Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Một số giải pháp chủ yếu để phát triển vùng rau an toàn huyện Đồng Hỷ đến năm 2020 |
Cơ quan chủ trì | Đại học Kinh tế và QTKD |
Cơ quan thực hiện | Đại học Kinh tế và QTKD |
Loại đề tài | Đề tài cấp cơ sở |
Lĩnh vực nghiên cứu | Kinh tế học |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn Văn Công |
Ngày bắt đầu | 03/2007 |
Ngày kết thúc | 03/2008 |
Tổng quan
Tính cấp thiết
Trước xu hướng hội nhập với thế giới, việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng đang phát triển theo hướng an toàn, bền vững. Hiện nay, sản xuất và tiêu dùng rau an toàn là vấn đề cú tính cấp thiết vì sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe con người, khi đời sống ngày càng được nâng cao thì độ an toàn của các loại rau trên thị trường cũng được người tiêu dùng hết sức quan tâm. Chính vì thế trong những năm gần đây, vấn đề thực phẩm an toàn ở nước ta luôn được các cơ quan chuyên môn quan tâm. Trong các thực phẩm thường dùng thì rau xanh là sản phẩm không thể thiếu, đã và đang được đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều chương trình khuyến khích người trồng rau theo hướng an toàn giảm thiểu lượng phân hoá học, tăng cường bón phân hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... được tổ chức thực hiện ở nhiều vùng, nhiều tỉnh trong cả nước.
Đồng Hỷ là một trong những vùng trồng rau lớn tập trung của tỉnh Thái Nguyên, cung cấp sản phẩm rau xanh cho thị trường thành phố Thái Nguyên và một số khu vực lân cận khác. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức nghiên cứu khoa học nhận thức về vấn đề sản xuất và tiêu dùng rau an toàn của người dân đã được nâng lên. Với sự hưởng ứng của người dân, sản xuất rau an toàn ở Đồng Hỷ đã hình thành và bước đầu phát triển. Người nông dân bước đầu đã nắm được những kiến thức chung về kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên, phát triển sản xuất rau an toàn ở Đồng Hỷ chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả kinh tế của sản xuất rau an toàn hiện nay chưa cao, chưa thật sự ổn định. Huyện đã có những dự án sản xuất rau an toàn được triển khai từ năm 2001. Song, diện tích rau an toàn mới chỉ là một phần nhỏ trên tổng diện tích trồng rau của huyện. Xuất phát từ vấn đề đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp chủ yếu để phát triển vùng rau an toàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010.
Mục tiêu
- Hệ thống hoá các lý luận về sản xuất rau an toàn, hiệu quả kinh tế cuả việc sản xuất rau an toàn.
- Nêu được thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu
- Các nhân tổ ảnh hưởng tới sản xuất rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển tốt hơn sản xuất rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu đến năm 2010
Nội dung
PP nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin qua các tài liệu sẵn có của địa phương như các báo cáo, các số liệu thống kê của huyện, của xã
2. Phương pháp phân tích thống kê
Thông qua phương pháp này cho phép đánh giá, kết luận một cách chính xác các chỉ tiêu kinh tế.
3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp quá trình trồng và chăm sóc các loại giống rau cũng như các chi phí đầu vào và kết quả đầu ra trong quá trình sản xuất.
4. Phương pháp so sánh
So sánh liên hoàn năm sau và năm trước để thấy được chiều hướng biến đổi của các chỉ tiêu và hiện tượng kinh tế, thấy được mức độ hơn kém về các hoạt động sản xuất của các loại rau trồng khác nhau.
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)