Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của giống bưởi Sa điền - Trung Quốc (2 năm tuổi) trồng tại tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Giang |
Cơ quan chủ trì | Trường Cao đẳng KTKT |
Cơ quan thực hiện | Trường Ngoại ngữ |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Nông nghiệp - Lâm nghiệp |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn Đắc Lâm |
Ngày bắt đầu | 01/2012 |
Ngày kết thúc | 12/2013 |
Tổng quan
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1. Ngoài nước
Bưởi cùng với các loại quả có múi có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng hầu hết các giống cam, quýt, bưởi trồng hiện nay đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam châu Á. Theo FAO (2005) hàng năm trên thế giới sản lượng bưởi khoảng 6 triệu tấn, bao gồm cả bưởi (Citrus grandis) và bưởi chùm (Citrus paradisi), chiếm 5-6% sản lượng các loại quả có múi. Mặc dù sản lượng ít nhưng bưởi là loại quả xuất khẩu chủ yếu ở một số nước, trong đó đứng đầu là Mỹ - Theo FAO (2006), năm 2005 sản lượng bưởi ở Mỹ là 923.310 tấn, xuất khẩu 219.390 tấn; đứng thứ hai về sản xuất bưởi là Trung Quốc, thứ ba là Mêhicô ....
Ở châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng bưởi lớn nhất, bưởi được trồng nhiều ở tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Triết Giang, Phúc Kiến, Vân Nam... với các giống bưởi nổi tiếng: Sa điền, Văn Hán, Quân Khê...trong đó bưởi Sa điền năm 1989 được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bình chọn là sản phẩm Nông nghiệp có chất lượng cao và được nhận huy chương vàng. Bưởi Sa điền hiện nay được phát triển rất mạnh ở tỉnh Quảng Tây và là một trong các đặc sản mang thương hiệu Quốc tế.
2. Trong nước
Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như bưởi Năm roi, Da xanh, Đường lá cam (miền Nam); bưởi Phúc Trạch, Thanh Trà (ở miền Trung); bưởi Diễn, Đoan Hùng (ở miền Bắc)…Vì đó là những bưởi ngon nổi tiếng nên có hiệu quả kinh tế cao gấp 15-20 lần so với trồng cây lương thực.
Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoá lớn. Đặc điểm của bưởi Nam roi - sinh trưởng khoẻ phân cành trung bình, góc phân cành nhỏ, tán cây hình trụ lá ovan, thường ra hoa vào khoảng tháng 3, thu hoạch vào khảng tháng 11, tháng 12; dạng hình quả lê, nặng trung bình 0,9-1,45 kg/quả, khi chín vỏ quả có màu vàng, các con tép dễ tróc khỏi vách múi và bó chặt nhau, nước quả nhiều có vị ngọt pha chua. Độ Brix: (9% - 11%) múi thơm, hạt ít đến không hạt (0 - 10 hạt/quả) tỷ lệ thịt quả >50%. Hiện nay đây là giống bưởi có triển vọng và đã có thương hiệu “Bưởi Năm roi” do công ty Hoàng Gia và tỉnh Vĩnh Long xuất khẩu.
Tổng diện tích bưởi Năm roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm roi cả nước); trong đó tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha).
Năm 2008, bộ môn Rau- Hoa - Quả của trường ĐHNL đã sang tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc khảo sát và đã thu thập được giống bưởi Sa điền tại Xã Sa Điền, huyện Dung, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có đặc điểm: quả có hình quả lê, khối lượng trung bình 1 - 1,3 kg, vỏ quả mỏng và dễ tách; các con tép bó chặt, ráo và giòn, hàm lượng đường và axit đều cao. Đây là giống bưởi đã xuất hiện ở Sa Điền từ thời vua Càng Long và hiện nay là giống bưởi xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Giống bưởi này hiện nay đang được lưu giữ ở Thái Nguyên với mục đích để nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng thích nghi tại một số vùng sinh thái miền núi phía Bắc Việt Nam, với hy vọng bưởi Sa điền sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện sinh thái miền Bắc Việt Nam, từ đó có thể phổ triển ra sản xuất và mang thương hiệu giống bưởi mới.
Tính cấp thiết
Bưởi thuộc nhóm cây có múi (Citrus) được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhiều nhất là ở Mỹ. Ở Việt Nam khắp từ Bắc đến Nam nơi nào cũng có bưởi với nhiều giống và nhiều tên gọi kèm theo các tên địa phương. Bưởi là loại cây ăn quả đặc sản quý của nước ta, có vị trí rất quan trọng trong nghề làm vườn (tham gia vào mô hình VAC). Vì bưởi có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Trong một 100g phần ăn được có: nước 89g, protêin 0,5g, chất béo 0,4g, tinh bột 9,3g, vitamin C 44g, ngoài ra còn có narigin trong các hợp chất glucosid. Hiện nay tại Việt Nam có các giống bưởi nổi tiếng, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: bưởi Năm roi, Da xanh, Đường lá cam, (ở miền Nam); bươi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Diễn (Hà Nội), Thanh Trà (ở Huế)..., đặc biệt là bưởi Năm roi và bưởi Phúc trạch là mặt hàng xuất khẩu được các nước bạn ưa thích và có giá trị cao, nên thu nhập từ một ha những giống bưởi này có thể gấp 10 - 15 lần cây lương thực.
