Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo hướng đổi mới sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015
Cơ quan chủ trì Đại học sư phạm
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Triết học - Xã hội học - Chính trị học
Chủ nhiệm(*) Ngô Thị Lan Anh
Ngày bắt đầu 01/2015
Ngày kết thúc 12/2016

Tổng quan

Tính cấp thiết

Xuất phát từ ba lý do sau đây mà chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài này:

- Thứ nhất, trong bối cảnh hiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hòa đức, trí, thể, mỹ của học sinh. Vì thế, thầy cô giáo trong tương lai cũng cần phải có đầy đủ tri thức, phẩm chất đạo đức cần thiết để đáp ứng được yêu cầu của nhà trường phổ thông. Bởi vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các trường sư phạm trong cả nước cần chú trọng nhiều hơn nữa tới việc bồi dưỡng giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên để họ có thể đảm nhiệm được những yêu cầu đổi mới theo chương trình sách giáo khoa sau năm 2015.

         - Thứ hai, trong thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường ít nhiều đã ảnh hưởng đến quan niệm đạo đức, lối sống của con người nói chung, sinh viên nói riêng. Một bộ phận sinh viên thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử, muốn thể hiện vai trò cá nhân và đề cao các giá trị vật chất hơn những giá trị tinh thần; một số sinh viên có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đạo đức đến bản thân, gia đình, xã hội; xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, sống buông thả, tự đặt mình ra khỏi những nguyên tắc, có lối hành xử bạo lực phi nhân tính, lười học tập, lười lao động.... Vấn đề đặt ra lúc này là phải tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên nói chung và sinh viên các trường sư phạm nói riêng, kết hợp giáo dục với các môn khoa học khác để phát triển con người toàn diện. Trong đó, các trường sư phạm cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục về đạo đức, lối sống mới để sinh viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội cả về phẩm chất lẫn chuyên môn.

            - Thứ ba, Trường Đại học Sư phạm có nhiệm vụ đào tạo ra những thầy cô giáo tương lai không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần phải có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có lối sống trong sạch lành mạnh, là những tấm gương sáng trong sự nghiệp "trồng người". Song, một thực tế cho thấy việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên ở các trường sư phạm nước ta nói chung và trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên còn chưa thật được chú trọng, các môn học mang tính giáo dục về phẩm chất lối sống như học phần về đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật… chưa được giảng dạy phổ biến tới mọi sinh viên trong nhà trường. Nó thường chỉ được giảng dạy ở các khoa đặc thù và các khoa thuộc chuyên ngành xã hội nhân văn. Nên dẫn tới tình trạng nhiều sinh viên ra trường trở thành giáo viên phổ thông chưa có lối sống và cách hành xử đúng mực để học sinh noi theo. Thời gian vừa qua, hàng loạt vụ việc thầy giáo hiếp dâm nữ sinh, giáo viên bạo hành học sinh hay dùng chiêu “ép” học sinh phải đi học thêm… đã khiến xã hội mất dần niềm tin vào những người làm công tác “trồng người”. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thay sách giáo khoa sau năm 2015, các trường sư phạm cần có nhiều biện pháp hơn nữa để tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên.

Với ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: "Giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo hướng đổi mới sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015".

Mục tiêu

Trên cơ sở làm sáng tỏ nội dung và những yêu cầu về giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên sư phạm, phân tích thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; qua đó đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015.

Nội dung

Vấn đề 1:  Tổng quan tình nghiên cứu của đề tài

Vấn đề 2:  Nội dung và những yêu cầu giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên sư phạm

Vấn đề 3: Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên - Những vấn đề đặt ra

Vấn đề 4: Một số giải pháp nhằm đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên hiện nay

Vấn đề 5:  Bản kiến nghị

Phần ba: Kết luận 

Tải file Giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên theo hướng đổi mới sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 tại đây

PP nghiên cứu

Hiệu quả KTXH

   - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào việc đổi mới công tác giáo dục đạo đức, lối sống mới cho sinh viên các trường đại học sư phạm trong cả nước theo hướng đổi mới sách giáo khoa sau 2015.

- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và các thầy cô giáo ở các trường cao đẳng, đại học trong quá trình dạy và học các môn: Đạo đức học, Phát triển kỹ năng con người, Văn hóa học, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng hồ Chí Minh, Giáo dục pháp luật… 

ĐV sử dụng

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và các trường cao đẳng, đại học sư phạm trong cả nước

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*