Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên Nghiên cứu bệnh Kiềm huyết và Ceton huyết ở bò sữa tại một số địa phương của miền Bắc Việt Nam.
Lĩnh vực Chăn nuôi thú y - Thủy sản
Tác giả Nguyễn Văn Bình,
Nhà xuất bản / Tạp chí Tạp chí KH&CN - Đại học Thái Nguyên Tập 75 Số 13 Năm 2010
Số hiệu ISSN/ISBN
Tóm tắt nội dung

Các bệnh rối loạn trao đổi chất như Kiềm huyết và Ceton huyết thường dễ xảy ra ở bò sữa. Các bệnh này làm cho bò gầy sút nhanh, kém ăn, sản lượng và chất lượng sữa sụt giảm mạnh, rối loạn sinh sản... Bệnh kéo dài có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh, gây chết đột tử làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

Xác định tỉ lệ mắc bệnh Kiềm huyết và Ceton huyết ở bò sữa được thực hiện thông qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hoá máu: pH; pO2; pCO2; NaHCO3-­, BE (Base excess -kiềm dư); Các chỉ tiêu pH; NH4; NSBA (hiệu số giữa tổng Base và tổng acid + NH4) trong nước tiểu và sữa.

Kết quả cho thấy, qua phân tích mẫu máu thì tỷ lệ mắc bệnh kiềm huyết cao nhất tại Hà Nội (80,85%), tiếp theo là Vĩnh Phúc (45%), thấp nhất là Tuyên Quang (22,5%). Nhưng kết quả phân tích mẫu nước tiểu thì tỷ lệ mắc bệnh lại cao nhất ở Vĩnh Phúc (60%), tiếp theo là Hà Nội (30,04%), thấp nhất vẫn là Tuyên Quang (25%).

Kết quả xác định tỷ lệ mắc Ceton huyết qua thử mẫu nước tiểu cho thấy tỷ lệ này cao nhất ở Tuyên Quang (52,50%), tiếp theo là Vĩnh Phúc (25%), thấp nhất là Hà Nội (23,40%). Kết quả thử mẫu sữa cũng cho thấy bò sữa ở Tuyên Quang vẫn có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (55%), tiếp theo là Hà nội (40,43%), thấp nhất là Vĩnh Phúc (10%).

Tải file Nghiên cứu bệnh Kiềm huyết và Ceton huyết ở bò sữa tại một số địa phương của miền Bắc Việt Nam. tại đây