Thông tin chung
Tên đề tài (*) | “Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” |
Cơ quan chủ trì | Đại học Thái Nguyên |
Cơ quan thực hiện | Đại học Nông Lâm |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Văn học |
Chủ nhiệm(*) | Lèng Thị Lan |
Ngày bắt đầu | 04/2010 |
Ngày kết thúc | 12/2012 |
Tổng quan
Văn học dân gian nói chung và văn học các dân tộc thiểu số nói riêng từ lâu đã được khẳng định là một bộ phận văn học in đậm dấu ấn tâm hồn và giàu bản sắc văn hoá các dân tộc anh em. Đồng dao là một tài sản vô cùng quý giá của nền văn học dân gian nói riêng và văn học nói chung. Cũng như ca dao, tục ngữ của nhiều dân tộc anh em khác, đồng dao có nội dung rất phong phú đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội: về lao động sản xuất, về đấu tranh chống áp bức, về đạo đức làm người v.v…theo quan điểm dân tộc. Tuy nhiên, trong thơ đồng dao phương thức thể hiện có quy luật riêng, có nhiều yếu tố khác biệt không giống phương thức chung của nhiều loại thơ ca dân gian khác.
Trên thực tế việc nghiên cứu đồng dao còn nhiều vấn đề cần phải được giải mã, đến nay cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nhưng chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó tuỳ theo mục đích, nội dung các vấn đề của đồng dao dường như chưa được tiến hành đồng bộ và chuyên sâu trong đó nhiều vấn đề mới chỉ là những bước gợi mở ban đầu trong việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đối tượng này.
Mỗi một nghiên cứu đều có đóng góp với những quan điểm riêng. Để khái quát về tình hình sưu tầm, nghiên cứu đồng dao cũng có nhiều cách như: hệ thống vấn đề nghiên cứu theo thời gian; hệ thống vấn đề theo cách thức nghiên cứu như: bài viết, báo cáo, chuyên đề, sách giáo khoa, giáo trình hay ấn phẩm…
Tính cấp thiết
Trong tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam, việc nghiên cứu văn học dân gian luôn là cơ sở, nền tảng vững chắc cho sự hình thành phát triển không ngừng của nền văn học nước nhà. Văn học dân gian đã trở thành đối tượng được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Đóng góp cho những thành tựu văn hoá dân gian là mảng văn học dân tộc thiểu số mà giới khoa học đã khẳng định, ghi nhận ở những kết quả đã đạt được thông qua những công trình sưu tập, biên soạn và nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên, không phải những nội dung có liên quan tới vấn đề văn hóa, văn học dân gian các dân tộc thiểu số của nên văn học nước nhà đều được các tác giả,các nhà nghiên cúu đề cập tới trong công tác sưu tầm và nghiên cứu.
Miền núi phía Bắc là khu vực có nhiều cộng đồng cư dân các dân tộc sinh sống. Thực tế, khu vực này luôn được các nhà hoạch định chính sách, các nhà văn hóa nhìn nhận và phân định thành hai tiểu vùng tự nhiên và cũng là hai vùng văn hóa: Đông Bắc và Tây Bắc. Vùng này bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 13 triệu người (năm 2009) chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% số dân cả nước.(Theo số liệu tổng điều tra dân số, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009).
Trong kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, bộ phận văn học dân gian truyền thống đã được sưu tầm, công bố, giới thiệu hết sức phong phú trong đó nhiều thể loại đã được nghiên cứu như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca dao… Tuy nhiên, đối với một bộ phận thuộc loại hình thơ ca dân gian của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đó là bộ phận đồng dao và trò chơi của trẻ em các dân tộc lại chưa nhận được sự quan tâm., giới thiệu nhiều. Mặc dù gần đây cũng đã có một số ít công trình sưu tập đồng dao của các tri thức người Kinh và tri thức bản tộc giới thiệu tập hợp như đồng dao Thái (Tây Bắc), đồng dao Tày, đồng dao Nùng (Cao Bằng, Bắc Cạn), đồng dao Mường... Song công việc này chưa đáp ứng được thực tế lưu truyền và tồn tại khá phong phú của bộ phận này trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đặc biệt, là việc đặt vấn đề nghiên cứu đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc như là một đối tượng khoa học thì hầu như còn là một khoảng trống
Mục tiêu
- Tập hợp, hệ thống, phân loại các bài hát đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc qua một số sưu tập đã được công bố. Trong điều kiện cho phép có thể tiến hành việc sưu tầm, bổ sung thêm tác phẩm đồng dao.
- Khảo sát nội dung, nghệ thuật đồng dao thông qua những bài hát đồng dao gắn với trò chơi đồng dao và những bài hát đồng dao chỉ có phần lời.
- Đánh giá tổng quan vấn đề nghiên cứu đồng dao nói chung và đồng dao dân tộc thiểu số nói riêng .
- Kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho việc hoàn thành luận án tiến sĩ.
Nội dung
Từ việc xác định đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi xây dựng cấu trúc đề tài như sau, ngoài phần mở đầu và kết luận
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1.1. Vị trí địa lí
1.2. Đặc điểm và sự phân bố dân cư
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN DIỆN THỂ LOẠI ĐỒNG DAO TRONG KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
2.1. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu đồng dao nói chung
2.1.1.Tình hình sưu tầm, nghiên cứu đồng dao Việt
2.1.2. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
2.2. Vấn đề nghiên cứu đồng dao hiện nay
2.2.1 Nhận diện đồng dao
2.2.2. Đồng dao và trò chơi đồng dao của trẻ em
CHƯƠNG 3
ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
3.1. Đồng dao gắn với trò chơi của trẻ em dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
3.2. Đồng dao không gắn với trò chơi của trẻ em dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc(chỉ có phần lời)
3.3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Tải file “Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc” tại đây
PP nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại được áp dụng tích cực trong quá trình xử lý tư liệu. Nhằm sưu tầm và tập hợp về đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói riêng và góp phần phong phú về nội dung đồng dao dân tộc Việt nói chung trong sự vận động và phát triển văn hoá Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: trên cơ sở dữ liệu đươc phân loại về đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, tiến hành so sánh với đồng dao dân tộc Việt để nhận diện những tương đồng và khác biệt. Từ đó, chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của đồng dao dân tộc.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Điều tra, phỏng vấn.(phiếu khảo sát, ghi hình)
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Hiệu quả KTXH
Bước đầu, đề tài đã hệ thống được những công trình, bài viết có liên quan đến đồng dao nói chung và đồng dao dân tộc nói riêng. Qua đó, chỉ ra một số nội dung mà giới khoa học đang quan tâm tới mảng đề tài này. Chúng tôi, tiến hành phân tích việc nhận diện đồng dao qua những phạm trù khái niệm các nhà khoa học đã nêu.
Bằng việc khảo sát, phân tích, đánh giá những bài hát đồng dao cụ thể, đề tài đã chỉ ra được mối quan hệ đồng dao và trò chơi đồng dao của trẻ em. Bản thân đồng dao ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi cho trẻ nên đồng dao trở thành phương tiện, công cụ để chơi trò chơi. Xét về mối quan hệ giữa đồng dao với trò chơi là quan hệ giữa công cụ với đối tượng chơi của trò chơi. Và để thực hiện các hoạt động của trò chơi đồng dao thì phải kể đến mối quan hệ giữa lời ca đồng dao với thực hiện diễn xướng đồng dao.
Trên cơ sở phân tích các hoạt động trò chơi đồng dao của trẻ em dân tộc, đề tài hướng tới việc khẳng định những gía nội dung và giá trị nghệ thuật của đồng dao.
ĐV sử dụng
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)