Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên. |
Cơ quan chủ trì | Trung tâm Giáo dục Quốc phòng |
Cơ quan thực hiện | Trung tâm Giáo dục Quốc phòng |
Loại đề tài | Đề tài cấp cơ sở |
Lĩnh vực nghiên cứu | Giáo dục học - Tâm lý học |
Chủ nhiệm(*) | Trần Hoàng Tinh |
Ngày bắt đầu | 02/2013 |
Ngày kết thúc | 12/2013 |
Tổng quan
Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu, bài biết về vai trò của GDQP, AN trong hệ thống GD quốc dân nói chung, giáo dục ý thức quốc phòng (QP), an ninh (AN) cho cán bộ, HSSV các trường Đảng, trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ).
Ngoài các bài báo khoa học đã đăng tải trên các tạp chí còn có một số đề tài nghiên cứu khoa học, các tài liệu, chuyên đề về công tác GDQP cho cán bộ, HSSV hiện nay.
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của GDQP, AN cho cán bộ, HSSV trong các trường ĐH, CĐ hiện nay. Nhìn chung, các tác giả đã đề cập tới tầm quan trọng của GDQP, AN cho cán bộ, HSSV trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đã đề xuất các giải pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng quản lý GDQP, AN ở các nhà trườ ng.
Nhìn chung các đề tài, các bài nghiên cứu này đều đánh giá một cách tổng quan thực trạng của nền GDQP, AN hiện nay nói chung, thực trạng chất lượng và kết quả dạy học GDQP, AN nói riêng, trên cơ sở đó đưa ra mốt số biện pháp phát triển về đội ngũ, cải tiến phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất ... nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đào tạo môn học GDQP, AN trên cả nước. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, khi Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh đã được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đặt ra mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ GDQP, AN là rất quan trọng, trong khi đó cơ cấu tổ chức, đội ngũ giảng viên đảm nhiệm giảng dạy môn học GDQP, AN, cơ sở vật chất... chưa có sự thay đổi đáng kể nào, đây là một vấn đề hết sức khó khăn mà các đề tài này mong muốn đề cập đến một khía cạnh nhỏ của nhiệm vụ GDQP, AN cho sinh viên, đó là nghiên cứu thực trạng và đề xuất những biện pháp nhằm quản lý hoạt động dạy học để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả GDQP, AN cho sinh viên.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học
1.3. Lý luận về giáo dục quốc phòng, an ninh
1.3.1. Những chủ trương của Đảng và Nhà nước
1.3.2. Giáo dục quốc phòng, an ninh
1.3.3. Hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh sinh viên
1.3.4. Đặc trưng hoạt động dạy học môn GDQP, AN
1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh
1.4.1. Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình của môn học
1.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
1.4.3. Quản lý hoạt động học của sinh viên
1.4.4. Quản lí cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giáo dục quốc phòng, an ninh
1.5. Yêu cầu đối với công tác quản lý hoạt động DH môn GDQP, AN ở các Trung tâm Giáo dục quốc phòng, an ninh sinh viên
1.5.1. Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động dạy học
1.5.2. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học cho các lực lượng có liên quan trong Trung tâm
1.5.3. Nâng cao động lực dạy học cho giảng viên, kích thích giảng viên đổi mới phương pháp dạy học
1.5.4. Nâng cao động lực học tập cho sinh viên. Kích thích tính chủ động sáng tạo của người học
1.5.5. Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm trong Trung tâm, hỗ trợ cho người dạy và người học giảng dạy và học tập thuận lợi
1.5.6. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý hoạt động dạy học
Tính cấp thiết
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.[17] Trong đó nâng cao hiệu quả và đổi mới quản lý giáo dục (GD) là nhiệm vụ có tính cấp bách của nền GD nước ta hiện nay trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là giải pháp có tính chiến lược được Đảng và Nhà nước cùng đông đảo mọi tầng lớp nhân dân quan tâm.
Giáo dục quốc phòng, an ninh (GDQP, AN) là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, là một biện pháp quan trọng để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. GDQP,AN là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục từ trung học phổ thông (THPT) đến đại học, giúp cho học sinh, sinh viên (HSSV) có những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về quốc phòng, an ninh (QP,AN).
GDQP, AN cho HSSV đã có một hệ thống văn bản quy phạm tương đối hoàn chỉnh, có chương trình, sách giáo khoa và thiết bị dạy học (DH) bước đầu đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng và hiệu quả GDQP, AN cho HSSV trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chú ý tới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQP, AN đạt chuẩn về năng lực chuyên môn, song bên cạnh đó việc quản lý hoạt động dạy học môn GDQP, AN ở mỗi cơ sở giáo dục chưa thực sự được quan tâm đúng mức và chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày một cao của thực tiễn.
Thực tiễn công cuộc đổi mới cho thấy: những thành tựu mà nhân dân ta giành được trong sự nghiệp xây dựng đất nước luôn gắn liền với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, công tác GDQP, AN được Đảng, Nhà nước chú trọng thực hiện và đạt hiệu quả thiết thực. Đây là một hoạt động cần thiết trong hệ thống giáo dục đào tạo để thế hệ trẻ không chỉ nhận thức được trách nhiệm công dân của mình mà còn rèn luyện, nâng cao phẩm chất con người của mỗi cá nhân. Vì vậy, quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TW (ngày 03 tháng 5 năm 2007), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP, AN trong tình hình mới” và Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về GDQP, AN được triển khai sâu rộng, duy trì có nền nếp và chất lượng từng bước được nâng lên ở hầu hết các cơ sở giáo dục trong cả nước. Và đặc biệt, nhằm đáp ứng cho việc triển khai thi hành Luật GDQP, AN
Tuy nhiên, công tác dạy học GDQP, AN ở các trường Đại học khá đặc thù, vừa phải theo quy định của Bộ GD&ĐT, vừa phải theo quy định của Bộ Quốc phòng. Giảng viên (GV) giảng dạy thường là các sĩ quan biệt phái, còn sinh viên thường chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của môn học này. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDQP, AN ở các trường đại học khá phức tạp và còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, mặc dù lãnh đạo các Nhà trường, Trung tâm đã quan tâm và đầu tư cho môn này. Điều này đòi hỏi sớm được khắc phục trong thời gian tới.
Với lý do trên, tôi xin chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDQP, AN tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học môn GDQP, AN trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được trình bày trong ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh tại các Trung tâm Giáo dục quốc phòng, an ninh sinh viên.
Chương 2. Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên hiện nay.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
PP nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: sưu tầm, đọc, nghiên cứu, hệ thống hoá các lý luận trong các văn bản, tài liệu khoa học có nội dung liên quan đến đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phân tích, đúc kết các tài liệu thống kê; sử dụng các phiếu hỏi đối với các đối tượng khác nhau; quan sát các hoạt động dạy học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Tiến hành phỏng vấn và dùng phiếu hỏi để thu thập các ý kiến của các chuyên gia (các nhà quản lý, các chuyên viên, các giảng viên lâu năm).
Phương pháp thống kê toán học: áp dụng xử lý các kết quả điều tra được.
Hiệu quả KTXH
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn GDQP, AN và quản lý hoạt động DH môn GDQP, AN tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên.
- Đề xuất và triển khai các biện pháp quản lý hoạt động DH môn GDQP, AN tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đặc biệt tác động đồng bộ đến các khâu của quá trình dạy học môn GDQP, AN sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này.
ĐV sử dụng
Trung tâm GDQP Thái Nguyên và các cơ sở có cùng đặc điểm.
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)