Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học học phần Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Cơ quan chủ trì Đại học sư phạm
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp cơ sở
Lĩnh vực nghiên cứu Triết học - Xã hội học - Chính trị học
Chủ nhiệm(*) Ngô Thị Lan Anh
Ngày bắt đầu 12/2013
Ngày kết thúc 06/2014

Tổng quan

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

         Nghiên cứu về quá trình dạy học và nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường đại học, cao đẳng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, tìm hiểu trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau đây:

        - Tác phẩm "Dạy và học hợp quy luật hoạt động trí óc" của tác giả Nguyễn Hữu Lượng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002 đã bàn khá kỹ về quy trình dạy và học, chỉ ra đặc thù của nghề dạy học và những yếu tố cần thiết để có thể thúc đẩy quá trình dạy và học trở nên có hiệu quả hơn.

          - Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn với tác phẩm "Quá trình Dạy - Tự học", Nxb Giáo dục Hà Nội, 1997 cũng đã phân tích các đặc điểm của quá trình dạy học và nhấn mạnh yếu tố tự học trong chính quá trình dạy học để có thể truyề thụ tri thức tới người học một cách hiệu quả nhất.

           - Tác giả Lê Khánh Bằng với tác phẩm Phương pháp giảng dạy đại học, Tài liệu dùng cho giảng viên đại học và cao học, Nxb Đại học Sư phạm I Hà Nội, 1994. Tác giả cũng đã tập trung khai thác các phương pháp cần thiết cho quá trình dạy học ở đại học và chỉ ra những ưu nhược điểm của các phương pháp đó.

           - Tác phẩm "Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy - học" của tác giả Đỗ Huân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 cũng đưa ra các biện pháp cần thiết về việc sử dụng những thiết bị nghe nhìn trong quá trình dạy học. Tác giả đã nêu ra được tính hữu dụng của việc sử dụng các thiết bị đó trong hoạt động dạy học của thầy cô.

          - Tác giả Đào Xuân Hải với tác phẩm Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo tín chỉ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012 đã đưa ra nhiều nội dung nhằm hướng dẫn người dạy có thêm các kỹ năng khi dạy học trong đào tạo tín chỉ.

          - "Dạy học kinh tế chính trị theo phương pháp tích cực" của tác giả Trần Thị Mai Phương là công trình nghiên cứu công phu về việc sử dụng hiệu quả nhóm phương dạy học tích cực trong giảng dạy môn học kinh tế chính trị nhắm nâng cao chất lượng dạy và học đối với môn học này.

          - "Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học" của tập thể các tác giả Viện triết học - Học viện Chính trị HCQG Hồ Chí Minh đã bàn về các nội dung cần phải khai thác để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Triết học nói riêng và các môn lý luận nói chung trong giai đoạn mới hiện nay.

          Ngoài ra, còn có rất nhiều các bài báo khoa học cũng xoay quanh việc làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc đại học. Song, muốn nâng cao chất lượng dạy và học ở đại học Việt Nam hiện nay thì phải quan tâm chú trọng tới việc đổi mới phương pháp dạy và học cho từng môn học cụ thể. Đối với Trường ĐHSP, ĐHTN từ khi chuyển đổi sang đào tạo theo học thức tín chỉ thì chất lượng của các môn học Lý luận Mác - Lênin chưa thật cao. Do đó, để nâng cao chất lượng dạy và học các môn học này chúng tôi trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các công trình đi trước để nghiên cứu các cơ sở lý luận, làm rõ thực trạng dạy và học môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học này.

Tính cấp thiết

Chúng tôi xuất phát từ ba lý do sau đây để tiến hành lựa chọn và thực hiện đề tài này:

- Thứ nhất, Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng lấy người học làm trung tâm là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của bất kì một cơ sở đào tạo nào. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập phải được tiến hành ở tất cả các môn học trong nhà trường, đặc biệt là các môn Lý luận chính trị, bởi đây là bộ môn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục lập trường, lý tưởng, hình thành niềm tin và phẩm chất đạo đức cách mạng cho sinh viên.

- Thứ hai, hiện nay tất cả các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đều đang giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin cho sinh viên với 5 tín chỉ. Đây là một học phần được tích hợp từ ba môn học trước đây là Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Vì vậy, kiến thức của học phần này khá lớn, làm cho người dạy cũng vất vả, người học gặp không ít khó khăn. Vì vậy, kết quả dạy và học của môn này còn ở mức độ chưa cao.

- Thứ ba, Đối với trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giảng dạy học phần này đã có một sự cố gắng vượt bậc trong việc truyền thụ tri thức của môn học tới sinh viên. Tuy nhiên, do khối lượng kiến thức quá lớn, nên để có được những giờ giảng thành công làm cho sinh viên không còn coi môn học này như một "án tử thần" đối với họ, thì thầy cô cần vận dụng linh hoạt hơn nữa các phương pháp dạy học tích cực vào trong mỗi phần học, nội dung học tập của môn học. Việc vận dụng thành công các phương pháp dạy học này, sẽ giúp các giờ học trở nên mới mẻ hơn, khắc phục được sự độc thoại của thầy và tạo sự tích cực, hứng thú cho người học đối với môn học. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần có ý thức và phương pháp học tập cho phù hợp để có thể nâng cao chất lượng môn học này.

Với ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, vì vậy chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyênlàm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 

Mục tiêu

 Trên cơ sở phân tích thực trạng dạy và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đối với học phần này ở Trường ĐHSP - ĐHTN.

Nội dung

Chương 1. Cơ sở lý luận của hoạt động dạy và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

1.1. Bản chất hoạt động dạy và học ở đại học

1.2. Đặc điểm của học phần Những NLCB của chủ nghĩa Mác - Lênin

1.3. Yêu cầu tất yếu của việc nâng cao chất lượng dạy và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.

Chương 2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình dạy và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường ĐHSP - ĐHTN

2.1. Thực trạng quá trình dạy và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường ĐHSP - ĐHTN

2.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình dạy và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường ĐHSP 

Chương 3. Nâng cao chất lượng dạy và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường ĐHSP - Một số giải pháp cơ bản

3.1. Cơ sở lý luận để đề ra các giải pháp

3.2. Một số giải pháp cơ bản

Tải file Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học học phần Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên tại đây

PP nghiên cứu

- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS về hoạt động dạy và học

- Sử dụng phương pháp phân tích, điều tra xã hội học, lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn…

để đánh giá thực trạng dạy và học học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường Đại học sư phạm - ĐHTN, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn học này. 

Hiệu quả KTXH

Đề tài thành công sẽ là một tài liệu tốt phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học của thầy và trò Trường Đại học Sư phạm, ĐHTN đối với học phần những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

ĐV sử dụng

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho thầy cô và sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN cũng như giảng viên các trường thành viên có nhu cầu  quan tâm

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*