ trọng tâm và là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, là cam kết của các cơ sở giáo dục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội, về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp. [Nguồn: C/v số 2196 /BGDĐT-GDĐH V/v: hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo]

Trước những chỉ thị và định hướng như vậy, các trường Đại học, Cao đẳng tiến hành xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các lĩnh vực đào tạo. Cùng với đó, những nghiên cứu khoa học về tổ chức dạy học theo chuẩn đầu ra được triển khai. Có thể kế đến một số công trình nghiên cứu đã được các tác giả công bố sau:

- Tài liệu “Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra” TS Hoàng Ngọc Vinh - Vụ trưởng vụ giáo dục chuyên nghiệp. Trong tài liệu này tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản như: Chuẩn đầu ra là gì? Xây dựng và thể hiện chuẩn đầu ra. Quá trình hình thành chuẩn đầu ra. Một số vấn đề về chuẩn đầu ra, ... Như vậy tác giả mới chú trọng đến việc hướng dẫn xây dựng chuẩn mà chưa có nghiên cứu định hướng về tổ chức đánh giá theo chuẩn đầu ra.

- TS Ngô Hồng Điệp: “Một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ở các trường đại học nước ta hiện nay” (Tạp chí giáo dục số 256, tháng 02/2011) lại đề cập đến những lợi ích khi xây dựng, một số khó khăn thường gặp và một số điểm cần lưu ý khi xây dựng và công bố chuẩn đầu ra. Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh trong quá trình xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cần chú ý đến các tiêu chí đánh giá chất lượng sinh viên theo chuẩn đầu ra và các phương pháp đánh giá tiêu chí của chuẩn đầu ra.

- ThS Nguyễn Lan Phương: “Về xây dựng chuẩn đầu ra tại trường cao đẳng Nguyễn Tất Thành” (Tạp chí giáo dục số 257, tháng 03/2011)

- Các tác giả Lê Bá Tiến, Đinh Hoài Bắc, Trần Đan Thư, Dương Anh Đức: “Quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của khoa CNTT trường Đại học khoa học Tự nhiên TP HCM theo CDIO” (Báo cáo tham luận tại Hội thảo CDIO năm 2010 của Đại học Quốc gia TP HCM). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã mô tả quá trình xây dựng chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo của khoa CNTT theo mô hình  Conceive - Design - Implement - Operate (CDIO). Tuy nhiên, những nghiên cứu của tác giả mới dừng ở việc xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, đồng thời tác giả chỉ ra những khó khăn và hạn chế khi xây dựng chương trình đào tạo theo mô hình CDIO chứ chưa đề cập đến việc tổ chức dạy học và đánh giá năng lực của người học theo chuẩn đầu ra.

- TS Vũ Anh Dũng, PGS.TS Phùng Xuân Nhạ “Tích hợp chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận CDIO vào đề cương môn học trong khung chương trình đào tạo”, (Kỷ yếu hội thảo quốc tế về CDIO tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2010).

Xây dựng chuẩn đầu ra ở các trường đại học, cao đẳng mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ đầu năm 2008, tuy nhiên việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cũng như công tác tổ chức chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra của các trường đại học và cao đẳng còn chậm trễ. Một trong những nguyên nhân là chưa có khái niệm thống nhất về chuẩn đầu ra, chưa có nhiều nghiên cứu định hướng xây dựng chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá theo chuẩn đầu ra.

Như vậy, qua phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài chúng tôi nhận thấy nghiên cứu đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên đại học sư phạm theo chuẩn đầu ra là việc làm cần thiết.

Tính cấp thiết

1. Để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng yêu cầu của xã hội đang phát triển nhanh và mạnh, hệ thống giáo dục nước ta phải đổi mới cách tiếp cận: chuyển từ tiếp cận mục tiêu sang tiếp cận năng lực, đề cao khả năng thực hiện công việc của người học. Song song với việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, … thì đánh giá cũng phải có sự thay đổi toàn diện từ mục đích đánh giá đến phương pháp đánh giá, công cụ đánh giá …

2. Đánh giá năng lực của người học là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Trong logíc của quá trình dạy học, đánh giá năng lực của người học là khâu cuối cùng cho một chu trình và cũng là khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo ở mức độ cao hơn. Đánh giá chính xác năng lực của người học thường xuyên, liên tục sẽ giúp người dạy và người học nhìn nhận được thực chất quá trình dạy - học, những tồn tại, nguyên nhân và đó là cơ sở thực tiễn để người dạy và người học điều chỉnh quá trình dạy - học đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì thế, đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên là một vấn đề quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo giáo viên của trường sư phạm.

3. Bắt đầu từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong toàn hệ thống Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề phong trào “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn”,“Nói không với đào tạo không theo nhu cầu xã hội”. Hưởng ứng thực hiện phong trào này, các trường Đại học (trong đó có trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên) bắt đầu xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho từng ngành học. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu lý luận về tổ chức dạy học theo chuẩn đầu ra, góp phần định hướng cho hoạt động dạy và học ở các trường Đại học nói chung và trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên nói riêng. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là phải đánh giá được năng lực sư phạm của sinh viên có phù hợp với chẩn đầu ra hay không? Và đánh giá như thế nào?

