Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Bản làng truyền thống của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Cơ quan chủ trì Đại học Khoa học
Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Văn học
Chủ nhiệm(*) Đàm Thị Tấm
Ngày bắt đầu 01/2015
Ngày kết thúc 12/2016

Tổng quan

- Người Nùng ở Việt Nam có rất nhiều nhóm địa phương khác nhau. Họ tập trung sinh sống ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn… trong đó có Thái Nguyên. Họ là dân tộc đứng ở vị trí thứ 3 về dân số với 63.816 người chiếm khoảng 5,22% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Nùng cư trú ở tất cả các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Trong đó, đông nhất là ở huyện Đồng Hỷ (chiếm 26,8% dân số) thuộc các nhóm: Nùng Phàn Slình và Nùng Cháo. Họ cư trú chủ yếu ở các xã miền núi như: Tân Long, Văn Lăng, Văn Hán và Hòa Bình; có một bộ phận nhóm Nùng Cháo cư trú ở xã Hóa Thượng gần trung tâm của huyện.

- Đơn vị cộng cư của người Nùng là làng hoặc bản, và được gọi chung là làng bản. Mỗi bản có khoảng từ 10 – 15 nóc nhà (hoặc hơn thế) bao gồm có một dòng họ hoặc nhiều dòng họ chung sống với nhau. Với đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là người Nùng Phàn Slình thì làng bản đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người dân. Đó là tổ chức gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau thành một khối thống nhất trong quá trình tồn tại và phát triển.

- Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy làng bản truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và làng bản truyền thống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên đã và đang có rất nhiều biến đổi. Bên cạnh những xu thế biến đổi theo chiều hướng tích cực thì vẫn có những hạn chế cần khắc phục trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội theo hướng nông thôn mới.

- Hiện nay, vấn đề làng bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên chưa có ai nghiên cứu. Hầu hết các công trình nghiên cứu về người Nùng trước và nay chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm nhà cửa, trang phục, ẩm thực, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội… Việc đi sâu, tìm hiểu về tổ chức làng bản của người Nùng Phàn Slình ở đây có nhiều ý nghĩa trong việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

- Người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên chứa đựng rất nhiều các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Làng bản của đồng bào thể hiện tính cộng đồng và tính tự trị mang bản sắc riêng, độc đáo của văn hoá tộc người. Nó hàm chứa các giá trị nhân văn sâu sắc.

- Nghiên cứu đề tài này không chỉ góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và

thực tiễn về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của tộc người Nùng ở Việt Nam nói chung, người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ Thái Nguyên nói riêng, mà còn góp phần cụ thể vào việc xây dựng làng bản văn hoá ở địa phương gắn với công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII). 

Tính cấp thiết

- Người Nùng ở Việt Nam có rất nhiều nhóm địa phương khác nhau. Họ tập trung sinh sống ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn… trong đó có Thái Nguyên. Họ là dân tộc đứng ở vị trí thứ 3 về dân số với 63.816 người chiếm khoảng 5,22% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Nùng cư trú ở tất cả các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Trong đó, đông nhất là ở huyện Đồng Hỷ (chiếm 26,8% dân số) thuộc các nhóm: Nùng Phàn Slình và Nùng Cháo. Họ cư trú chủ yếu ở các xã miền núi như: Tân Long, Văn Lăng, Văn Hán và Hòa Bình; có một bộ phận nhóm Nùng Cháo cư trú ở xã Hóa Thượng gần trung tâm của huyện.

- Đơn vị cộng cư của người Nùng là làng hoặc bản, và được gọi chung là làng bản. Mỗi bản có khoảng từ 10 – 15 nóc nhà (hoặc hơn thế) bao gồm có một dòng họ hoặc nhiều dòng họ chung sống với nhau. Với đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là người Nùng Phàn Slình thì làng bản đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người dân. Đó là tổ chức gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau thành một khối thống nhất trong quá trình tồn tại và phát triển.

- Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy làng bản truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và làng bản truyền thống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên đã và đang có rất nhiều biến đổi. Bên cạnh những xu thế biến đổi theo chiều hướng tích cực thì vẫn có những hạn chế cần khắc phục trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội theo hướng nông thôn mới.

- Hiện nay, vấn đề làng bản của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên chưa có ai nghiên cứu. Hầu hết các công trình nghiên cứu về người Nùng trước và nay chủ yếu nghiên cứu về đặc điểm nhà cửa, trang phục, ẩm thực, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội… Việc đi sâu, tìm hiểu về tổ chức làng bản của người Nùng Phàn Slình ở đây có nhiều ý nghĩa trong việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

- Người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên chứa đựng rất nhiều các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Làng bản của đồng bào thể hiện tính cộng đồng và tính tự trị mang bản sắc riêng, độc đáo của văn hoá tộc người. Nó hàm chứa các giá trị nhân văn sâu sắc.

- Nghiên cứu đề tài này không chỉ góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và

thực tiễn về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của tộc người Nùng ở Việt Nam nói chung, người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ Thái Nguyên nói riêng, mà còn góp phần cụ thể vào việc xây dựng làng bản văn hoá ở địa phương gắn với công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII). 

Mục tiêu

- Mục tiêu Tìm hiểu về tổ chức làng bản của người Nùng truyền thống (từ 1986 trở về trước) và hiện nay (từ năm 1986 trở lại đây). Bao gồm: đặc điểm cư trú, cấu trúc làng bản và quan hệ xã hội.

Nội dung

 Nội dung chính: Đặc điểm  tổ chức làng bản truyền thống của người Nùng Phàn Slình ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.

+ Biến đổi của tổ chức làng bản hiện nay.

+ Đưa ra các ý kiến về việc bảo lưu, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa tộc người thông qua tổ chức làng bản.

Tải file Bản làng truyền thống của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên tại đây

PP nghiên cứu

- Phương pháp điền dã dân tộc học.

- Phương pháp phỏng vấn được sử dụng trong thời gian khảo sát và sưu tầm tư liệu tại địa phương.

Đây là những phương pháp chủ yếu trong quá trình thực hiện đề tài này.

- Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp tư liệu. 
- Phương pháp tiếp cận liên ngành là phương pháp quan trọng để khảo sát điền dã lấy tư liệu trong cộng đồng.

 

Hiệu quả KTXH

  Sản phẩm khoa học            

-  Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước: 02                                                                    

Sản phẩm đào tạo: 01 nhóm sinh viên NCKH.                       

   Sản phẩm ứng dụng:

- Đề tài "Bản làng truyền thống của người Nùng Phàn Slình ở Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên"cung cấp thêm một nguồn tư liệu cho việc quản lí nhà nước về tổ chức bản ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Là cơ sở cho việc quản lí văn hoá dân tộc tại địa phương.

- Là một chuyên đề sử dụng trong dạy học môn Văn hóa làng và du lịch bản làng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc ở trường Đại học Khoa học

6.4. Các sản phẩm khác:

ĐV sử dụng

Khoa Văn - Xã hội trường Đại học Khoa học

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*  

Các Đề tài - Dự án khác của Đàm Thị Tấm