Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Đặc điểm ngôn ngữ trẻ em từ 2 đến 5 tuổi xét trên bình diện từ vựng- ngữ nghĩa, ngữ pháp (khảo sát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên)
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Văn học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Thị Trà My
Ngày bắt đầu 01/2014
Ngày kết thúc 12/2015

Tổng quan

Tính cấp thiết

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Quá trình phát triển của ngôn ngữ luôn đi kèm với sự phát triển của xã hội loài người nhưng sự phát triển của ngôn ngữ lại không đồng đều giữa các mặt, trong đó từ vựng là bộ phận biến đổi nhanh nhất.

- Đối với con người, sự tạo thành và tiếp thu, sử dụng ngôn ngữ là một quá trình lâu dài. Từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, con người đã có sự giao tiếp riêng. Nhưng phải đến khoảng tháng 12 trở đi, con người ở giai đoạn này thường mới có khả năng tạo ra ngôn ngữ nói. Ở những năm đầu tiên của cuộc đời (đặc biệt là ở giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi), ngôn ngữ có sự phát triển rất mạnh mẽ nhưng không đồng đều theo từng độ tuổi và giới tính. Nếu ngôn ngữ phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển tư duy, giao tiếp và lĩnh hội kiến thức. Từ đó, giúp trẻ điều chỉnh hành vi, định hình tính cách trong tương lai và hình thành nên những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực của xã hội. Ngày nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc giáo dục -  hoàn thiện nhân cách trẻ em.

- Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng số lượng các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em (đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ từ 2 đến 5 tuổi) nói chung, ngôn ngữ trẻ em nhìn dưới góc độ giới tính nói riêng hiện nay còn rất hạn chế. Đây có thể coi là một khoảng trống rất cần được bổ sung trong nghiên cứu về ngôn ngữ.

Mục tiêu

Từ việc khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề tài này hi vọng sẽ góp phần vào việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trẻ em ở giai đoạn tiền học đường (từ 2 đến 5 tuổi) xét trên hai bình diện đặc biệt quan trọng là từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp. Trên cơ sở đó, đề tài cũng đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ em ở từng lứa tuổi trong giai đoạn đầu đời.

Kết quả của đề tài sẽ tạo cơ sở để nghiên cứu các vấn đề phức tạp hơn trong lĩnh vực ngôn ngữ học (đặc biệt là từ vựng – ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, ngữ dụng học), tâm lý học.

 Ngoài ra, đề tài hướng tới mục tiêu đóng góp vào việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên Khoa Văn- Xã hội nói riêng, sinh viên trong toàn Đại học Thái Nguyên nói chung, góp phần thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trường Đại học Khoa học và các đơn vị đào tạo khác.

Nội dung

Trên cơ sở các vấn đề lý luận về các bình diện ngôn ngữ và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em ở lứa tuổi tiền học đường (từ 2 đến 5 tuổi), đề tài sẽ tiến hành khảo sát, miêu tả, lý giải các đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em dưới góc nhìn giới tính theo từng độ tuổi trên hai bình diện từ vựng – ngữ nghĩa (vốn từ, trường từ vựng – ngữ nghĩa...); ngữ pháp (từ loại, cách cấu tạo và sử dụng các cụm từ và các kiểu câu...) (khảo sát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên). Từ đó đề xuất và vận dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em từ 2 đến 5 tuổi thông qua các trò chơi, qua hoạt động giao tiếp hoặc giáo dục…

Tải file Đặc điểm ngôn ngữ trẻ em từ 2 đến 5 tuổi xét trên bình diện từ vựng- ngữ nghĩa, ngữ pháp (khảo sát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên) tại đây

PP nghiên cứu

Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giao tiếp của trẻ trong khi giao tiếp với bạn bè, người thân và giáo viên.

Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện:  Trò chuyện với trẻ để rút ra đặc điểm ngôn ngữ trẻ sử dụng. Phỏng vấn phụ huynh và giáo viên của trẻ để thu thập thêm thông tin.

- Phương pháp thống kê, khảo sát, phân loại:Phương pháp này được vận dụng trong quá trình khảo sát ngữ liệu, là cơ sở để rút ra những đánh giá, nhận xét khoa học về đối tượng.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được vận dụng thư­ờng xuyên trong quá trình nghiên cứu. Phân tích sẽ làm cơ sở cho việc tổng hợp thành những vấn đề cần đạt đ­ược trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Phư­ơng pháp tổng hợp sẽ nhằm quy nạp các vấn đề đã nghiên cứu một cách tổng quát sau khi đã luận giải chi tiết.

- Phương pháp miêu tả: Miêu tả các hiện tượng thuộc đặc điểm ngôn ngữ của trẻ

- Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ và thử nghiệm các biện pháp này trong thực tiễn tại một số trường mầm non để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá

Hiệu quả KTXH

- Đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cần thiết khi xây dựng giáo án giảng dạy học phần/chuyên đề Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ học xã hội tại Khoa Văn – Xã hội Trường Đại học Khoa học, Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên.

- Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên giảng dạy bậc Mầm non.

- Đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo và giảng dạy cho giáo viên, sinh viên  ngành ngữ văn, ngành ngôn ngữ học, ngành tâm lý học…

- Kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho chủ nhiệm đề tài hoàn thành tốt luận án tiến sĩ .

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*