Thông tin chung
Tên đề tài (*) | ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN LOẠI TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH ĐẦU VÀO CHO SINH VIÊN KHÓA 9 TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QTKD THÁI NGUYÊN |
Cơ quan chủ trì | Đại học Kinh tế và QTKD |
Cơ quan thực hiện | Đại học Kinh tế và QTKD |
Loại đề tài | Đề tài cấp cơ sở |
Lĩnh vực nghiên cứu | Giáo dục học - Tâm lý học |
Chủ nhiệm(*) | Phan Minh Huyền |
Ngày bắt đầu | 03/2013 |
Ngày kết thúc | 03/2014 |
Tổng quan
Tính cấp thiết
Trong bối cảnh thế giới ngày càng tích cực hội nhập, việc đào tạo sinh viên có khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đang là vấn đề rất bức thiết của tất cả các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Nhiều trường đã công bố chuẩn đầu ra đối với tiếng Anh nhằm thể hiện trách nhiệm của nhà trường với xã hội, thể hiện cam kết của nhà trường đào tạo ra những nhà quản lý giỏi chuyên môn và thành thạo ngoai ngữ. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy tiếng Anh ở các trường không chuyên ngữ hiện nay đều đang gặp phải những khó khăn chung trong đó sự chênh lệch khá lớn về trình độ và năng lực sử dụng tiếng Anh của các sinh viên học trong cùng một lớp có thể xem là một trong những nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến việc dạy và học ngoại ngữ. Đây cũng là một trở ngại đối với việc xây dựng, lựa chọn giáo trình, kiểm tra, đánh giá trình độ sinh viên vì không có một quy chuẩn thống nhất giữa tiêu chính đánh giá trình độ đầu vào gắn với chuẩn đầu ra.
Thấy rõ được tầm quan trọng của việc phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào cho sinh viên trong việc nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy tiếng Anh theo định hướng chuẩn đầu ra đã công bố, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên đã triển khai thực hiện phân loại trình độ đầu vào Tiếng Anh cho sinh viên từ năm 2012. Theo đó, sinh viên Khóa 9 sau khi nhập trường, được yêu cầu tham gia làm bài kiểm tra đầu vào (Placement Test) theo hình thức thi mô phỏng dạng thức thi TOEIC trên máy tính. Kết quả của bài kiểm tra này có ý nghĩa không chỉ đối với sinh viên, mà còn là cơ sở giúp các giảng viên và các bộ phận đào tạo liên quan của nhà trường xây dựng chiến lược cụ thể trong việc thực hiện chuẩn đầu ra đã cam kết. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá tính hiệu quả của việc phân loại đầu vào này. Do vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào cho sinh viên K9”, để từ đó xây dựng một chương trình hành động chiến lược nhằm mục đích nâng cao trình độ và năng lực sử dụng tiếng Anh cho sinh viên, giúp nhà trường đạt được mục tiêu theo chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đã công bố.
Mục tiêu
- Mục tiêu chung:
Đánh giá hiệu quả phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào cho sinh viên K9 để từ đó xây dựng một chương trình hành động chiến lược trong việc nâng cao trình độ và năng lực sử dụng tiếng Anh cho sinh viên nhằm đạt được mục tiêu theo chuẩn đầu ra ngoại ngữ đã công bố.
- Mục tiêu cụ thể:
- Từ kết quả của việc phân loại trình độ, xây dựng chương trình, chọn lựa nguồn học liệu bổ trợ phù
hợp với trình độ của sinh viên, giúp sinh viên nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ.
- Phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phân loại và sau phân loại
- Xây dựng chương trình hành động cụ thể giúp sinh viên K9 đạt chuẩn đầu ra 500 TOEIC hoặc các
chứng chỉ quốc tế tương đương khác vào năm 2016.
Nội dung
STT
|
Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu |
Sản phẩm phải đạt |
Thời gian (bắt đầu-kết thúc) |
Người thực hiện |
1
2
3
|
Tiếp cận các nguồn tài liệu liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ, tổ chức phân loại đầu vào và các tài liệu liên quan khác
Phân tích đặc điểm và năng lực ngoại ngữ của sinh viên K9 – trường Đại học Kinh tế & QTKD thể hiện qua bài thi TOEIC mô phỏng
Đề xuất xây dựng Chương trình hành động toàn diện cho sinh viên K9 |
Hoàn thành Chương I – Cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quan
Hoàn thành chương II – Phân tích thực trạng
Hoàn thành chương III – Đề xuất và hoàn thiện toàn bộ đề tài nghiên cứu. |
3/2013 - 5/2013
6/2013 – 10/2013
11/2013 -04/2014 |
Phan Minh Huyền Lèng Thị Thu Trang
Tạ Thị Huệ Phạm Thùy Dương
Phan Minh Huyền Phạm Thùy Dương |
PP nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, mô tả kết hợp với thu thập số liệu, so sánh, điều tra, tổng hợp.
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)