Tìm kiếm theo cụm từ
Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Ứng dụng lý thuyết điển mẫu để giải mã các hành động ngôn từ trung gian của người Việt.
Cơ quan chủ trì Đại học Thái Nguyên
Cơ quan thực hiện Đại học Khoa học
Loại đề tài Đề tài cấp đại học
Lĩnh vực nghiên cứu Văn học
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Thị Thanh Ngân
Ngày bắt đầu 01/2013
Ngày kết thúc 12/2014

Tổng quan

Tính cấp thiết

- Nói năng là hành động- thứ hành động đặc biệt được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ. Mỗi dân tộc có một lượng hành động ngôn từ cụ thể, được coi như tài sản ngôn ngữ riêng. Việc tổng kiểm kê các hành động ngôn từ trong tiếng Việt ở thời điểm này là việc làm cần thiết, giúp các nhà ngôn ngữ đối chiếu, giải thích được những nét tương đồng, dị biệt trong thói quen sử dụng của người Việt với các cộng đồng ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, việc làm này chắc chắn sẽ gặp khó khăn nếu không có cách nhìn thấu đáo về các hiện tượng trung gian- những hiện tượng dễ gây nhầm lẫn hoặc dễ bị loại bỏ. Do đó, đề tài hy vọng góp phần làm giàu cho lý thuyết hành động ngôn từ nói riêng, ngữ dụng học nói chung.

- Lý thuyết điển mẫu- lý thuyết về phạm trù hóa- hiện đang thu hút sự quan tâm đông đảo của giới nghiên cứu và được coi là công cụ hữu hiệu để chú giải các hiện tượng ngôn ngữ. Xuất phát từ những đặc trưng của một hiện tượng, lý thuyết này tỏ ra đắc dụng trong việc lý giải những trường hợp có ranh giới mờ nhạt, đặc biệt là các hành động ngôn từ.

- Trên thực tế, nhận diện được hành động nói năng của đối tác và tạo lập hành động ngôn từ tương ứng để hồi đáp là điều kiện quan trọng nhất để duy trì các cuộc giao tiếp.  Việc lý giải các hiện tượng trung gian trong các hành động ngôn từ tiếng Việt không chỉ giúp người học Tiếng Việt biết cách thực hiện hiệu quả hành động này trong đời sống, giúp việc giảng dạy học phần Ngữ dụng học có nguồn tư liệu chính xác và phong phú hơn, mà còn góp phần gợi mở một số hướng nghiên cứu mới cho các nhà Việt ngữ học.

Mục tiêu

Đề tài này hi vọng sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lý thuyết hành động ngôn từ, nghiên cứu thói quen sử dụng ngôn ngữ- một nét văn hóa của người Việt, từ đó tạo cơ sở để nghiên cứu các vấn đề phức tạp hơn trong lĩnh vực ngữ dụng học. Sau nữa, đề tài hướng tới mục tiêu đóng góp vào việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên khoa Văn- Xã hội, góp phần thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học giữa trường ĐH Khoa học và các đơn vị đào tạo khác.    

Nội dung

Trên cơ sở các vấn đề lý luận về hành động ngôn từ, đề tài đi sâu phân tích, miêu tả, lý giải bản chất và hình thức của các hiện tượng trung gian giữa hai nhóm hành động (như cầu khiến- tuyên bố; tái hiện- biểu cảm; biểu cảm- cam kết, cam kết- cầu khiến) và giữa nhiều nhóm hành động (như cầu khiến- tuyên bố- cam kết; biểu cảm- tái hiện- tuyên bố …) dưới ánh sáng của lý thuyết điển mẫu.

Tải file Ứng dụng lý thuyết điển mẫu để giải mã các hành động ngôn từ trung gian của người Việt. tại đây

PP nghiên cứu

- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học

- Phương pháp khảo sát xã hội học

- Các thủ pháp của ngôn ngữ học (cải biến, bổ sung, thay thế, lược bỏ...)

Hiệu quả KTXH

Kết quả đề tài có thể phục vụ công tác đào tạo của khoa Văn- Xã hội, ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên ; của Khoa Ngữ văn - ĐHSP Thái Nguyên.

ĐV sử dụng

Đại học Thái Nguyên

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia

  BÌNH LUẬN BẠN ĐỌC(0)

  GỬI BÌNH LUẬN

Họ tên*
Email
Tiêu đề(*)
Nội dung*  

Các Đề tài - Dự án khác của Nguyễn Thị Thanh Ngân