Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Giảng dạy môn Ngữ âm tiếng Việt theo hướng tích cực hóa nhận thức của người học |
Cơ quan chủ trì | Đại học Khoa học |
Cơ quan thực hiện | Đại học Khoa học |
Loại đề tài | Đề tài cấp cơ sở |
Lĩnh vực nghiên cứu | Văn học |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn Thị Trà My |
Ngày bắt đầu | 04/2009 |
Ngày kết thúc | 04/2010 |
Tổng quan
Tính cấp thiết
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa nhận thức của người học đang được toàn ngành giáo dục quan tâm, trong đó có giáo dục ở bậc đại học. Trong xu thế phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ hiện đại, việc truyền thụ và tiếp nhận kiến thức trong trường học, đặc biệt ở bậc đại học, không thể nằm lại mãi ở tình trạng “tĩnh”. Nó buộc phải đổi mới để theo kịp với xu hướng tất yếu của thời đại
Các ngành khoa học xã hội như Văn học, Công tác xã hội, Khoa học quản lý, Việt Nam học, Lịch sử. Báo chí, Du lịch… là những ngành mới của trường Đại học Khoa học. Hiện nay, nhiều môn học của các ngành này (trong đó có môn Ngữ âm học tiếng Việt) vẫn chưa xây dựng được giáo án điện tử theo hướng tích cực hóa nhận thức của người học mà vẫn sử dụng cách giảng dạy theo phương pháp truyền thống.
Môn Ngữ âm học tiếng Việt là môn học của ngành cử nhân Ngữ văn và Việt Nam học hiện nay của trường Đại học Khoa học. Để góp phần đổi mới cách dạy và học, rất cần phải xây dựng bài giảng điện tử cho môn học Ngữ âm học tiếng Việt theo hướng tích cực hóa nhận thức của người học. Đề tài “Xây dựng bài giảng điện tử cho môn học Ngữ âm học tiếng Việt theo hướng tích cực hóa nhận thức người học” được thực hiện với mục đích xây dựng một hướng truyền đạt kiến thức chuyên ngành cho các đối tượng sinh viên ngành Cử nhân Văn học, Cử nhân Việt Nam học. Đây là một môn học được đánh giá là cần thiết và thú vị bởi nó có liên quan chặt chẽ đến việc tiếp thu các phân môn khác như Dẫn luận ngôn ngữ học, Từ vựng – ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng Việt thực hành… Đề tài xây dựng kế hoạch giảng dạy áp dụng bài giảng điện tử vào quá trình truyền đạt kiến thức môn học với mục tiêu tích cực hóa nhận thức người học, lấy người học làm trung tâm nhằm đạt tới hiệu quả tiếp nhận cao nhất.
Mục tiêu
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xây dựng bài giảng điện tử cho môn học Ngữ âm học tiếng Việt theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
Nội dung
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Biên soạn nội dung môn học Ngữ âm học tiếng Việt từ sách, giáo trình, bài báo, internet…
- Soạn bài giảng Ngữ âm học tiếng Việt trên phần mềm Microsoft PowerPoint.
- Biên soạn giáo án bổ trợ với phần mềm Microsoft Word
- Tổng kết đề tài
2.2 Nguyên liệu
- Giáo trình, sách tham khảo, hình ảnh, tài liệu internet liên quan đến môn học
- Các thiết bị phục vụ nghiên cứu như máy ghi âm, đĩa CD-ROM, laptop, máy in
- Một số phần mềm có liên quan đến nội dung môn học: Praat, SFS, IPA…
Tải file Giảng dạy môn Ngữ âm tiếng Việt theo hướng tích cực hóa nhận thức của người học tại đây
PP nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Biên soạn nội dung bài giảng: Thu thập các sách tham khảo, giáo trình, tài liệu internet, bài báo, phần mềm có liên quan để làm nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ việc biên soạn bài giảng môn học.
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy: Phân bổ nội dung môn học cho phù hợp với thời lượng giảng dạy trên lớp là 2 tín chỉ.
- Thiết kế giáo án điện tử với phần mềm Microsoft Power Point
- Biên soạn giáo án bổ trợ với phần mềm Microsoft Word
- Đánh giá hiệu quả của giáo án qua thực tế giảng dạy
Hiệu quả KTXH
- Xây dựng được bài giảng điện tử nhằm phát huy vai trò chủ động của người học trên lớp.
- Sản phẩm của đề tài hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả vào việc giảng dạy môn Ngữ âm học tiếng Việt và phục vụ cho việc học một số phân môn ngôn ngữ học khác như: Dẫn luận ngôn ngữ, tiếng Việt thực hành, Từ vựng – ngữ pháp tiếng Việt…
- Đề tài đã xây dựng bài giảng điện tử môn Ngữ âm học tiếng Việt theo chương trình tín chỉ, bao gồm 22 tiết học lý thuyết, 8 tiết thực hành, thảo luận, bài tập và 60 tiết tự học. Trong đó, 22 tiết lý thuyết được thiết kế thành bài giảng điện tử sử dụng trình chiếu Power Point với sự hỗ trợ của các thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin
ĐV sử dụng
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)