Ở châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng bưởi lớn nhất, bưởi được trồng nhiều ở tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Triết Giang, Phúc Kiến, Vân Nam... với các giống bưởi nổi tiếng: Sa điền, Văn Hán, Quân Khê... Trong đó bưởi Sa điền đã có nguồn gốc cách đây 2000 ở xã Sa điền, huyện Dung, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đến năm 1989 được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc bình chọn là sản phẩm Nông nghiệp có chất lượng cao và được nhận huy chương vàng. Bưởi Sa điền hiện nay được trồng ở nhiều nơi như Tứ Xuyên, Quảng Đông... nhưng phát triển rất mạnh ở tỉnh Quảng Tây và tập trung nhiều nhất và tốt nhất là ở huyện Dung (huyện Dung hiện này có khoảng 5000 ha bưởi Sa điền). Bưởi Sa điền là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Quảng Tây, và là một trong các đặc sản nổi tiến có thương hiệu trên thị trường Quốc tế.
Trong đợt đi khảo sát vùng bưởi tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2008, bộ môn Rau - Hoa - Quả, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã thu thập được giống bưởi Sa điền và hiện đang trồng lưu giữ tại Thái Nguyên. Để phát triển được giống bưởi quí này, cần thiết phải nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và chất lượng quả tại một số vùng sinh thái điển hình với hy vọng tạo ra loại hàng hoá đặc sản có giá trị cao góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, đồng thời là cơ sở cho việc làm các thủ tục công nhận giống mang thương hiệu Đại học Thái Nguyên. Để làm được việc đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của giống bưởi Sa điền - Trung Quốc (2 năm tuổi) tại tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Giang”.
Mục tiêu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây và khả năng sinh trưởng của giống bưởi Sa điền trồng tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Cao Bằng.
- Tìm hiểu và đánh giá khả năng thích ứng (sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng) của giống bưởi Sa điền tại một số vùng sinh thái miền núi phía Bắc Việt Nam.
Nội dung
- Các chỉ tiêu phản ánh về tình hình sinh trưởng giống bưởi Sa Điền tại các vùng thí nghiệm khảo nghiệm:
+ Đặc điểm về hình thái
+ Đặc điểm sinh trưởng và phát triển các đợt lộc
- Tình hình sâu bệnh hại trên giống bưởi Sa Điền tại các vùng thí nghiệm khảo nghiệm:
+ Các loài sâu hại (tính phổ biến, mức độ hại)
+ Các loại bệnh hại (tính phổ biến và mức độ hại).
- Đánh giá khả năng thích ứng của giống bưởi Sa Điền được trồng tại vùng núi phía Bắc.
PP nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu do Viện nghiên cứu Rau quả Trung Ương ban hành. Thí nghiệm khảo nghiệm gồm:
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây và khả năng sinh trưởng của giống bưởi Sa điền (Trung Quốc) đã trồng được 2 năm tuổi tại thành phố Thái Nguyên. Thí nghiệm theo dõi 30 cây chia làm 3 lần nhắc lại.
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây và khả năng sinh trưởng của giống bưởi Sa điền (Trung Quốc) đã trồng được 2 năm tuổi tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Thí nghiệm theo dõi 30 cây chia làm 3 lần nhắc lại.
- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây và khả năng sinh trưởng của giống bưởi Sa điền (Trung Quốc) đã trồng được 2 năm tuổi tại thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Thí nghiệm theo dõi 30 cây chia làm 3 lần nhắc lại.
Hiệu quả KTXH
- Giáo dục và đào tạo: những tư liệu đề tài thu được sẽ đóng góp bổ sung những tư liệu khoa học về giống bưởi Sa Điền phục vụ tốt trong nghiên cứu khoa học cũng như trong giảng dạy và đào tạo chuyên ngành trồng trọt. Sinh viên tham gia đề tài sẽ được tiếp cận với phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, bổ sung những kiến thức về thực tế và giúp cho họ có nhãn quan về công tác nghiên cứu khoa học cũng như tư duy trong công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: hy vọng giống bưởi Sa Điền sẽ thích ứng tốt với điều kiện sinh thái vùng núi phía Bắc, được như vậy giống bưởi Sa Điền sẽ đóng góp không nhỏ trong cơ cấu các giống bưởi ở các địa phương, từ đó sẽ thu hút được người dân trong sản xuất, góp phần tăng thu nhập kinh tế hộ nói riêng và góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội nói chung.
ĐV sử dụng
Trường cao đẳng Kinh tế -
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)