4. Trên thực tế, các nhà quản lý và cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học Sư phạm vẫn còn rất lúng túng trong việc tổ chức dạy học và tổ chức đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên theo chuẩn đầu ra, nhiều người chưa tạo được sự liên kết giữa chuẩn đầu ra và bài tập đánh giá kết quả môn học, ngành học.

Từ những lý do trên, chúng tôi nhận thấy “Đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo chuẩn đầu ra” là một nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Mục tiêu

1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên Đại học Sư phạm theo chuẩn đầu ra và khảo sát thực trạng đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo chuẩn đầu ra, từ đó đề xuất quy trình đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên theo chuẩn đầu ra có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên nói riêng và các trường Đại học Sư phạm nói chung.

2 Mục tiêu cụ thể

- Khái quát hóa cơ sở lý luận của vấn đề đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên đại học Sư phạm theo chuẩn đầu ra.

- Tìm hiểu thực trạng đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo chuẩn đầu ra.

- Xây dựng quy trình đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên Đại học Sư phạm theo chuẩn đầu ra.

Nội dung

Phần 1: Mở Đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4. Giả thuyết khoa học

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

6 . Phạm vi giới hạn của đề tài

7. Phương pháp nghiên cứu

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về  đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên Đại học Sư phạm theo chuẩn đầu ra

1.1 Tổng quan vấn đề đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên theo chuẩn đầu ra

1.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Năng lực và năng lực sư phạm

1.2.2 Đánh giá

1.2.3 Đánh giá năng lực sư phạm

1.2.4 Chuẩn đầu ra

1.3 Lý luận về đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên theo chuẩn đầu ra

1.3.1 Mục đích đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên theo chuẩn đầu ra

1.3.2 Nội dung đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên theo chuẩn đầu ra

1.3.2 Phương pháp đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên theo chuẩn đầu ra.

Chương 2: Thực trạng đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo chuẩn đầu ra.

2.1 Vài nét về khách thể điều tra.

2.2 Một số vấn đề chung về khảo sát thực trạng

2.2.1 Mục đích khảo sát

2.2.2 Đối tượng khảo sát

2.2.3 Nội dung khảo sát

2.2.4 Phương pháp khảo sát

2.3 Kết quả nghiên cứu

2.3.1 Thực trạng tổ chức đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên

2.3.2 Thực trạng tự đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

2.3.3 Nguyên nhân của thực trạng

Chương 3: Quy trình đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo chuẩn đầu ra

3.1 Các nguyên tắc xây dựng quy trình đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên theo chuẩn đầu ra

3.2 Quy trình chung

3.3 Quy trình cụ thể

3.4 Thực nghiệm sư phạm

3.4.1 Những vấn đề chung về thực nghiệm

3.4.2 Tổ chức thực nghiệm

3.4.3 Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm

Phần 3: Kết luận và khuyến nghị

Tải file Đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo chuẩn đầu ra tại đây

PP nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng hệ thống lý luận của đề tài.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: bao gồm

Phương pháp quan sát: chúng tôi quan sát hoạt động dạy - học, thi kiểm tra, đánh giá của sinh viên và giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, qua đó thu nhận thông tin thực tiễn về vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn: chúng tôi tiến hành phỏng vấn và phỏng vấn sâu một số sinh viên và giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên để tìm hiểu nhận thức, và mong muốn của  họ đối với hoạt động kiểm  tra, đánh giá của trường Sư phạm hiện nay.

Phương pháp điều tra bằng ankét: chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho giảng viên và sinh viên nhằm thu nhận thông tin về thực trạng đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

Phương pháp chuyên gia: chúng tôi xin ý kiến chuyên gia tư vấn về cách xử lý câu hỏi điều tra, quy trình đánh giá và cách thức thực nghiệm sư phạm, …

Phương pháp nghiên cứu trường hợp: chúng tôi thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu sắc về 1 trường hợp cụ thể điển hình nhằm đem lại cái nhìn sâu sắc về hoạt động đánh giá trong trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên..

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: chúng tôi tiến hành thực nghiệm quy trình đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên theo chuẩn đầu ra để kiểm định độ tin cậy, độ giá trị của quy trình.

- Các phương pháp bổ trợ: Sử dụng toán thống kê và phần mền SPSS để xử lý các kết quả nghiên cứu.

Hiệu quả KTXH

Giúp cho giảng viên và cán bộ quản lý có cơ sở lý luận và thực tiễn để tổ chức đánh giá năng lực sư phạm của sinh viên theo chuẩn đầu ra mà nhà trường đã công bố, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên nói riêng và Đại học Sư phạm trong cả nước nói chung.

ĐV sử dụng

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

STT Tên đơn vị Người đại diện
1 Viện khoa học giáo dục Việt Nam PGS.TS Vũ Trọng Rỹ
2 Trường Đại học Sư phạm I - Hà Nội PGS.TS Trần Quốc Thành
3 Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên Vũ Trần Dương
STT Tên người tham gia
1 ThS. Hà Thị Kim Linh
2 ThS. Lê Công Thành
3 ThS Phùng Thị Thanh Tú

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*