Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Thái Nguyên theo hướng bảo tồn và phát triển bền vững
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học sư phạm
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Văn học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Hằng Phương
Ngày bắt đầu 01/2014
Ngày kết thúc 12/2015

Tổng quan

Tính cấp thiết

1. Tính cấp thiết

          Truyền thuyết ở Thái Nguyên khá phong phú, gắn bó chặt chẽ với các lễ hội dân gian, trong đó nhiều lễ hội bắt nguồn từ nền văn hoá gốc nông nghiệp và truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta. Nó có giá trị như là nơi lưu giữ tri thức dân gian và linh hồn dân tộc. Nghiên cứu truyền  thuyết và lễ hội dân gian ở một vùng văn hoá giầu truyền thống lao động cần cù và yêu nước - từng là ATK của cuộc kháng chiến thần thánh chống ngoại xâm của dân tộc là điều cần thiết, hứa hẹn đem lại những thông tin hữu ích, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nền văn hoá dân tộc.

Các truyền thuyết và lễ hội dân gian nói chung, truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Thái Nguyên nói riêng đang có nguy cơ mai một hoặc biến dạng. Có những truyền thuyết đã theo người già về thế giới bên kia, hoặc bị lãng quên, bị chắp vá...; có những lễ hội đã bị chuyên nghiệp hoá, hoặc biến dạng. Phương thức lưu giữ truyền thuyết và cách thức tổ chức lễ hội cũng chưa phù hợp với đặc trưng, đời sống của văn học, văn hoá dân gian.

Cũng đã có một số chuỗi truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Thái Nguyên được quan tâm nghiên cứu; song mảng truyền thuyết lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số hầu như chưa được tìm hiểu một cách hệ thống. Hơn nữa, các nghiên cứu đã thực hiện lại mới chỉ chủ yếu tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội trên phương diện nội dung, nghệ thuật hoặc nghiên cứu lễ hội từ góc độ văn hoá.

Bởi vậy, nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội dân gian ở tiểu vùng văn hoá Thái Nguyên một cách hệ thống theo hướng bảo tồn và phát triển bền vững, bằng cách tiếp cận liên ngành là một động thái và việc làm cần thiết, góp phần lưu giữ vốn văn học, văn hoá quí báu của một vùng đất trung du và miền núi phía Bắc, xây dựng nền văn học, văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.

Mục tiêu

2. Mục tiêu

          - Sưu tầm, hệ thống hoá các truyền truyết và lễ hội tiêu biểu; tìm hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật truyền thuyết và khảo sát, thống kê, miêu tả các lễ hội;  bước đầu đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị truyền thuyết và lễ hội dân gian theo hướng phát triển bền vững.

          - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, biên soạn tài liệu giảng dạy, học tập, tham khảo về truyền thuyết và lễ hội dân gian Thái Nguyên- mảng văn học văn hoá có giá trị đặc biệt ở địa phương.

Nội dung

3. Nội dung chính

          - Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tế liên quan đến đề tài.

          - Sưu tầm, thống kê, phân loại, phân tích giá trị của truyền thuyết và lễ hội

          - Dịch một số tác phẩm và tên gọi các qui trình lễ hội được miêu tả bằng tiếng dân tộc thiểu số.

          - Nêu thực trạng về việc bảo lưu truyền thuyết và tổ chức lễ hội dân gian.

          - Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị truyền thuyết và lễ hội dân gian theo hướng phát triển bền vững.

Tải file Nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Thái Nguyên theo hướng bảo tồn và phát triển bền vững tại đây

PP nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu

- Điền dã văn học dân gian

- Thống kê, phân loại

- Phân tích, tổng hợp

- Nghiên cứu liên ngành

Hiệu quả KTXH

5. Kết quả và sản phẩm dự kiến

5.1. Kết quả dự kiến

          - Bảng sưu tầm, khảo sát, thống kê các chuỗi truyền thuyết của các dân tộc (dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số) trên địa bàn tỉnh.

          - Tập hợp các kết quả khảo sát, thống kê, miêu tả từ góc độ văn hóa các lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

          - Báo cáo thực trạng bảo tồn và tổ chức các lễ hội dân gian trên địa bàn tỉnh, trong điều kiện có thể, so sánh với hệ thống truyền thuyết và lễ hội ở các địa phương khác.

          - Hệ thống hoá, phân tích giá trị nội dung, thi pháp của truyền thuyết và khảo tả các qui trình, biểu tượng trong các lễ hội; tìm hiểu giá trị của truyền thuyết và ý nghĩa của các lễ hội dân gian.

          - Nhóm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các truyền thuyết và lễ hội dân gian theo hướng phát triển bền vững.

5.2.  Sản phẩm dự kiến

5.2.1. Sản phẩm khoa học

- Số bài báo khoa học cấp ĐHTN và cấp quốc gia: 02

5.2.2. Sản phẩm đào tạo

- Số lượng đề tài NCKH SV, khóa luận, luận văn Thạc sĩ: 02-03

5.2.3. Sản phẩm ứng dụng

Tài liệu (80 trang) dùng làm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở hệ Đại học và Sau đại học về truyền thuyết và lễ hội dân gian nói chung, truyền thuyết và lễ hội các dân tộc ở địa phương Thái Nguyên nói riêng.

6. Hiệu quả dự kiến

- Giáo dục, đào tạo: Hướng dẫn thành công các luận văn Thạc sĩ, khóa luận và đề tài khoa học của sinh viên theo hướng nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, nâng cao năng lực nghiên cứu của những người tham gia, đặc biệt với chủ nhiệm đề tài.

-  Kinh tế, xã hội, văn hoá: Góp phần nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy giá trị của truyền thuyết và lễ hội dân gian vùng văn hoá Thái Nguyên nói riêng, văn học, văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hoá, các cộng đồng cư dân ở những vùng có lưu truyền truyền thuyết và tổ chức lễ hội, nhằm bảo lưu và phát triển bền vững vốn văn học, văn hoá dân gian quí báu của địa phương và dân tộc.

7. Nhu cầu kinh phí dự kiến:

Tổng kinh phí: 80.000.000 (Tám mươi triệu đồng chẵn)

Trong đó: Kinh phí sự nghiệp KH&CN: 100%

Nhu cầu kinh phí từng năm:

+ Năm 2014: 50.000.000 đ              + Năm 2015: 30. 000.000 đ

- Trả công và thuê khoán hợp đồng: 52.000.000 đ (65%)

- Công tác phí: 8.000.000 đ (10%)

- Mua tài liệu, dịch tài liệu, in ấn: 4.000.000 đ (5%)

- Hội nghị, hội thảo khoa học: 8.000.000đ (10%)

- Quản lý: 8.000.000 đ (10%)                                                                       

8. Thời gian nghiên cứu dự kiến: 24 tháng (Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/ 2015)

01/2014 - 08/2014: - Điền dã, thu thập tài liệu, khảo sát, thống kê

                             - Dịch một số tác phẩm và tên gọi các qui trình lễ hội ra tiếng phổ thông

                                -  Nghiên cứu lý thuyết.

                                - Hoàn thành đề cương chi tiết

09/2014 - 12/2014: - Viết phần Mở đầuChương 1

                                - Đăng 1 bài báo

01/2015 - 06/2015 : - Viết Chương 2 + Chương 3 và phần Kết luận

07/2015 - 12/2015: - Đăng 1 bài báo

                                - Chỉnh lý, in ấn, tổ chức nghiệm thu đề tài.

                                                Ngày 28 tháng 02 năm 2013

                                                           Cá nhân đề xuất

                                                PG.TS Nguyễn Hằng Phương

ĐV sử dụng

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*