Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Hình thành và phát triển năng lực dạy học hóa học cho giáo viên trường trung học phổ thông miền núi
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Giáo dục học - Tâm lý học
Chủ nhiệm(*) Hoàng Thị Chiên
Ngày bắt đầu 01/2010
Ngày kết thúc 12/2011

Tổng quan

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài:

  1.1. Vấn đề các phẩm chất và năng lực cần có của người giáo viên nói chung, của người giáo viên hóa học nói riêng, là một trong các nội dung được đề cập rải rác trong từng chương, bài của các giáo trình các môn học về Tâm lý học sư phạm, Giáo dục học và Lý luận dạy học  bộ môn hóa học.

- Các giáo trình Giáo dục học của các tác giả như: Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức, ... đề cập đến những phẩm chất chung của người giáo viên.

- Các giáo trình Tâm lý học sư phạm, Tâm lý học dạy học của một số tác giả như: Hồ Ngọc Đại, Nguyễn Quang Uẩn... đề cập các khái niệm năng lực, kỹ năng, nkyx năng dạy học, kỹ năng giao tiếp sư phạm...

- Các tác giả: Nguyễn Cương, Trịnh Văn Biều, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh... đã bước đầu đề cập những yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng cần có của người giáo viên hóa học trong các tài liệu của các môn học Lý luận dạy học hóa học, được sử dụng trong chương trình đào tạo GV, tiêu biểu là giáo trình Phương pháp dạy học hóa học trường phổ thông và đại học - Một số vấn đề cơ bản  (2007) của tác giả Nguyễn Cương.

            Các tác giả trên đều chú trọng đến những phẩm chất và kỹ năng dạy học với cách tiếp cận về nghề dạy học theo lý thuyết hoạt động, qua đó dạy học là một loại hoạt động đặc thù, chưa đề cập đến vấn đề phát triển kỹ năng nghề nghiệp theo cách tiếp cận năng lực thực hiện trong đào tạo nghề.

1.2. Vấn đề phẩm chất, năng lực giáo dục, năng lực thực hành nghề nghiệp của người giáo viên đã được xem xét theo cách tiếp cận CDIO, vận dụng vào quá trình đào tạo giáo viên từ 2010, trong đó tài liệu chính là: Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO (Rethinking Engineering Education the CDIO Approach) do Hồ Tấn Nhựt và Đoàn Thị Minh Trinh biên dịch, trong đó vấn đề năng lực thực hành nghề nghiệp được xem xét theo cách tiếp cận đầu ra, tức là dựa theo những chuẩn của sản phẩm nghề nghiệp mà xây dựng quy trình phát triển năng lực thực hành nghề.

1.3. Các kỹ năng giảng dạy chương trình phổ thông được hướng dẫn cụ thể qua hệ thống tài liệu sách giáo viên Hóa học các lớp, sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng (của NXB Giáo dục Việt Nam). Ngoài hệ thống tài liệu trên, nhiều tác giả đã biên soạn tài liệu hỗ trợ cho các kỹ năng giảng dạy của giáo viên trong các công việc cụ thể:

- Các tác giả: Cao Cự Giác, Vũ Anh Tuấn, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh... biên soạn một số tài liệu về hướng dẫn thiết kế bài học, như: Thiết kế bài học Hóa học (lớp 10, 11, 12) của Cao Cự Giác, Giáo án hóa học 10 (11, 12) của Vũ Anh Tuấn, ...

- Các tác giả: Ngô Ngọc An, Vũ Anh Tuấn, Phạm Đình Hiến, Phạm Văn Hoan, Đặng Xuân Thư, Trần Trung Ninh... biên soạn một số tài liệu về sử dụng bài tập trong các bài học...

            Tuy nhiên trong các tài liệu trên, các tác giả thường dựa vào kinh nghiệm thực tế của mình tập trung biên soạn theo hướng đưa ra những giáo án của từng bài học theo SGK dựa theo yêu cầu chuẩn KT - KN của chương trình. Các giáo án đều chưa được kiểm nghiệm qua thực nghiệm sư phạm, hầu hết đều chung chung, mang tính chất gợi ý cho GV thực hiện các thao tác dạy học cụ thể. Các kỹ năng dạy học hóa học chưa được hệ thống hóa, nhất là vấn đề năng lực và phát triển năng lực dạy học cho giáo viên hóa học hầu như không được đề cập đến trong các tài liệu này.  

1.4. Vấn đề phát triển năng lực dạy học trong dạy học chương trình và SGK môn Hóa học trường THPT bước đầu được chủ nhiệm đề tài và những người tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu, có  một số kết quả nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể qua các tài liệu:

- Hoàng Thị Chiên, Giáo dục môi trường trong dạy học hóa học, Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho GV THPT chu kỳ 2 (2005 - 2007).

- Hoàng Thị Chiên, Phùng Quốc Việt, Nâng cao năng lực cho giáo viên trong dạy học SGK lớp 10 - môn Hóa học, Tài liệu tập huấn bồi dưỡng GV cốt cán 4 tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Dự án THPT của Bộ GD&ĐT tại trường ĐHSP tháng 11  năm 2006

- Hoàng Thị Chiên, Phùng Quốc Việt, Nâng cao năng lực cho giáo viên trong dạy học SGK lớp 11 - môn Hóa học, Tài liệu tập huấn bồi dưỡng GV cốt cán 4 tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Dự án THPT của Bộ GD&ĐT tại trường ĐHSP tháng 11  năm 2007

- Dương Thị Tú Anh, Hoàng Thị Chiên, Đỗ Trà Hương, Phạm Thị Hà Thanh, Phạm Văn Thỉnh, Nâng cao năng lực cho giáo viên trong dạy học SGK lớp 12 - môn Hóa học, Tài liệu tập huấn bồi dưỡng GV cốt cán 4 tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Dự án THPT của Bộ GD&ĐT tại trường ĐHSP tháng 11  năm 2008.

   Tuy nhiên chưa có tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng năng lực dạy học cho Giáo viên trong dạy học các nội dung môn Hóa học trường phổ thông (nói chung) và môn Hóa học trường THPT miền núi. 

Tính cấp thiết

Mục tiêu

Nội dung

PP nghiên cứu

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*