Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết
Tên Xác định đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu của giống lúa Khang dân 18 cấy vụ Xuân tại Thái Nguyên
Lĩnh vực Nông nghiệp - Lâm nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thế Hùng, Lê Sỹ Lợi, Lê Tất Khương, Hoàng Văn Phụ
Nhà xuất bản / Tạp chí Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 10 Tập 10 Năm 2008
Số hiệu ISSN/ISBN 0866-7020
Tóm tắt nội dung

Thí nghiệm thực hiện qua 2 vụ Xuân 2006 - 2007 với 7 mức đạm bón cho giống lúa Khang dân 18 là 0, 60, 120, 180, 240, 300 và 360 kg N/ha, mỗi mức đạm được chia làm 6 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, bắt đầu từ 15 ngày sau cấy. Kết quả cho thấy: Hàm lượng đạm trong thân lá tương quan nghịch, rất chặt với khối lượng chất khô của lúa. Đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu của giống Khang dân 18, cấy vụ Xuân tại Thái Nguyên được xác định bởi hàm lượng đạm giới hạn của 6 thời kỳ (25, 35, 45…. và 75 ngày sau cấy). Đường giới hạn đạm mô tả quan hệ giữa hàm lượng đạm tối thích cho sinh trưởng và khối lượng chất khô của lúa theo phương trình: Y = 57,94W-0.24 (Y là hàm lượng đạm giới hạn, Dw là khối lượng chất khô của cây) có hệ số R2 = 0,945. Thực tế trong thí nghiệm đường giới hạn đạm được xác định khi lúa có khối lượng chất khô từ > 2,5 tạ/ha đến < 90 tạ/ha. Do vậy, khi xác định hàm lượng đạm tối thích cho sinh trưởng trong khoảng giao động của khối lượng chất khô như trên là đáng tin cậy. Để áp dụng phương trình này khi khối lượng chất khô <2,5 tạ/ha hoặc >90 tạ/ha chúng ta cần có nghiên cứu bổ sung.

Tải file Xác định đường giới hạn đạm cho sinh trưởng tối ưu của giống lúa Khang dân 18 cấy vụ Xuân tại Thái Nguyên tại đây