Tên | Ảnh hưởng của tổ hợp các chất điều hòa sinh trưởng và nước dừa đến sinh khối mô sẹo cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) |
Lĩnh vực | Sinh học |
Tác giả | Vũ Thị Lan, Quách Thị Liên, Nguyễn Đức Thành |
Nhà xuất bản / Tạp chí | Tạp chí KH&CN- ĐHTN Tập 82 Số 6 Năm 2011 |
Số hiệu ISSN/ISBN | |
Tóm tắt nội dung | |
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về nuôi cấy thu nhận sinh khối mô sẹo cây Trinh nữ hoàng cung và định tính ancaloit trong các mẫu mô sẹo thu được. Mô sẹo sau khi tạo khoảng 50 ngày, được cắt thành các miếng nhỏ có kích thước khoảng 0,7cm x 0,7cm, trọng lượng khoảng 0,35- 0,40 g, cấy lên các môi trường nuôi cấy sinh khối khác nhau có nền môi trường cơ bản là MS, sucrose 30 g/l, agar 7 g/l, bổ sung kết hợp NAA 2mg/l với BAP ở các nồng độ khác nhau (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) hoặc kinetin (nồng độ 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) hoặc nước dừa ( nồng độ 10; 20; 30; 40 %). Kết quả thu được cho thấy: Môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng mô sẹo để thu sinh khối là: SB1(MS + 2 mg/l NAA + 0,5 mg/l BAP) và SB2 (MS + 2 mg/l NAA + 1,0 mg/l BAP); SK6 (MS + 2 mg/l NAA + 1,0 mg/l kinetin) và SK7 (MS + 2mg/l NAA + 1,5 mg/l kinetin); SN9 (MS + 2mg/l NAA + 10% nước dừa) và SN10 (MS + 2mg/l NAA + 20% nước dừa). Bước đầu đã định tính phát hiện có ancaloit trong các mẫu mô thu được.
|
|
- Xây dựng chủ đề tích hợp Em tập pha chế dung dịch để dạy học nội dung phương trình và hệ phương trình cho học sinh lớp 9
- Chuẩn bị cho giáo viên về kiến thức và kĩ năng thực hành đáp ứng nhu cầu dạy học Toán ở THCS theo quan điểm tích hợp
- Designing and Using Geometry Case Studies in the Last Grade at Secondary Schools by Integrated Teaching Method in Vietnam
- Delay-Dependent and order-dependent control for fractional-order neural networks with time-varying delay
- Tạo cây khoai lang chuyển gen mang cấu trúc gen cry3Ca1 thông qua vi khuẩn A.tumefaciens.
- Nghiên cứu tạo cây khoai lang kháng bọ hà bằng kỹ thuật chuyển gen nhờ Agrobacterium tumefaciens (Chủ nhiệm: Vũ Thị Lan)
- “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn gen cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Dao ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. (Chủ nhiệm: Lê Thị Thanh Hương)
- Phân lập gen liên quan đến tính chịu hạn và hoàn thiện hệ thống tái sinh phục vụ chọn dòng chịu hạn và chuyển gen ở cây đậu tương (Glycine max L. Merrill). (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Tâm)
- Nghiên cứu khả năng chịu hạn và tạo vật liệu khởi đầu cho chọn dòng chịu hạn ở lạc (Arachis hypogaea L.) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Tâm)
- Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật vào việc tạo khoai tây củ bi sạch bệnh và trồng thử nghiệm trên đất Thái Nguyên (Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Tâm)