Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt được biểu hiện bằng quan hệ từ xét trên bình diện kết học, nghĩa học và dụng học |
Cơ quan chủ trì | Đại học sư phạm |
Cơ quan thực hiện | Đại học sư phạm |
Loại đề tài | Đề tài cấp đại học |
Lĩnh vực nghiên cứu | Văn học |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn T Thu Hà |
Ngày bắt đầu | 03/2012 |
Ngày kết thúc | 03/2012 |
Tổng quan
10.1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
- Ngữ pháp chức năng - một mô hình nghiên cứu ngôn ngữ trên cả ba bình diện vừa độc lập, vừa tương tác lẫn nhau: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng - ra đời trong vài thập kỉ gần đây đã đem đến một cách nhìn mới đối với ngôn ngữ.
- Mô hình lí thuyết về ba bình diện này đã được dùng để soi chiếu các hiện tượng ngôn ngữ ở mọi cấp độ nhưng đầu tiên và trước nhất là cấp độ câu. Trên thế giới, phải kể đến các công trình nghiên cứu của Dik.S.C (2005), Ngữ pháp chức năng (bản dịch của nhóm tác giả: Nguyễn Vân Phổ, Trần Thuỷ Vịnh, Nguyễn Hoàng Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong), Nxb Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh; Halliday.M.A.K (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (bản dịch của Hoàng Văn Vân), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Yule George (2003), Dụng học - Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ (bản dịch của Trúc Thanh), Nxb Đại học Quốc gia...
10.2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
- Việc nghiên cứu câu theo hướng của ngữ pháp chức năng cũng đã nhanh chóng được áp dụng trong một số công trình nghiên cứu về tiếng Việt nói chung, về câu tiếng Việt nói riêng.
- Nổi bật là một số công trình chuyên sâu về ngữ pháp chức năng như: Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng (Cao Xuân Hạo); Ngữ pháp chức năng tiếng Việt - Quyển 1 - Câu trong tiếng Việt - Cấu trúc - Nghĩa - Công dụng (Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo); Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại (Nguyễn Hữu Quỳnh); Ngữ pháp tiếng Việt, Câu (Hoàng Trọng Phiến); Ngữ pháp tiếng Việt (Diệp Quang Ban)...
- Tuy nhiên đây mới chỉ là những bước thử nghiệm ban đầu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam đối với lí thuyết còn rất mới mẻ. Qua các công trình hiện có, chúng tôi nhận thấy: Trong ba bình diện của câu nhân quả, các tác giả chủ yếu mới chỉ đề cập đến bình diện ngữ pháp qua xác định một số động từ và quan hệ từ biểu hiện mối quan hệ nhân quả và miêu tả sơ bộ cấu trúc của câu có ý nghĩa nhân quả; Các bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu nhân quả nhìn chung chưa được chú ý.
Vì thế, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung miêu tả câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt được biểu hiện bằng quan hệ từ (xét trên bình diện kết học, nghĩa học và dụng học).
10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)
* Những kết quả nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài và những người tham gia thực hiện đề tài đã đạt được theo hướng nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi đã đăng các bài nghiên cứu, tham dự các hội thảo khoa học:
1. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt bằng động từ quan hệ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên (số 02), tr 15 - 18.
2. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng quan hệ từ trong câu tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ & Đới sống (số 08), tr 1- 7.
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ, Kỷ yếu Hội nghị Ngữ học trẻ toàn quốc, tr 79 - 86.
Tính cấp thiết
- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu quan trọng nhất trong các hệ thống tín hiệu được con người sử dụng. Nếu tư duy có tính chất chung cho nhân loại thì ngôn ngữ lại mang đậm dấu ấn dân tộc. Việc tìm hiểu cách biểu hiện bằng phương tiện ngôn ngữ những nội dung tư duy nhất định có ý nghĩa không chỉ đối với việc học tập, nghiên cứu ngôn ngữ mà còn có ý nghĩa đối với việc khám phá đặc điểm tư duy của mỗi dân tộc.
- Một nội dung tư duy có thể có nhiều hình thức biểu đạt bằng ngôn ngữ. Quan hệ nhân quả là một trong những quan hệ rất phổ biến liên quan đến cơ chế tư duy của con người. Nó tồn tại ở tầng nghĩa sâu và được biểu hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ. Nghiên cứu mối quan hệ này, đặc biệt là cách biểu hiện của nó trong câu tiếng Việt trên bình diện kết học, nghĩa học và dụng học giúp ta thấy được nét đặc thù trong cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt và mối tương quan giữa mặt hình thức và mặt nội dung trong tiếng Việt nói riêng và trong ngôn ngữ nói chung.
- Việc nghiên cứu kiểu câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt được biểu hiện bằng quan hệ từ trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học chưa được các nhà Việt ngữ học thực sự quan tâm. Có thể nói, đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về kiểu câu này. Như vậy, vấn đề nghiên cứu của đề tài phù hợp với hướng nghiên cứu cơ bản do Đại học Thái Nguyên đề xuất.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng để nâng cao hiệu quả tiếp nhận và sử dụng kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ trong giao tiếp, ứng dụng vào việc dạy và học câu tiếng Việt nói riêng, ngữ pháp tiếng Việt nói chung.
Mục tiêu
Làm rõ các đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng (bình diện kết học, bình diện nghĩa học, bình diện dụng học) và một số vấn đề về cách sử dụng câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ, nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt nói chung và câu có ý nghĩa nhân quả nói riêng.
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về câu và câu có ý nghĩa nhân quả
Trong chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu vấn đề về lý thuyết câu, phân biệt câu có ý nghĩa nhân quả với các loại câu khác như câu điều kiện, nhượng bộ, mục đích, cầu khiến; các bình diện của câu và mối quanhệ giữa chúng.
Chương 2: Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ xét trên bình diện kết học và nghĩa học
Trong chương này, chúng tôi tập trung miêu tả kiểu câu nhân quả khi có kết từ biểu hiện và không có kết từ biểu hiện; nội dung sự tình được câu nhân quả biểu hiện và các ý nghĩa tình thái của câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ.
Chương 3: Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ xét trên bình diện dụng học
Trong chương này, chúng tôi đề cập đến những vấn đề sử dụng câu nhân quả để thực hiện các hành vi ngôn ngữ; câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ xét theo phương thức lập luận.
PP nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích diễn ngôn.
Hiệu quả KTXH
- Kinh tế: Góp phần nâng cao dân trí
- Khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện thêm những nghiên cứu về câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt.
- Thông tin: Cung cấp thêm những thông tin về kiểu câu có ý nghĩa nhân quả
- Đào tạo bồi dưỡng nhân lực: Hướng dẫn 01 đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn tốt nghiệp đại học theo hướng nghiên cứu của đề tài.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu của những người tham gia, đặc biệt với chủ nhiệm đề tài.
- Bổ sung 01 tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập về câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt của sinh viên Khoa Ngữ văn, Khoa Giáo dục Trung học cơ cở, Khoa Giáo dục Tiểu học.
ĐV sử dụng
Khoa Giáo dục Tiểu học
Khoa Ngữ văn
Khoa Giáo dục THCS
BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)