Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu nét đặc sắc của Phật giáo Việt Nam thời Nhà Trần trong quan niệm về phạm trù "Tâm".
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Triết học - Xã hội học - Chính trị học
Chủ nhiệm(*) Ngô Thị Lan Anh
Ngày bắt đầu 02/2014
Ngày kết thúc 12/2015

Tổng quan

Tính cấp thiết

- Xuất phát từ góc độ lịch sử: Triều Trần (1226 – 1400) là một trong những triều đại lớn nhất của lịch sử trung đại Việt Nam. Dưới thời Trần, Đại Việt là một trong những cường quốc của Đông Nam Á lừng danh với ba lần lãnh đạo nhân dân Đại Việt kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, bảo vệ nền độc lập đã ghi một dấu son vàng trong lịch sử phát triển của dân tộc ta. Bên cạnh những giá trị về quân sự, thời Trần còn có những đóng góp lớn vào nền văn hóa dân tộc trong đó phải kể đến sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Dưới thời Trần, Phật giáo Việt Nam đã thể hiện rõ tính nhập thế, “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác” đạo không tách rời đời và đời cũng không thiếu vắng đạo. Trong đó, tư tưởng "Phật tại Tâm" là triết lý được ưa chuộng và thực hành rộng rãi trong đời sống nhân dân Đại Việt bấy giờ.

            - Xuất phát từ góc độ triết học: Phạm trù "Tâm" trong Phật giáo rất phong phú, nhiều tầng bậc, ý nghĩa. Khi Phật giáo vào Việt Nam, quan niệm về "Tâm" đã có những biến đổi cho phù hợp với đời sống nhân dân nơi đây. Vào thời Trần, các thiền sư như Thường Chiếu,Trúc Lâm quốc sư, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Huyền Quang, Pháp Loa... đã có nhiều đóng góp trong quan niệm về "Tâm" của Phật giáo. Đặc biệt với nghĩa "Tâm" là Thực tướng, là Chân Như, là Bản thể vũ trụ, là Tự tính, là Chân Tâm.

- Xuất phát từ quan điểm của các nhà tư tưởng thời Trần: Băt nguồn từ "Tâm" Phật, với tư tưởng: trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm ta lắng lại và trí tuệ xuất hiện thì đó chính là Phật, các nhà thiền sư, các vị vua thời Trần đã gắn kết được giữa đạo và đời, đã làm cho Phật giáo trở thành một tôn giáo có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập của dân tộc, góp phần làm phong phú hơn nền văn hóa của người Việt mang đậm chất nhân văn, nhân bản. Vì vậy, việc nghiên cứu để khẳng định những giá trị cùng với những đóng góp của Phật giáo thời Trần trong việc làm sâu sắc hơn cách hiểu và thực hành "Tâm" Phật trong xã hội Việt Nam là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này.

 

Mục tiêu

 

 - Nghiên cứu làm sáng tỏ lịch sử phát triển và đặc điểm của Phật giáo thời Nhà Trần.

- Nghiên cứu tư tưởng của thiền sư, cư sĩ Nhà Trần trong cách lý giải về phạm trù "Tâm" của Phật giáo.

- Đánh giá những giá trị trong quan niệm về phạm trù "Tâm" của Phật giáo thời Trần trong so sánh với quan niệm về "Tâm" cuả Phật giáo thời Lý và Phật giáo dân gian Việt Nam.

Nội dung

Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về đề tài (Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, Mục tiêu nghiên cứu, Đối tượng nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu)

Phần thứ hai: Kết quả nghiên cứu

Chương 1. Quá trình phát triển và đặc điểm của Phật giáo thời Nhà Trần

Chương 2. Quan niệm về "Tâm" trong Phật giáo Việt Nam thời Nhà Trần

Chương 3. Nét đặc sắc của Phật giáo Việt Nam thời Nhà Trần trong quan niệm về "Tâm"

Phần ba: Kết luận 

Tải file Nghiên cứu nét đặc sắc của Phật giáo Việt Nam thời Nhà Trần trong quan niệm về phạm trù "Tâm". tại đây

PP nghiên cứu

Hiệu quả KTXH

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp thêm vào việc khẳng định hơn nữa những giá trị của Phật giáo thời Nhà Trần nói chung và đặc biệt trong quan niệm về phạm trù "Tâm" của Phật giáo nói riêng.

- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và các thầy cô giáo trong các trường cao đẳng, đại học trong quá trình dạy và học môn văn hóa học, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tôn giáo học… 

ĐV sử dụng

- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và các thầy cô giáo trong các trường cao đẳng, đại học trong quá trình dạy và học môn văn hóa học, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tôn giáo học… 

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*  

Đề tài cấp Bộ lĩnh vực Triết học - Xã hội học - Chính trị học khác