Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Hệ thống biểu tượng gắn với loại hình văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước của người Thái Tây Bắc
Cơ quan chủ trì Đại học Khoa học
Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Văn học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Thị Huệ
Ngày bắt đầu 01/2013
Ngày kết thúc 12/2014

Tổng quan

Tính cấp thiết

2. Tính cấp thiết:

            2.1. Mỗi tộc người, mỗi quốc gia tồn tại trên thế giới đều có những đặc trưng riêng biệt về văn hóa và điều làm nên sự riêng biệt đó chính là hệ biểu tượng. Biểu tượng xuất hiện sớm trong tư duy nhân loại, khi con người chưa có chữ viết, chưa có ngôn ngữ thì biểu tượng chính là một phương cách để hiểu nhau. Nghiên cứu biểu tượng chính là một con đường để tìm về với cội nguồn với bản thể văn hóa của một tộc người, một quốc gia.

2.2. Hệ biểu tượng trong đời sống văn hóa vật chất cũng như tinh thần của các tộc người hiện nay vẫn là một bí ẩn cần giải mã. Người Thái - tộc người chủ thể của vùng văn hóa Tây Bắc là một trong những tộc người hiếm hoi còn lưu lại tương đối nguyên vẹn những đặc trưng văn hóa tộc người. Nghiên cứu văn hóa Thái để tìm ra những đặc trưng văn hóa tiêu biểu của vùng văn hóa Tây Bắc là hướng đi được nhiều người quan tâm. Song nghiên cứu hệ thống biểu tượng văn hóa của người Thái gắn với loại hình kinh tế nông nghiệp tiêu biểu của vùng là một vấn đề vẫn còn để ngỏ. Biểu tượng luôn luôn bao chứa trong nó một ý nghĩa lớn lao hơn những gì người ta quan sát được. Qua biểu tượng người ta có thể thấy được bản chất, ý nghĩa của tự nhiên và những cái siêu nhiên; phong tục và các huyền thoại; hiện thực và truyền thống đan cài cũng như những cơ sở để cố kết cộng đồng.

2.3. Chúng tôi nhận thấy nền kinh tế nông nghiệp lúa nước của người Thái với hệ thống mương – phai – lái – lịn rất phát triển và gắn với nó là những biểu tượng văn hóa liên quan trực tiếp. Từ việc cắt nghĩa các biểu tượng văn hóa này chúng tôi mong muốn nghiên cứu những đặc trưng văn hóa vật chật của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp của tộc người Thái; đồng thời có thể  tìm ra những mối liên quan mật thiết giữa hệ biểu tượng đó với hệ thống tín ngưỡng, phong tục, các huyền thoại hay các dạng thể văn hóa khác.

Với những lý do trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu hệ thống biểu tượng gắn với loại hình văn hóa gốc nông nghiệp của người Thái làm đề tài nghiên cứu của mình để có thể khám phá những bí mật tiềm ẩn phía sau những hình khối, màu sắc, dạng thể,… khác nhau của hệ biểu tượng trong văn hóa Thái.

Mục tiêu

3. Mục tiêu:

      Đề tài được triển khai với những mục tiêu khoa học như sau:

1/ Thông qua hệ thống biểu tượng có thể nghiên cứu những đặc trưng văn hóa vật chật của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp của tộc người Thái.

2/Tiến hành khảo sát, phân tích một cách cụ thể, hệ thống về các  biểu tượng có gắn bó mật thiết với loại  hình văn hóa gốc nông nghiệp của người Thái.

3/ Rút ra những nhận xét, kiến giải ý nghĩa các biểu tượng, những mối liên quan mật thiết giữa hệ biểu tượng đó với hệ thống tín ngưỡng, phong tục, các huyền thoại hay các dạng thể khác.

4/ Góp thêm những cứ liệu quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa Thái trong tổng thể hệ thống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; văn hóa sản xuất cũng như sinh hoạt của tộc người này.

Nội dung

4. Nội dung chính:      

Nội dung của đề tài tập trung trong những nội dung sau:

-          Lý luận chung về biểu tượng, hệ biểu tượng

-          Tìm hiểu đặc trưng văn hóa gắn với loại hình văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước của tộc người Thái vùng Tây Bắc ở một số tỉnh Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Yên Bái

-          Khái quát về một số biểu tượng gắn với nền kinh tế nông nghiệp của người Thái

-          Đi sâu cắt nghĩa biểu tượng từ nhiều góc độ dựa trên các tiêu chí về hình khối, màu sắc, các huyền thoại, tri thức dân gian, những mối liên quan tới hệ thống tín ngưỡng và phong tục tập quán.

-          Vai trò, giá trị của hệ biểu tượng đó đối với văn hóa Thái nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

Tải file Hệ thống biểu tượng gắn với loại hình văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước của người Thái Tây Bắc tại đây

PP nghiên cứu

Hiệu quả KTXH

5.1.  Sản phẩm khoa học:

-          Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước: 03           

      5.1. Sản phẩm đào tạo: 02 ĐT SV NCKH; 02 KLTN đại học

     5.3.  Sản phẩm ứng dụng:

- Bản báo cáo toàn văn của đề tài

- Các bài báo cấp quốc gia, cấp đại học

- 01 chuyên đề giảng dạy cho SV

- Hoàn thiện một phần trong luận án tiến sĩ

 

Nhu cầu kinh phí dự kiến: 70.000.000 (Bảy mươi triệu đồng) 

ĐV sử dụng

+ Sử dụng làm tài liệu xây dựng giáo án giảng dạy học phần/chuyên đề Cơ sở văn hóa Việt Nam, Không gian văn hóa Việt Nam  tại khoa Văn – Xã hội Trường Đại học Khoa học.

            + Sử dụng làm tài liệu tham khảo và giảng dạy cho giáo viên, sinh viên  ngành ngữ văn, ngành ngôn ngữ học, ngành xã hội học…

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*